QUY ĐỊNH VỀ HỢP CHUẨN, HỢP QUY CO-CQ THEO QCVN 16:2017/BXD
GIấy hợp chuẩn và hợp quy là quy định bắt buộc trong hồ sơ thanh toán
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Có rất nhiều tình huống mà người làm hồ sơ có thể sai sót dẫn đến lãnh đạo phải vất vả liên hệ khắp nơi để nhờ vả, xin xỏ hoặc Doanh nghiệp phải bỏ tiền để ABC … ở chuyên đề này tôi đưa ra vài nội dung ví dụ (Phần 1)
Việc này dẫn đến sự không đồng bộ giữa công tác hồ sơ nghiệm thu và đầu việc hồ sơ đấu thầu và hợp đồng. Khi thanh tra kiểm toán vào có thể họ sẻ hạch họe việc chưa nghiệm thu đầu việc trong hợp đồng đã thanh toán
Ví dụ trong hồ sơ đấu thầu, thanh toán là: Thi công bê tông đá 1x2 mác 250, cột, bằng thủ công (khối lượng tổng 300m3, chia thành nhiều tầng)
Ở giai đoạn thi công đầu tiên chỉ thi công và thanh tóan tầng 1 thì đúng ra bạn cần ghi thêm vào trong biên bản đầy đủ là “Thi công bê tông đá 1x2 mác 250, cột, bằng thủ công, tầng 1 (lần 1)” nhưng bạn không ghi tầng 1(lần 1).
Sang giai đoạn 2 hoặc khi xong bạn mới hoàn hồ sơ thì khi xem lại hồ sơ bạn thấy bê tông cột đã nghiệm thu rồi, nên bạn không thêm biên bản và các pháp lý khác cho nó nữa vậy là hồ sơ nó cứ rối tung rối mù lên, càng làm càng soát càng thấy rối. Nhất là mai phải nộp hồ sơ mà tối nay đang còn ngồi kiểm tra hồ sơ thì việc sai, thiếu là bình thường
Nếu 1 công tác mà chỉ nghiệm thu 1 lần sẻ không sao nhưng nếu nghiệm thu nhiều lần thì có thể nghiệm thu thiếu biên bản, thiếu lớp nghiệm thu.
Ví dụ đúng ra đất đắp cao 1 mét thì phải chia thành 5 lớp để nghiệm theo lớp nhưng nếu không đánh số lớp vào thì sẻ dẫn đến việc có thể mới nghiệm thu được 4 lớp hoặc nghiệm thu lên đến 6 lớp sẻ thừa và sai số liệu …
Trong quá trình thi công có rất nhiều công tác cần phải có kết quả thí nghiệm thì mới được nghiệm thu nhưng không phải khi nào hay ai cũng đủ khả năng để biết được tất cả các công tác như thế nên thường xuyên sai và thiếu
Trong quy định của Nghị định 46 và Thông tư 26 thì các công tác chỉ được nghiệm thu cùng 1 thời điểm và cùng 1 hạng mục nhưng người làm đang vội nên cứ làm bừa đi cho có và kết quả là quanh năm chỉ ăn và sửa hồ sơ
Khi thực hiện với 1 vài công công tác thì bạn hoàn tòan có thể chủ động ngồi tra được tiêu chuẩn nghiệm thu phù hợp với công tác đó nhưng khi có vài công trình và đầu việc thay đổi liên tục thì người làm hồ sơ thường copy đại đi cho xong khi thấy nó na ná như nhau nhưng thực ra nó hoàn toàn khác nhau về quy định và tiêu chuẩn
Ví dụ: Cùng là công tác bê tông đá 1x2 nhưng nếu thực hiện mặt đường nó khác, bê tông cọc nó khác và bê tông cột nó khác …
Trong quá trình nhập ngày, tháng thì với cả và trang giấy như vậy quá nhiều đầu việc và do định dạng ngày tháng trên excel có thể từ máy này sang máy khác nó có thể khác nhau rồi, nếu bạn không đưa ra được phương án xử lý nó thì việc sai xót, nhầm lẫn là bình thường
Ví dụ: Bình thường bạn phải nghiệm thu ván khuôn cốt thép xong mới được thi công bê tông nhưng không phải bao giờ bạn cũng chủ động để xem được việc đó
Hiện tại thì bộ phận hồ sơ nghiệm thu và bộ phận hồ sơ thanh toán đang tách ra nên khi làm thì ông hiện trường cứ làm biên bản nghiệm thu, ông thanh toán cứ làm khối lượng thanh toán, nhiều cái ở hiện trường giám sát chưa đồng ý nghiệm thu (trước đó đã đồng ý nên khối lượng đã lên trước) cái đó nhưng hồ sơ thanh toán vẫn thể hiện dẫn đến việc loạn hồ sơ nhất là sang giai đoạn tiếp theo thì biên bản trở nên rối bời
Việc sai số lũy kế là cái rất khó chịu trong hồ sơ thanh toán. Lý do thì rất nhiều nhưng chủ yếu do việc làm tròn giữa các kỳ khác nhau và việc copy dán không theo cùng nguyên tắc. Khi lên kho bạc sẻ thấy khó chịu vì sai 1 đến 2 đồng thì hồ sơ lại được trả về ký lại
Việc sai còn có thể trầm trọng hơn khi mà công tác đó đã được nghiệm thu, khối lượng đã lên giá trị thanh toán, bất ngờ trước khi in giám sát nói đầu việc này chưa cho thanh toán đợt này vậy là đang vội ẩn đi cho nhanh mà không để ý thế là tèo cả nút luôn
Nếu 1 ngày mà chỉ thi công 1 công tác thì không sao nhưng nếu 1 ngày có nhiều công tác thi công từ móng đến mái và vài cái công tác phụ nữa thì việc thiếu là bình thường. Nhất là công tác lấy mẫu thí nghiệm và nghiệm thu vật liệu thường xót trong nhật ký, khi có 2 hạng mục thi công cùng lúc thì không còn gì để nói nữa, nhiều khi Biên bản thì hôm nay nghiệm thu công tác đào đất nhưng trong nhật ký vẫn ghi đang thi công và ngược lại … lỗi đó là bị bắt nhiều nhất và bị quy cho nhiều tội nhất mà lại cũng bị sai nhiều nhất.
Nhật ký thi công theo quy định thì phải ghi đúng và đủ chính xác hôm đó thi công cái gì, nghiệm thu cái gì, thời tiết như thế nào, nhân công bao nhiêu, máy móc gồm những loại nào nhưng trên thực tế thì hầu hết 90% người viết nhật ký đều viết sai về số lượng nhân công và máy thi công so với khối lượng nghiệm thu
Ví dụ: Đúng ra thi công đào hố móng bằng máy đào và thi công bê tông đá 1x2 thì phải có máy trộn, máy đào nhưng người ghi nhiều khi ghi mỗi nhân công mà quên mất máy hoặc thi công cả 100m3 bê tông/1 ngày nhưng lại chỉ có 7 ông công nhân … đó là chưa nói chủ yếu người viết nhật ký là phụ việc và chưa có kinh nghiệm cho việc xử lý số liệu
Còn nhiều vấn đề sâu hơn, và cần thiết hơn tác giả sẻ viết trong phần 2
Tất nhiên tất cả các sai sót, nhầm lẩn của người làm hồ sơ ở trên thì Doanh nghiệp đều phải trả giá bằng tiền, và tất nhiên không phải là ít tiền mà là rất nhiều tiền. Đặc biệt nếu như nghiệm thu sai đầu việc hoặc thiếu biên bản thì đều được coi là chưa thi công và chưa nghiệm thu mà đã thanh toán, việc này được coi là rất nghiêm trọng
Nếu như bạn muốn có 1 phần mềm, 1 công cụ khép hồ sơ tốt nhất, đơn giản nhất và đảm bảo không phải nợ hồ sơ nghiệm thu KCS thì có thể liên hệ ngay với chúng tôi. Vì công cụ của chúng tôi với giá rất hạt rẻ chỉ 3 triệu (đã giảm) khóa cứng (giá gốc 6 triệu) sử dụng được nhiều máy và cập nhật trọn đời.
Tác giả: Dương Thắng (có trên 15 năm kinh nghiệm kiểm tra hồ sơ)
Liên hệ tư vấn và mua phần mềm
Mr Thắng : Zalo 090 336 7479 – 096 636 0702
Bài viết liên quan
QUY ĐỊNH VỀ HỢP CHUẨN, HỢP QUY CO-CQ THEO QCVN 16:2017/BXD
GIấy hợp chuẩn và hợp quy là quy định bắt buộc trong hồ sơ thanh toán
Quy trình kiểm tra, nghiệm thu cốt pha, cốt thép móng trước khi đổ bê tông
Kiểm tra, nghiệm thu cốt pha móng
Kiểm tra lại kích thước hình học cần thiết của móng đúng với yêu cầu thiết kế.
Kiểm tra, nghiệm thu cốt thép móng
Cốt thép thi công phải đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại đã thoả thuận trong hợp đồng xây dựng.
Những điều bạn cần biết khi làm hồ sơ nghiệm thu vật liệu đầu vào.
Nghiệm thu vật liệu đầu vào là một trong những khâu cơ bản và quan trọng trong quá trình xây dựng. Vậy việc nghiệm thu được quy định ra sao? Hồ sơ như thế nào? Bài viết dưới đây của nghiệm thu xây dựng sẽ giúp bạn đọc có những cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn về vấn đề này.
Một số lưu ý khi lập hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo quy định hiện hành
Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 20 Nghị định 37/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết về hợp đồng xây
Hướng dẫn trình tự làm hồ sơ thanh toán theo mẫu 8b Nghị định 11/2020/NĐ-CP có ví dụ minh họa
Phần mềm nghiệm thu, hoàn công, quyết toán 360 giới thiệu đến bạn cách làm bộ hồ sơ hoàn chỉnh theo mẫu 8b quy định mới nhất của NĐ11/2020/NĐ-CP
Văn bản nào quy định bản vẽ hoàn công không cần phải đóng dấu pháp lý (dấu tròn)?
Phần mềm nghiệm thu, hoàn công 360, giúp người dùng sử dụng làm hồ sơ, xuất biên bản nghiệm thu, nhật ký, tiến độ, thanh toán theo NĐ11/2020/NĐ-CP để quyết toán nhanh mẫu 8a và 8b.
Quy định về lập và đóng dấu bản vẽ hoàn công
Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công. Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.
Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình
Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình được quy định tại phụ lục III (kèm theo thông tư số 26/2016/tt-bxd quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng ngày 26 tháng 10 năm 2016 của bộ xây dựng)
Quy trình giám sát thi công xây dựng công trình, 8 bước trong quy trình giám sát thi công
Một quy trình giám sát thi công xây dựng chuẩn và hợp lý sẽ đảm bảo công trình thi công đảm bảo hiệu quả hơn, giám sát toàn bộ hoạt động của nhà thầu giúp công trình đảm bảo an toàn, đạt chất lượng và đúng tiến độ thời gian thực hiện hợp đồng của thầu xây dựng.
PHẦN MỀM VIẾT NHẬT KÝ THI CÔNG TỰ ĐỘNG MIỄN PHÍ
Chức năng xuất nhật ký tự động miễn phí với Full hạng mục, công tác. Hi vọng được chia sẻ với anh em trong ngành xây dựng Việt Nam
Nội dung nào cần thực hiện trong báo cáo công tác giám sát thi công xây dựng công trình ?
Nội dung của báo cáo công tác giám sát thi công xây dựng công trình được quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
Nhật ký có cho đánh máy không hay là bắt buộc phải viết tay?
Phần mềm Quản lý chất lượng 360 tổng hợp thắc mắc về nội dung viết nhật ký theo quy định hiện hành
Hướng dẫn làm hồ sơ thanh quyết toán công trình theo quy định mới
Cách làm hồ sơ thanh quyết toán công trình là một trong những kỹ năng mà người làm việc trong lĩnh vực này cần phải nắm được và làm một cách thông thạo.
Trách nhiệm của chủ đầu tư về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Trách nhiệm của chủ đầu tư về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng được quy định tại Điều 2 Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
Một số lưu ý trong quá trình nghiệm thu công trình.
Quy trình nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Đây được hiểu là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng.