Hồ sơ nghiệm thu giai đoạn và hạng mục công trình
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Việc nghiệm thu công việc xây dựng phải dựa trên những căn cứ được quy định tại Điều 27 Nghị định 46/2015/NĐ-CP như sau:
1. Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người giám sát thi công xây dựng công trình và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản cho một hoặc nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công.
2. Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.
3. Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và xác nhận bằng biên bản, tối đa không quá 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.
Công tác nghiệm thu công việc xây dựng (công tác đất, cốp pha, cốt thép, bê tông, khối xây, cấu kiện, bộ phận kết cấu công trình, lắp đặt thiết bị và chạy thử không tải); tùy tình hình thực tế mà tổ chức thực hiện theo quy định.
– Kiểm tra hiện trạng đối tượng nghiệm thu.
– Kiểm tra hệ thống chống đỡ tạm, giàn giáo và các giải pháp bảo đảm an toàn.
– Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, kết cấu, bộ phận công trình, máy móc thiết bị, trong đó công việc kiểm tra là bắt buộc đối với:
+ Kết quả thử nghiệm chất lượng về biện pháp gia cố nền, sức chịu tải của cọc móng
+ Kết quả thí nghiệm đất (đá) đắp.
+ Kết quả thí nghiệm bê tông, cốt thép, kết cấu thép.
+ Kết quả thí nghiệm liên kết hàn, bu lông cường độ cao của kết cấu thép.
+ Kết quả kiểm tra ứng suất, biến dạng của cốt thép ứng suất trước.
+ Kết quả thử nghiệm kết cấu (nếu có): vì kèo thép, kết cấu chịu lực…
+ Kết quả kiểm tra khối lượng của kết cấu, bộ phận hoặc công trình.
– Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với thiết kế được duyệt, quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất.
– Đánh giá kết quả công việc, đánh giá chất lượng đối với từng công việc xây dựng; lập bản vẽ hoàn công công việc. Cho phép chuyển công việc tiếp theo khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu.
Từ các cơ sở nêu trên, lập biên bản nghiệm thu (kèm theo bản vẽ hoàn công).
– Khi lấy mẫu thí nghiệm phải lập biên bản lấy mẫu có đại diện của A (giám sát), B cùng ký. Biên bản lấy mẫu phải ghi rõ quy cách mẫu, số lượng mẫu, ký hiệu mẫu, thời gian lấy mẫu và cấu kiện lấy mẫu.
– Số lượng mẫu thí nghiệm được lấy phải tuân theo tiêu chuẩn xây dựng đã được quy định. Nếu lấy ít hơn sẽ không đủ căn cứ kết luận chất lượng cấu kiện, ngược lại lấy quá nhiều sẽ gây lãng phí.
– Với các mẫu đưa đi thí nghiệm, phải có biên bản bàn giao mẫu giữa bên A, bên B và đại diện tổ chức thí nghiệm. Bản kết quả thí nghiệm mẫu phải được tiến hành ở những phòng thí nghiệm với các thiết bị thí nghiệm đã được công nhận hợp chuẩn (LAS…). Hồ sơ thí nghiệm phải được lưu trữ theo quy định hiện hành.
– Nghiệm thu công việc xây dựng phải tiến hành cho từng công tác, từng cấu kiện bộ phận, biên bản nghiệm thu phải ghi rõ tên công tác, cấu kiện được nghiệm thu và phải ghi đầy đủ các mục đã qui định theo mẫu.
Nội dung trong biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành như sau:
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung:
a) Tên công việc được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác, nếu có);
đ) Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
e) Phụ lục kèm theo (nếu có).
Trên đây là các lưu ý khi tiến hành nghiệm thu công việc xây dựng, và các nội dung trong biên bản nghiệm thu được pháp luật quy định mà Nghiệm thu xây dựng 360 muốn giới thiệu tới các bạn rong bài viết này. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về biên bản nghiệm thu công việc xây dựng bạn có thể tham khảo thêm tại “Hướng dẫn tạo và xuất biên bản nghiệm thu xây dựng”
Bài viết liên quan