Giám Sát Công Trình là gì? và những điều các kỹ sư giám sát công trình cần biết
Nhiệm vụ của giám sát công trình là theo dõi, giám sát quá trình thi công công trình.
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
HÌNH THỨC III – “Quyết định chủ trương đầu tư”
(Là một dạng chỉ định thầu khi chỉ có 1 nhà đầu tư đủ điều kiện (theo quy định tại NĐ 25/2020/NĐ-CP) nhưng đối tượng áp dụng khác với chỉ định thầu tại điểm b khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu)
- Quyết định chủ trương đầu tư theo Nghị định 25/2020/NĐ-CP, Điều 13/2/b: Trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án.
- Quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 30, Điều 31 và 32 của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13.
Luật Đầu tư, Điều 32. Quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh:
1. Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo pháp luật về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật Đầu tư năm 2014, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:
a) Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
b) Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
2. Dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này (Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau: a) Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác) thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt không phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.
(Bình luận: có thể hiểu Điều 32 của Luật Đầu tư như sau
- Trường hợp nhà đầu tư đã có quyền sử dụng đất hợp pháp (đã được cơ quan có thẩm quyền giao đất/cho thuê đất, cấp GCNQSD đất hoặc đất tổ chức đang sử dụng hợp pháp theo quy định của Luật Đất đai) nhưng có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất (thuộc trường hợp quy định tại Điều 57, Luật Đất đai) thì phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và các thủ tục tiếp theo theo quy định của pháp luật và Quy định cụ thể của từng địa phương;
- Trường hợp nhà đầu tư đã có quyền sử dụng đất hợp pháp (đã được cơ quan có thẩm quyền cho giao đất/cho thuê đất, cấp GCNQSD đất hoặc đất tổ chức đang sử dụng hợp pháp theo quy định của Luật Đất đai) và có nhu cầu đầu tư mới hoặc bổ sung, thay đổi công năng sử dụng của công trình, nhưng không làm thay đổi mục đích sử dụng đất (không thuộc trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất quy định tại Điều 57, Luật Đất đai), Nhà đầu tư tiến hành lập và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng và thực hiện các thủ tục về xây dựng mà không phải thực hiện thủ tục về chủ trương đầu tư và các thủ tục về đất đai.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư: (Xem Tham chiếu III.01)
Quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở: (Xem Tham chiếu III.05)
Các bước thực hiện: (chữ thẳng thuộc thủ tục hành chính, chữ nghiêng là do CĐT tự thực hiện)
1. Chấp thuận chủ trương đầu tư (Quyết định chủ trương đầu tư (bao gồm giới thiệu địa điểm xây dựng)/ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi có DN nước ngoài tham gia) (Xem tham chiếu III.01)
2. Lập, thẩm định và phê duyệt QH chi tiết/ QH Tổng mặt bằng (Xem tham chiếu III.02)
3. Lập dự án ĐTXD theo một trong ba hình thức dưới đây: (a) Báo cáo đầu tư xây dựng công trình nếu là công trình có quy mô lớn, đặc biệt (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gồm phương án thiết kế sơ bộ); (b) Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi gồm thiết kế cơ sở); (c) Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình (đối với công trình tôn giáo; công trình có tổng mức đầu tư < 15 tỉ không bao gồm tiền sử dụng đất).
4. Thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM (nếu có) (xem Tham chiếu III.03)
5. Thẩm định dự án và thiết kế cơ sở đối với dự án đầu tư trong đô thị (xem Tham chiếu III.04)
6. Thông tin/ thỏa thuận về cấp nước, thoát nước, cấp điện
7. Thẩm duyệt thiết kế PCCC
8. Chấp thuận đầu tư dự án phát triển nhà ở/ thẩm định, quyết định cho phép đầu tư dự án khu đô thị mới (xem Tham chiếu III.05)
9. Thông báo thu hồi đất
10. Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. (xem Tham chiếu III.06)
11. Điều tra số liệu, lập, phê duyệt, công khai phương án đền bù giải phóng mặt bằng, chi trả tiền đền bù, nhận mặt bằng.
12. Thuê đơn vị lập hồ sơ định giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
13. Thẩm định hồ sơ định giá, xác định đơn giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
14. Phê duyệt đơn giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
15. Ký hợp đồng thuê đất/ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước
16. Nhận bàn giao đất trên bản đồ và thực địa
17. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
18. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); thỏa thuận san lấp kênh rạch, sông ngòi (nếu dự án có san lấp kênh rạch, sông ngòi)
19. Khảo sát xây dựng (phục vụ thiết kế)
20. Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công (xem Tham chiếu III.07)
21. Thẩm tra thiết kế (nếu được yêu cầu hoặc do CĐT thấy cần thiết)
22. Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (đối với CT chung cư từ cấp III, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng; CTCC từ cấp III; CTHT từ cấp III (vốn NSNN), từ cấp II (vốn khác), xử lý chất thải độc hại…). (Được phép thực hiện song song, đồng thời với các thủ tục hành chính về đất đai)
23. Cấp Giấy phép xây dựng (xem Tham chiếu III.08)
24. Chuẩn bị thi công xây dựng (xem Tham chiếu III.09)
25. Thông báo khởi công xây dựng
26. Thi công xây dựng (xem Tham chiếu III.09)
27. Nghiệm thu và bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử
28. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (đánh giá kết thúc và đánh giá tác động) (xem Tham chiếu III.10)
29. Quyết toán, thanh lý các hợp đồng xây dựng (xem Tham chiếu III.11)
30. Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
31. Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng
32. Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án
33. Cấp giấy phép hoạt động/ Mở ngành/ Cho phép hoạt động.
34. Chứng nhận quyền sở hữu công trình/ sở hữu nhà ở
35. Bảo hiểm công trình hoàn thành (nếu có), bảo hành, bảo trì công trình xây dựng
36. Đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có)
37. Lưu trữ hồ sơ (xem Tham chiếu III.12)./.
(Tham khảo thêm Tham chiếu III)
Tham chiếu III:
III.01. Quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư (Luật Đầu tư 2014):
Hồ sơ cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư gồm:
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Nhà đầu tư nộp hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư.
...
__________________________
Nguồn: TS. KTS. Nguyễn Dũng.
CÔNG TY CỔ PHẦN CONTECH GROUP
Sđt: 0913531718. Email: dungkts62@gmail.com
_________________________
-https://nghiemthuxaydung.com/tom-tat-trinh-tu-chi-tiet-cac-buoc-dau-gia-quyen-su-dung-dat_p152
Tóm tắt trình tự chi tiết các bước của một dự án phần đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án
Bài viết liên quan
Giám Sát Công Trình là gì? và những điều các kỹ sư giám sát công trình cần biết
Nhiệm vụ của giám sát công trình là theo dõi, giám sát quá trình thi công công trình.
MỘT BỘ HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT ĐẦY ĐỦ BAO GỒM NHỮNG GÌ?
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật bao gồm : Phần thuyết minh, Phần bản vẽ, Phần tổng dự toán
TỪ VỰNG TIẾNG ANH XÂY DỰNG CHO MỌI KIẾN TRÚC SƯ
Nghiệm thu xây dựng 360 sưu tầm một số từ vựng tiếng anh xây dựng thông dụng.
Nhật ký giám sát thi công công trình có bắt buộc phải lập?
Nghiệm thu xây dựng 360 giới thiệu về nhật ký giám sát thi công.
List danh mục hồ sơ nghiệm thu, hoàn công công trình giao thông chi tiết từ A đến Z
Phần mềm Quản lý chất lượng 360 sẻ giải quyết cho bạn mọi vấn đề về hồ sơ nghiệm thu, QLCL
THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÔNG TÁC TRÁT HOÀN THIỆN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Nghiệm thu xây dựng 360 gửi tới bạn Công tác nghiệm thu công tác trát hoàn thiện.
Kỹ thuật thi công và nghiệm thu công tác ốp tường
Nghiệm thu xây dựng 360 giới thiệu Kỹ thuật thi công và nghiệm thu công tác ốp tường
Mẫu công văn chấp thuận lập nhật ký thi công bằng máy trên phần mềm Nghiệm thu xây dựng 360
Mẫu chấp thuận lập nhật ký thi công xây dựng bằng máy tính
Phát hiện bất ngờ về phần mềm nghiệm thu, quản lý chất lượng và so sánh với phiên bản Crack
Có rất nhiều cách làm hồ sơ nghiệm thu, QLCL nhưng vì sao bạn chọn 360?
Một số từ tiếng anh thông dụng chuyên ngành cấp thoát nước
Nghiệm thu xây dựng 360 sưu tầm Một số từ tiếng anh thông dụng chuyên ngành cấp thoát nước
Nguyên nhân và cách khắc phục ăn mòn bê tông cốt thép
Phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 tổng hợp Nguyên nhân và cách khắc phục ăn mòn bê tông cốt thép
[Hướng dẫn] công tác lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng.
Hướng dẫn công tác kiểm tra, lấy mẫu thí nghiệm vật liệu và cấu kiện xây dựng Khi thi công - nghiệm thu công trình, hạng mục công trình xây dựng.
THÔNG TƯ Số 34/2020/TT-BTC QUY ĐỊNH MỨC THU, NỘP PHÍ, LỆ PHÍ TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
Từ ngày 05 tháng 5 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020, nộp phí bằng 50% mức phí quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 209/2016/TT-BTC
Những lưu ý khi tháo dỡ cốt pha đà giáo cột, dầm, sàn, thang, móng,....
Cốt pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ cốt pha, đà giáo, cần tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va trạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông.
Phương pháp kiểm tra độ sụt bê tông và một số lưu ý
Phương pháp thực hiện: Kiểm tra độ sụt bê tông được thực hiện theo tiêu chuẩn “ TCVN 3106 – 1993 HỖN HỢP BÊ TÔNG NẶNG - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘ SỤT”