Hồ sơ nghiệm thu giai đoạn và hạng mục công trình
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
III.07. Thiết kế xây dựng công trình gồm các bước: thiết kế sơ bộ (trường hợp lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở (được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng - xem Bước 15), thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có). Người quyết định đầu tư quyết định thực hiện thiết kế theo các bước sau:
a) Thiết kế một bước: ba bước thiết kế được gộp thành một bước gọi là thiết kế bản vẽ thi công (công trình chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật);
b) Thiết kế hai bước: bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công (công trình phải lập dự án);
c) Thiết kế ba bước: Bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công (dành cho dự án có quy mô lớn, phức tạp).
Trình tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình:
a) Lập nhiệm vụ thiết kế thiết kế xây dựng công trình;
b) Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng (nếu có);
c) Lựa chọn nhà thầu thiết kế thiết kế xây dựng công trình;
d) Thiết kế xây dựng công trình;
đ) Thẩm định thiết kế cơ sở (được thực hiện cùng lúc với thẩm định dự án đầu tư); Thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật; (xem Bước 16)
e) Thẩm định thiết kế kỹ thuật (nếu thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (nếu thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng; thực hiện thẩm tra thiết kế để phục vụ công tác thẩm định (theo yêu cầu của cơ quan thẩm định hoặc CĐT chủ động tổ chức thẩm tra trước khi thẩm định);
f) Thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (đối với công trình tôn giáo; công trình có tổng mức đầu tư < 15 tỉ không bao gồm tiền sử dụng đất);
g) Phê duyệt thiết kế kỹ thuật (nếu thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (nếu thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng;
h) Thẩm định; phê duyệt thiết kế kỹ thuật (nếu thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (nếu thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng;
i) Thay đổi thiết kế (nếu có);
k) Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình;
l) Giám sát tác giả.
III.08. Cấp Giấy phép xây dựng:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
2. Thông báo tiếp nhận đầu tư của Ban quản lý (bản photocopy);
(từ 01/07/2015 dự án đầu tư trong nước không bắt buộc phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư)
3. Bản cam kết bảo vệ môi trường (Bản sao có chứng thực); giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC (bản sao có chứng thực) kèm 01 bộ hồ sơ bản vẽ có đóng dấu thẩm duyệt PCCC (Bản photocopy);
4. Bản chính dự án đầu tư xây dựng công trình gồm: Thuyết minh dự án; Bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thi công có đóng dấu thẩm tra của 01 đơn vị tư vấn có chức năng;
5. Giấy đăng ký kinh doanh của đơn vị tư vấn thiết kế và chứng chỉ hành nghề của chủ trì các bộ môn thiết kế (bản sao có chứng thực);
6. Bản chính báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thi công, kèm giấy đăng ký kinh doanh của đơn vị tư vấn thẩm tra (bản sao có chứng thực);
7. Bản chính báo cáo khảo sát địa chất công trình kèm theo giấy đăng ký kinh doanh của đơn vị khảo sát và chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm khảo sát địa chất công trình (Bản sao có chứng thực).
(Theo quy định tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 89 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, công trình xây dựng thuộc dự án KCN đã có quy hoạch chi tiết 1/500 và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng mới được miễn giấy phép xây dựng. Nếu KCN mới có quy hoạch 1/2000 thì các công trình thuộc dự án này phải được cấp giấy phép xây dựng theo quy định. Ban quản lý KCN được thực hiện cấp giấy phép xây dựng cho những công trình thuộc phạm vi quản lý của mình theo phân cấp của UBND cấp tỉnh.)
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001, Luật đất đai năm 2003.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12.
3. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị, Nghị định số 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở.
4. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định.
5. Các loại giấy tờ đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận.
6. Giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ sau ngày 01/7/2004 nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, gồm: Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hợp đồng thuê đất kèm theo (nếu có) hoặc giấy tờ về trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Báo cáo rà soát, kê khai hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra và quyết định xử lý theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
8. Giấy tờ về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng để thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hoặc di dời các công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013.
9. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với công trình xây dựng biển quảng cáo, trạm viễn thông, cột ăng-ten tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng để xây dựng và không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
10. Hợp đồng thuê đất được giao kết giữa chủ đầu tư xây dựng công trình và người quản lý, sử dụng công trình giao thông hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đối với công trình được phép xây dựng trong phạm vi đất dành cho giao thông theo quy định của pháp luật.
11. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp người sử dụng đất đã có giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại 1, 2, 3, 4 và 5 nêu trên nhưng đề nghị được cấp giấy phép xây dựng sử dụng vào mục đích khác với mục đích sử dụng đất đã được ghi trên giấy tờ đó.
12. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo đề nghị của cơ quan cấp giấy phép xây dựng để xác định diện tích các loại đất đối với trường hợp người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại 1, 2, 3, 4 và 5 nêu trên nhưng trên các giấy tờ đó không ghi rõ diện tích các loại đất để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng.)
Sau khi có giấy phép xây dựng và hoàn chỉnh các yêu cầu thực hiện trong giấy phép xây dựng (thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường, thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy), Chủ đầu tư gửi thông báo khởi công xây dựng cho chính quyền địa phương và cơ quan cấp phép xây dựng thì mới được tiến hành khởi công xây dựng công trình.
III.09. Công tác chuẩn bị và thực hiện thi công xây dựng:
Chọn các nhà thầu để thi công xây dựng công trình:
a) Chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình;
b) Chọn nhà thầu mua sắm hàng hóa, thiết bị xây dựng;
c) Chọn nhà thầu giám sát thi công, lắp đặt thiết bị xây dựng;
(Các công việc liên quan: Lập, thẩm tra hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu; thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.)
Bảo hiểm công trình xây dựng (Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc; Thông tư 329/2016/TT-BTC hướng dẫn 119/2015/NĐ-CP)
Chuẩn bị khởi công xây dựng (nhận giấy phép XD, chuẩn bị công trường, thông báo khởi công...)
Lập và gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư trước khi khởi công (trước 15 ngày)
Tổ chức lễ khởi công xây dựng (nếu có)
Thực hiện thi công xây dựng công trình:
a) Thực hiện quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng, an toàn lao động trên công trường xây dựng, môi trường xây dựng...;
b) Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình;
c) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (theo yêu cầu);
d) Nghiệm thu công việc, giai đoạn và công trình hoàn thành;
đ) Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành.
Về việc thực hiện Luật Đấu thầu:
Ngày 27/6/2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 4054/BKHĐT-QLĐT về việc thực hiện Luật Đấu thầu và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Theo đó, đối với các gói thầu có hồ sơ yêu cầu phát hành trước ngày 15/8/2014 vẫn được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 40, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP. Kể từ ngày 15/8/2014, việc áp dụng hình thức chỉ định thầu phải tuân thủ theo quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu và các Điều 54, 55, 56 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
Theo Điều 54, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 22 Luật Đấu thầu gồm:
- Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 1 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;
- Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.
Theo đó, các hạn mức nêu trên được áp dụng đối với tất cả các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.
Ngoài ra, theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 22 Luật Đấu thầu thì gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình được phép áp dụng chỉ định thầu nhưng phải đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 2, Điều 22 Luật Đấu thầu.
Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu.
Trường hợp không có nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ đáp ứng yêu cầu của gói thầu thì bên mời thầu cần báo cáo chủ đầu tư để xem xét, quyết định xử lý tình huống theo hướng cho phép các nhà thầu không phải doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ tham dự thầu.
Việc xử lý tình huống trong đấu thầu là trách nhiệm của chủ đầu tư trên cơ sở bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (Điều 86, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13)
III.10. Công văn của BXD số 2418/BXD-KTXD ngày 27 tháng 9 năm 2018 về Chi phí Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình:
Chi phí quản lý dự án được hướng dẫn tại Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng là chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, đã bao gồm chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình.
Trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình thì chi phí thực hiện nội dung này được trích từ chi phí quản lý dự án.
a) Theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 52 Nghị định 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 về giám sát và đánh giá đầu tư, thì chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư do chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án tự thực hiện hoặc thuê tư vấn thực hiện bằng 20% chi phí quản lý chương trình, dự án và được tính trong tổng mức đầu tư chương trình, dự án.
b) Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP là các chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng như sau:
- Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng;
- Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghiệm thu, bàn giao công trình;
…
c) Theo quy định tại Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng thì Chi phí quản lý dự án là các chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng (không bao gồm chi phí để Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc quản lý dự án đối với các dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư - PPP) như quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Đồng thời tại điểm 11, Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, quy định: Trường hợp Ban quản lý dự án có đủ năng lực để thực hiện công việc tư vấn quản lý dự án cho các dự án khác hoặc thực hiện một số công việc tư vấn thì chi phí thực hiện các công việc trên được tính bổ sung vào chi phí của Ban quản lý dự án. Việc quản lý sử dụng chi phí của các công việc nêu trên thực hiện theo hướng dẫn hiện hành.
III.11. Quyết toán, thanh lý các hợp đồng xây dựng
Quyết toán, thanh lý các hợp đồng xây dựng. Quyết toán thu chi quản lý dự án (DA sử dụng NSNN). Tất toán dự án theo QĐ phê duyệt.
Báo cáo kết thúc thực hiện dự án với cấp trên và Kho bạc giao dịch để đóng tài khoản giao dịch của dự án.
Hồ sơ quyết toán một công trình xây dựng bao gồm các phần chính như sau:
Đối với chủ đầu tư:
1/ Bản vẽ, dự toán công trình (do đơn vị tư vấn thiết kế lập).
2/ Hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý, hóa đơn phần tư vấn thiết kế
3/ Hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý, hóa đơn phần thẩm tra hồ sơ thiết kế đối với nhửng công trình cần phải thẩm tra lại hồ sơ thiết kế.
4/ Biên bản nghiệm thu từng phần, từng hạng mục, nhật ký công trình ký giữa chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị giám sát.
5/ Biên bản ghi nhận khối lượng phát sinh, giảm sinh nếu có (đối với công trình thay đổi so với dự toán)
6/ Bản vẽ hoàn công, quyết toán công trình
7/ Hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý, hóa đơn phần thi công.
Đối với đơn vị thi công:
1/ Bản vẽ công trình (do đơn vị tư vấn thiết kế lập).
2/ Biên bản nghiệm thu từng phần, từng hạng mục, nhật ký công trình ký giữa chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị giám sát.
3/ Biên bản ghi nhận khối lượng phát sinh, giảm sinh nếu có (đối với công trình thay đổi so với dự toán)
4/ Bản vẽ hoàn công, quyết toán công trình (quyết toán theo khối lượng thi công, định mức xây dựng)
5/ Chứng từ hóa đơn vật tư, chi phí nhân công, bảng phân bổ chi phí 142, 242 .... (gọi là chứng từ đầu vào)
6/ Bảng tính giá thành công trình: vật tư, nhân công, chi phí. (Giá trị ở bảng tính giá thành này không khớp với bảng quyết toán công trình ở mục 4)
7/ Hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý, hóa đơn đầu ra.
Đây là những thứ bắt buộc phải có. Ngoài ra tùy từng dạng công trình sẽ có những chứng từ tương ứng đi theo để vững hồ sơ. Thường thì chi phí đầu vào (vật tư, nhân công) thực tế tập hợp được sẽ thiếu so với dự toán dẫn tới giá vốn thấp làm cho lãi cao, đóng thuế nhiều, sếp la, cho nghỉ việc.
Quyết toán công trình có 2 loại chính (nói về phía chủ đầu tư):
Loại 1: Quyết toán vốn đầu tư công tình XDCB: Căn cứ theo hướng dẫn tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC (thay thế thông tư 33). Theo đó có các mục chi tiết và các biểu mẫu liên quan, áp dụng với các công ảình có vốn đầu tư của Nhà nước, vốn vay của Tổ chức tín dụng có bảo lãnh của NN.
Loại 2: Quyết toán công trình xây dựng để chuyển thành TSCĐ, nhưng nhớ là cần quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền (là cá nhân/ tổ chức bỏ vốn ra đầu tư), chặt chẽ hơn nên kiểm toán độc lập.
Nếu nói về phía các đơn vị thi công khi tập hợp hồ sơ quyết toán để xuất hóa đơn kết thúc dịch vụ: Thực tế thường xảy ra với các công trình thi công không phải vốn Nhà Nước, các hợp đồng xây dựng như san lấp mặt bằng, lắp dựng nhà xưởng, thi công cầu, móng, hố móng vv... thì hồ sơ thường chỉ cần có Hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật, hồ sơ nghiêm thu giá trị, các biên bản hiện trường nếu có, có chủ đầu tư và tư vấn xác nhận, hợp đồng, phụ lục HĐ và hóa đơn GTGT hợp lý, hợp lệ. Đơn vị thi công không cần kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt...
Đối với các công trình có vốn ngân sách NN thì có thêm các yêu cầu kỹ hơn của chủ đầu tư trong hồ sơ quyết toán.
III.12. Hồ sơ quá trình hình thành, thực hiện và hoàn thành dự án:
1. Quyết định cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư của cơ quan có thẩm quyền;
2. Quyết định cho phép đầu tư của cơ quan có chủ quyền (cơ quan chu quản của chủ đầu tư);
3. Dự án đầu tư do cơ quan tư vấn lập dự án đọc lập hay do chủ đầu tư tự lập;
4. Quyết định duyệt dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền;
5. Thiết kế kỹ thuật, dự toán của dự án;
6. Quyết định duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán;
7. Quyết định duyệt kế hoạch đấu thầu;
8. Biên bản mở thầu, chấm thầu, tờ trình kết quả đấu thầu;
9. Văn bản chấp thuận đơn vị tư vấn giám sát, kiểm định, thí nghiệm vật liệu...
10. Quyết định trúng thầu;
11. Hợp đồng kinh tế giao thầu (và phụ lục nếu có) giữa chủ đầu tư và nhà thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng và Bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có);
12. Tiến độ thi công chi tiết được duyệt;
13. Biên bản nghiệm thu từng hạng mục;
14. Biên bản nghiệm thu chuyển giai đoạn và hồ sơ thanh toán giai đoạn;
15. Hoá đơn GTGT KLHT theo giai đoạn;
16. Biên bản đối chiếu công nợ giữa chủ đầu tư và nhà thầu (nếu có);
17. Chứng chỉ thí nghiệm vật liệu (thép, xi măng, cát, đá...);
18. Hồ sơ quyết toán khối lượng hoàn thành;
19. Thanh lý hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu;
20. Bảo lãnh, bảo hành công trình;
21. Báo cáo kiểm toán KLHT công trình của một đơn vị kiểm toán độc lập;
22. Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành của cơ quan ra quyết định đầu tư./.
Bài viết liên quan