Thiết kế công trình phụ trợ trong thi công cầu
Tiêu chuẩn TCVN 11815:2017 quy định yêu cầu thiết kế xây dựng mới, sửa chữa các công trình phụ trợ trong thi công cầu đường sắt và cầu đường bộ khi thiết kế theo trạng thái giới hạn.
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG
Bảng đầy đủ cách tính:
Cơ sở xác định đơn giá xây dựng chi tiết của công trình
Cơ sở xác định đơn giá xây dựng chi tiết của công trình:
- Danh mục các công tác xây dựng của công trình cần lập đơn giá;
- Định mức dự toán xây dựng theo danh mục cần lập đơn giá;
- Giá vật liệu (chưa bao gồm thuế giá trị tăng) tại nơi sản xuất hoặc đến chân công trình;
- Giá nhân công xây dựng của công trình;
- Giá ca máy và thiết bị thi công của công trình (hoặc giá thuê máy và thiết bị thi công).
Chi tiết, cách xác định, tính toán
1.2.1 Phương pháp xác định giá vật liệu đến hiện trường công trình (Gvl)
Giá vật liệu đến hiện trường công trình được xác định theo công thức:
Gvl = Gng + Cv/c + Cbx + Cvcnb + Chh (4.2)
Trong đó :
- Gng: Giá vật liệu tại nguồn cung cấp (giá vật liệu trên phương tiện vận chuyển);
- Cv/c: Chi phí vận chuyển đến chân công trình (bao gồm cả chi phí trung chuyển, nếu có);
- Cbx: Chi phí bốc xếp (nếu có);
- Cvcnb: chi phí vận chuyển nội bộ trong công trình (nếu có);
- Chh: chi phí hao hụt bảo quản tại hiện trường công trình (nếu có);
Chi phí vận chuyển đến hiện trường công trình được xác định như sau:
Chi phí vận chuyển vật liệu đến hiện trường công trình xác định trên cơ sở phương thức vận chuyển, cự ly vận chuyển, khối lượng vận chuyển phù hợp với điều kiện thực tế nơi xây dựng công trình, khối lượng vật liệu theo yêu cầu về tiến độ thi công công trình, dự án.
Chi phí vận chuyển đến hiện trường công trình được tính theo công thức:
Trong đó :
- Li: cự ly vận chuyển của loại đường thứ i;
- fi: giá cước vận chuyển ứng với loại đường thứ i;
- Cctc: chi phí trung chuyển (nếu có);
- Chhvc: Chi phí hao hụt trong quá trình vận chuyển;
- Cltk: chi phí lưu thông khác (nếu có).
- Giá cước vận chuyển được xác định theo cước vận chuyển do các địa phương công bố hoặc bình quân các báo giá của đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải phù hợp với mặt bằng giá thị trường hoặc theo định mức vận chuyển được cấp có thẩm quyền công bố. Giá cước vận chuyển đảm bảo phù hợp với khối lượng vận chuyển, tiến độ cung cấp theo yêu cầu của công trình, cụ thể:
+ Trường hợp đối với các địa phương có công bố cước vận tải thì ưu tiên dùng cước để xác định chi phí vận chuyển;
+ Trường hợp các địa phương không công bố cước vận tải thì dùng định mức vận chuyển để xác định chi phí;
+ Trường hợp còn lại xác định theo báo giá của các nhà cung cấp dịch vụ vận tải.
- Chi phí hao hụt trong quá trình vận chuyển được xác định theo định mức tỉ lệ trên khối lượng vật liệu gốc được quy định tại định mức vật tư do Bộ Xây dựng công bố và giá vật liệu tại nguồn;
- Chi phí trung chuyển vật liệu được xác định khi có sự thay đổi phương thức vận chuyển hoặc phương tiện vận chuyển theo yêu cầu của phương án vận chuyển, gồm chi phí bốc xếp và chi phí hao hụt trung chuyển. Chi phí hao hụt trung chuyển được tính theo khối lượng hao hụt trung chuyển theo định mức tỉ lệ quy định tại định mức vật tư do Bộ Xây dựng công bố và giá vật liệu tại nguồn;
- Chi phí lưu thông khác: là những chi phí cho việc buộc, kê, che chắn, lệ phí cầu đường,...
Trường hợp, do yêu cầu của phương án vận chuyển vật liệu phải vận chuyển bằng thủ công thì được tính bổ sung chi phí vận chuyển bằng thủ công vào chi phí vận chuyển vật liệu đến hiện trường công trình.
* Trường hợp vật liệu phải mua ở nhiều nguồn khác nhau (để đáp ứng được khối lượng, tiến độ cung cấp) thì giá vật liệu đến hiện trường công trình được tính bằng bình quân gia quyền của giá vật liệu tại các nguồn cung cấp đó theo công thức.
Trong đó:
- Gvli: giá vật liệu đến hiện trường công trình từ nguồn thứ i;
- Ti: khối lượng vật liệu mua từ nguồn i.
Trường hợp giá vật liệu trong công bố giá vật liệu của địa phương không đảm bảo các nguyên tắc trên thì giá vật liệu được xác định trên cơ sở:
+ Lựa chọn mức giá phù hợp giữa các báo giá của nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng vật liệu xây dựng (không áp dụng đối với các loại vật liệu lần đầu xuất hiện trên thị trường và chỉ có duy nhất trên thị trường);
+ Tham khảo giá của loại vật liệu xây dựng có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự đã và đang được sử dụng ở công trình khác.
1.2.2. Xác định chi phí nhân công (NC)
Chi phí nhân công được xác định theo công thức:
NC = N x Gnc (4.5)
Trong đó:
- N: lượng hao phí lao động tính bằng ngày công trực tiếp theo cấp bậc bình quân cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng;
- Gnc: đơn giá nhân công của công nhân trực tiếp xây dựng được xác định theo theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.2.3. Xác định chi phí máy thi công (MTC)
Chi phí máy thi công được xác định bằng công thức sau:
Trong đó:
- Mi: lượng hao phí ca máy của loại máy, thiết bị thi công chính thứ i (i=1¸n) tính cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng;
- Gimtc: giá ca máy của loại máy, thiết bị thi công chính thứ i (i=1¸n) theo bảng giá ca máy và thiết bị thi công của công trình hoặc giá thuê máy xác định theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và công bố của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Kmtc : hệ số tính chi phí máy khác (nếu có) so với tổng chi phí máy, thiết bị thi công chủ yếu xác định trong định mức dự toán xây dựng công trình.
Cách lập giá xây dựng:
=> Giá trị xây lắp = [(Chi phí trực tiếp) * hệ số (Chi phí gián tiếp)]*hệ số (thu nhập chịu thuế)
Phần chi phí trực tiếp:
- Bước 1. Xác định danh mục nhóm loại công tác xây lắp, đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình cần lập giá xây dựng tổng hợp, một số chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu, đơn vị tính và nội dung thành phần công việc phù hợp.
- Bước 2. Tính khối lượng xây lắp (q) của từng loại công tác xây dựng cấu thành giá xây dựng tổng hợp.
- Bước 3. Xác định chi phí vật liệu (VL), nhân công (NC), máy thi công (M) tương ứng với khối lượng xây dựng (q) tính từ hồ sơ thiết kế của từng loại công tác xây lắp cấu thành giá xây dựng tổng hợp theo công thức:
VLi = q x vl ; NCi = q x nc ; Mi = q x m (4.7)
- Bước 4. Tổng hợp kết quả theo từng khoản mục chi phí trong giá xây dựng tổng hợp theo công thức:
Trong đó:
- VLi, NCi, Mi : là chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công của công tác xây dựng thứ i (i=1¸n) cấu thành trong giá xây dựng tổng hợp.
_____________________
Tải phần mềm Nghiệm thu, hoàn công, quyết toán, tiến độ, nhật ký miễn phí
Tai bộ cài: https://nghiemthuxaydung.com/tai-ban-quyen
Hướng dẫn sử dụng: https://www.youtube.com/channel/UCT2sJvWs5JXXlLmlOtqwIYQ/videos
Bài viết liên quan
Thiết kế công trình phụ trợ trong thi công cầu
Tiêu chuẩn TCVN 11815:2017 quy định yêu cầu thiết kế xây dựng mới, sửa chữa các công trình phụ trợ trong thi công cầu đường sắt và cầu đường bộ khi thiết kế theo trạng thái giới hạn.
Hướng dẫn quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án trên nhiều địa bàn
Trách nhiệm và thẩm quyền quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án trên nhiều địa bàn
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế – kỹ thuật công trình Tu bổ di tích
Ngày 13 tháng 10 năm 2022 Bộ Xây Dựng ban hành văn bản số: 4636/BXD-HĐXD V/v hướng dẫn việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình Tu bổ di tích
Bổ trụ là gì? Quy định chung khi xây dựng và thiết kế bổ trụ
Bổ trụ trong tiếng Anh được gọi là Complementary pillar, thực chất là một phần tường được xây lồi ra trước. Chúng trông khá giống những cây cột áp sát vào tường, nên còn có tên gọi khác là trụ đứng.
QCVN 02:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng
Ngày 26 tháng 9 năm 2022 Bộ Xây Dựng ban hành thông tư Số: 02 /2022/TT-BXD Ban hành QCVN 02:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng
Các phương án thông gió tầng hầm tiêu chuẩn
Thông gió tự nhiên và thông gió cơ học là hai phương án thông gió tầng hầm chính hiện nay.
Quy trình thi công xây dựng nhà xưởng
Để đảm bảo cho nhà xưởng được thi công đạt chất lượng, bền vững và đảm bảo những yêu cầu của chủ đầu tư. Các đơn vị thi công sẽ có các bước tư vấn trong quá trình làm việc
Lập dự toán, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Ngày 05 tháng 10 năm 2022 Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 61/2022/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
Trình tự thủ tục cấp chứng chỉ giám sát xây dựng công trình
Để được cấp giấy chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng bạn phải đảm bảo các điều kiện?
Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng công trình giao thông 40
Tiêu chuẩn nghiệm thu mặt đường bê tông xi măng mới nhất 2022
Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Bộ Xây dựng đã có công văn 4377BXD-KTXD gửi Ban QLDA đầu tư chuyên ngành xây dựng – Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn một số nội dung về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Hướng dẫn cài đặt tiện ích mở rộng Đấu thầu Online trên Google Chrome của Dự toán F1
Cài đặt môi trường tải danh mục dự thầu về phần mềm Dự toán F1
Tầm quan trọng của nhật ký Thi công, nhật ký An toàn và nhật ký Tư vấn
Các loại nhật ký thường có trong một dự án xây dựng hiện nay
- Nhật ký thi công
- Nhật ký an toàn
- Nhật ký Tư vấn (Tư vấn giám sát, Tư vấn quản lý dự án, Tư vấn quản lý xây dựng, Tư vấn thiết kế)