KHOẢNG CÁCH HỢP LÝ GIỮA CÁC CỘT BÊ TÔNG CỐT THÉP NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ?
Cột là kết cấu chính trong kết cấu chịu lực của công trình. Cột chịu tất cả các lực trong nhà vì thế nên cần tính toán khoảng cách giữa các cột sao cho hợp lý.
Khoảng cách giữa các cột nhà
Tùy theo các cấp công trình xây dựng lớn, nhỏ mà có khoảng cách giữa các cột nhà khác nhau:
• Đối với công trình công cộng như trường học, văn phòng, chung cư, trung tâm thương mại,…yêu cầu khoảng cách cột nhà từ 8m-25m. Dựa vào không gian của công trình phải lớn hơn nên cần khoảng cách giữa các cột cũng phải xa hơn. Để mang lại cảm giác thoải mái, rộng lớn cho người sử dụng.
• Với các dạng nhà phố hay biệt thự thì khoảng cách giữa các cột nhà rơi vào khoảng 4m-8m được xác định theo phương ngang của ngôi nhà. Phương dọc được bố trí xa hơn so với phương ngang tùy thuộc vào vị trí các phòng hay các chức năng khác nhau. Nhà phố và biệt thự thường chỉ có 2 cột theo phương ngang, nên khoảng khoảng cách càng lớn thì thông thủy càng thấp làm không gian sống bị hẹp.
Khoảng cách giữa các cột bao nhiêu?
Có một số quan niệm nhà có bề ngang lớn hơn 7m phải bố trí 3 cột theo phương ngang nhà, ngôi nhà sẽ mất thẩm mỹ. Càng ít cột thì xà ngang càng lớn, tuy nhiên khoảng cách tối đa của 2 cột được xác định là 14.7m. Dầm bê tông cao 700mm và 21m. Đối với dầm cao 600mm không áp dụng cho nhà phố biệt thự.
Nhà càng cao thì bố trí cột xa hơn đê có không gian thoải mái. Nhà hình hộp rộng từ 3-5m thì làm 2 cột theo phương ngang. Để đảm bảo tính thẩm mỹ thì kích thước xà ngang đỡ cao 300mm.
Những ảnh hưởng khi kích thước giữa các cột nhà quá xa
Cột càng ít làm móng càng ít, thi công càng nhanh thì càng tiết kiệm. Tuy nhiên kích thước giữa các cột nhà quá xa sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng:
• Hạn chế chiều cao sử dụng của ngôi nhà: khoảng cách 2 cột nhà càng xa thì đà ngang đỡ sàn nối 2 cột với nhau càng lớn theo. Chiều ngang của đà được tính theo công thức: hd= Lc / (12-16). Trong đó hd là chiều cao dầm, Lc là khoảng cách 2 cột
• Ảnh hưởng đến móng có thi công: cột nhà lớn thì tải trọng sẽ tập trung hết vào 2 cột, nhiều diện tích sẽ không làm móng được vì diện tích nhà không đủ lớn.
• Làm mất thẩm mỹ khi cột quá lớn: khoảng cách cột lớn làm đà ngang lớn theo khiến bản thân cột phải có kích thước lớn hơn để đỡ xà ngang và sàn nên khiến cho ngôi nhà không còn đẹp.
• Đòi hỏi chuyên môn kết cấu kỹ sư: với nhà nhịp lớn thì cần người thiết kế đã từng tham gia nhiều công trình. Độ phức tạp đòi hỏi nhiều yếu tố hơn so với khoảng cách cột thông thường.
Nói tóm lại khoảng cách giữa các cột có thể lên đến 25 – 30m. Nhưng để có khoảng cách phù hợp đảm bảo độ an toàn và thẩm mĩ cho căn nhà cần phải cập nhập những yếu tố ảnh hưởng. Theo kinh ngiệm thực tiễn nên thiết kế khoảng cách giữa các cột < 6m.
CÁC BÀI VIẾT KHÁC LIÊN QUAN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Quy định về biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục và giai đoạn công trình theo quy định mới
Hình thức và cách viết nhật ký thi công xây dựng mới nhất
Phiếu yêu cầu nghiệm thu xây dựng, các biểu mẫu thông dụng và một số vấn đề cần quan tâm khi lập
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng và các vấn đề cần quan tâm trong công tác nghiệm thu
Có cần làm phiếu yêu cầu nghiệm thu và biên bản nội bộ không? Chi tiết nội dung
Phần mềm liên quan
Tải phần mềm nghiệm thu, hoàn công, quyết toán đơn giản và miễn phí