Trong văn bản này cước vận chuyển đất đào và đá khai thác được thay đổi cách tính từ 7km trong ĐM1776 xuống 5km trong TT10/2019/BXD này và loại vật liệu kết cấu như đá 1x2, cát, xi ... trước đây theo ĐM588/2014 thì bị hạn chế 20km giờ được thay đổi cách tính để phù hợp với loại phương tiện và cự ly nâng lên 60km
Khi nào thì sử dụng cước vận chuyển theo mã AB trong thông tư 10/2019? Các bạn tham khảo nội dung sau để nghiên cứu thêm nhé
Được thực hiện với hầu hết các vật liệu thực hiện công tác đường giao thông như vận chuyển đất, đá… NGUYÊN THỔ ĐÀO SANG ĐẮP (trước đây cự ly này là 7km, loại mà chỉ phân biệt được loại đất đá, không phân biệt cấp đường, loại đường) và được thực hiện theo dây truyền phù hợp công nghệ (thông qua việc thiết kế và tính toán biện pháp tổ chức thi công).
Theo cách tính mới này thì khi cự ly vận chuyển >300m và <1000m thì đuợc lấy theo mã công tác theo cự ly 300m, 500m, 700m và 1000m (các số chẵn được làm tròn lên).
Với cự ly lớn hơn 1000m và nhỏ hơn 5km thì được tính thành 2 lần. Lần 1 là cự ly =<1000m và lần 2 là mã hiệu cự ly nhỏ hơn hoặc bằng 5km trừ đi 1km đã tính.
Với trường hợp tổng cự ly lớn hơn 5km thì được tính là 1000m đầu tiên, tiếp theo là 4km (hệ số 4 được áp vào định mức của loại =<5km) cuối cùng là áp dụng định mức ngoài phạm vi 5km với hệ số nhân thêm là tổng chiều dài vận chuyển trừ đi cự ly đã tính (1km+4km=5km) và được thể hiện như chi tiết ở dưới.
=> Với loại cước vận chuyển này thì người dùng cần biết về cấp vật liệu (cường độ đất, đá...) và không phân biệt được cấp đường loại đường thì mới sử dụng loại mã AB này
Chú ý: Công thức trên được trích tại trang 18 của TT10/2019 và có thể là công thức bị nhầm lẫn gì đó về ký hiệu
Ví dụ tính cước vận chuyển thực tế:
Khối lượng thực hiện được tính theo đúng kích thước hình học đo được tại nơi đào. Tức nếu đào cái hố rộng 1m, dài 1m, cao 1m thì bằng 1x1x1=1m3 vận chuyển
Khi nào thì sử dụng cước vận chuyển theo mã AM trong thông tư 10/2019? Các bạn tham khảo nội dung sau để nghiên cứu thêm để hiểu về bản chất của nó
Được thực hiện hầu hết với các vật liệu xây dựng kết cấu, vật liệu rời như đá 1x2, xi măng, sắt thép … (Trước đây là ĐM588 và chỉ tính trên phương tiện vận chuyển, không bao gồm bốc lên và đưa xuống, được ĐO TRÊN PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, đường chuẩn loại 3, phân biệt được loại đường, cấp đường)
Ví dụ: Ô tô 7 tấn, cự ly 25km, qua 3 loại cung đường loại 1=7km, loại 3=12km và loại 4=6km
Ta có=(định mức ô tô 7 tấn)*7km*0,57+(ĐM ô tô 7 tấn)*12km*1+(ĐM ô tô 7 tấn)*1,35*6km
=> Khác với loại cước ở trên, cước này đòi hỏi phải có loại đường mới tính được
Thực tế với loại cước vận chuyển này bạn cần phải tỉnh được giá ca máy để áp dụng được vào file tính toán. Với ca máy thì có thể có địa phương sử dụng phương pháp tính, có thể có địa phương sử dụng phương pháp tính mới. Tuy nhiên theo cách tính mới thì có thể giá ca máy sẻ được thay đổi hàng quý, hàng hàng năm và người dùng có thể nhập trực tiếp vào giá ca máy.
= = > Như vậy phải sử dụng mã AM khi xác định được tuyến đường, loại đường mà không được sử dụng mã BA
Thực tế cách tính cước vận chuyển theo thông tư 10/2019 tính toán được thể hiện như sau
Trước đây vận chuyển đất đổ thải chúng ta chỉ sử dụng mã AB, nay có thêm mã AM nữa nên có nhiều vấn đề trong việc lập, thẩm tra, thẩm định đơn giá nên tôi chia sẻ thêm như sau
- Phải xác định được cung đường, loại đường thì mới bắt đầu tính tiếp
Ví dụ về vận chuyển đổ thải mã AM: Nếu khối lượng đào thực tế rộng 7m, dài 100m chiều dày 0,3m thì khối lượng vận chuyển là = 7*100*0,3 * 1,2 (hệ số đất hữu cơ)= 252 m3 vận chuyển
Vì sao phải quy đổi hệ số trong bảng cước vận chuyển, cách quy đổi hệ số vận chuyển trong thông tư 10/2019 như thế nào?
Cách quy đổi hệ số cước vận chuyển và cước bốc lên, bốc xuống theo Thông tư 10/2019
Đối với vật liệu "có đơn vị" không cùng đơn vị "cước vận chuyển" thì quy đổi 2 lần
- Lần 1 là quy đổi lại khối lượng sang cùng đơn vị vận chuyển
- Lần 2 là quy đổi về cùng giá cước vận chuyển Ví dụ1: Hệ số tại cột "Quy đổi trên dự toán F1" loại vật liệu là thép có đơn vị =0,001 tấn, cước 10 tấn thì không cần quy đổi mà nhân trực tiếp 0,001*10=10.000 lần (hệ số quy đổi) Ví dụ 2: Gỗ có đơn vị là m3 còn cước vận chuyển là 10 tấn thì quy đổi 2 lần. Lần đầu tiên là 1 tấn =1/0,67=1,492 m3, đổi hệ số lần 2 để đồng nhất cước vận chuyển là 1,492*10 tấn=14.92 (hệ số quy đổi) Ví dụ 3: Đối với vật liệu bốc xếp cho thép có định mức theo TT10 là 0,34 tấn thì số nhập cho cước là 0,34*10=3,4 (hao phí nhân công bốc xếp cho 10 tấn) Ví dụ 4: Đối với vật liệu gỗ đơn vị m3 tương tự ở trên hệ số 2 lần từ m3 sang tấn và vận chuyển 10 tấn =1/0,67*10*0,14=2,089 (hao phí nhân công bốc xếp cho 10 tấn)
Các hệ số định mức vận chuyển theo Thông tư 10/2019/BXD
Cách xác định hệ số bốc lên, bốc xuống theo TT10/2019/BXD, quy đổi theo hướng dẫn trên nếu không phù hợp
Gồm các loại vật liệu có thể bốc, xếp được gạch xay, gạch ốp lát, ngói, xi, gỗ, the, cây, thép.
Bốc xếp vật liệu rời và cấu kiện lê, xuống theo định mức Thông tư 10/2019/BXD
Cước vận chuyển bộ theo TT10/2019 có nhiều điểm khác và phù hợp hơn với thực tế so với cước 588/2014 trước đây (áp dụng cự ly <300m)
Cước bộ theo Thông tư 10/2019 thì có hệ số dốc, loại đường mà cước 588 trước đây không có chỉ có điều hao phí cho 10m tiếp theo khá thấp so với cước vận chuyển trước đây
Hướng dẫn chi tiết cách tính cước vận chuyển bộ theo TT10.2019
Trường hợp phải vận chuyển bộ (chỉ áp dụng khi phương tiện cơ giới không vào được)