Thí nghiệm đối chứng kiểm định xây dựng thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
- Cốt pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ cốt pha, đà giáo, cần tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va trạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông.
- Các bộ phận cốt pha đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn (như cốt pha thành bên của dầm, cột, tường) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ 50 daN/cm2(2-7 ngày).
- Đối với cốt pha đà giáo chịu lực của các kết cấu (đáy dầm, sàn, cột chống), nếu không có các chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt các giá trị cường độ ghi trong bảng dưới.
- Các kêt cấu ô văng, công -xôn, sêno chỉ được tháo cột chống và cốt pha đáy khi cường độ bê tông đạt đủ mác thiết kế và đã có đối trọng chống lật.
- Khi tháo dỡ cốt pha đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng nên thực hiện như :
+ Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông;
+ Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốt pha của tấm sàn phía dưới nữa và giữ lại các cột chống "an toàn" cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.
- Đối với các công trình xây dựng trong khu vực có động đất và đối với các công trình đặc biệt, trị số cường độ bê tông cần đạt để tháo dỡ cốt pha chịu lực do thiết kế quy định.
- Việc chất tải từng phần lên kết cấu sau khi tháo dỡ cốt pha đà giáo cần được tính toán theo cường độ bê tông đã đạt loại kết cấu và các đặc trưng về tải trọng để tránh các vết nứt và các hư hỏng khác đối với kết cấu.
- Việc chất toàn bộ tải trọng lên các kết cấu đã tháo dỡ cốt pha đà giáo chỉ được thực hiện khi bê tông đã đạt cường độ thiết kế.
Loại kết cấu |
Cường độ bê tông tối thiểu để tháo dỡ cốt pha( theo % đạt tối đa cường độ) |
Thời gian bê tông đạt cường độ để tháo cốt pha |
- Bản dầm vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m |
50% |
7 Ngày |
- Bản dầm vòm có khẩu độ từ 2-8m |
70% |
10 Ngày |
- Bản dầm vòm có khẩu độ lớn hơn 8m |
90% |
23 Ngày |
- Tháo dỡ cốt pha Móng: Bê tông móng là cấu kiện được đặt trực tiếp lên lớp nền cứng, bê tông móng chỉ chịu lực bản thân và lực xô ngang của thành, nên chỉ cần bê tông đạt độ linh kết nhất định sau 1-2 ngày là có thể tháo cốt pha.
- Tháo dỡ cốt pha cột: Về cơ bản thì cốt pha cột cũng như cốt pha móng nên cốt pha cột cũng được tháo dỡ sau 1-2 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
- Tháo dỡ cốt pha dầm sàn: Cốt pha dầm sàn được tháo dỡ sau 7-10 ngày, và tháo dỡ điểm các cột chống, không nên tháo dỡ toàn bộ, vì trên sàn ngoài chịu tải trọng bản thân, nó còn chịu tải trọng thao tác thi công.
- Tháo dỡ cốt pha thang bộ: Thang bộ là cấu kiện chịu lực thao tác thi công thường xuyên khi chưa đủ cường độ, nên cốt pha thang bộ phải đạt cường độ 100%(28 ngày) mới nên tháo dỡ.
Có thể bạn quan tâm:
►Tải phần mềm viết nhật ký tự động miễn phí vĩnh viễn
► Hướng dẫn cách lập hồ sơ nghiệm thu, hoàn công, thanh quyết toán
Bài viết liên quan
3 phần mềm tối ưu nhất để làm hồ sơ nghiệm thu và quản lý thi công cũng như quản lý dự án
Mọi Doanh nghiệp đều phải áp dụng công nghệ 4.0 để tối ưu hóa cho doanh nghiệp mình
Chi tiết điều chỉnh hệ số 0,9 của Thông tư 02/2020/TT-BXD cho TT09 và NĐ68 hạng mục chung và nhà tạm
2 trường hợp phải điều chỉnh chi phí chung và nhà tạm về 0,9 được Phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 tổng hợp như sau
Lợi nhuận doanh nghiệp xây dựng là bao nhiêu? vì sao phải tăng cường công cụ hỗ trợ
Chia sẻ về vấn đề lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng nằm ở đâu?