Văn bản nào quy định bản vẽ hoàn công không cần phải đóng dấu pháp lý (dấu tròn)?
Phần mềm nghiệm thu, hoàn công 360, giúp người dùng sử dụng làm hồ sơ, xuất biên bản nghiệm thu, nhật ký, tiến độ, thanh toán theo NĐ11/2020/NĐ-CP để quyết toán nhanh mẫu 8a và 8b.
Sau đây là câu hỏi về quy định đóng dấu bản vẽ hoàn công của bạn Đỗ Thành Nhân tại hòm thư thanhnhan19831988@gmail.com nội dung câu hỏi như sau:
Thông tư số 26/2016/TT-BXD về lập bản vẽ hoàn công có nêu "các bên liên quan đóng dấu, ký xác nhận lên bản vẽ ", nhưng trong 2 mẫu bản vẽ hoàn công không có đại diện pháp luật của các đơn vị liên quan (nhà thầu, tư vấn giám sát...), do đó không thể đóng dấu pháp lý (dấu tròn) lên mẫu bản vẽ hoàn công. Vậy xin hỏi, việc đóng dấu, ký xác nhận được hiểu như thế nào để thực hiện theo đúng hướng dẫn của Thông tư 26/2016/TT-BXD?
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến trả lời nội dung về bản vẽ hoàn công như sau:
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Phụ lục 2 Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thì “trường hợp các kích thước, thông số thực tế của hạng mục công trình, công trình xây dựng không vượt quá sai số cho phép so với kích thước, thông số thiết kế thì bản vẽ thi công được chụp (photocopy) lại và được các bên liên quan đóng dấu và ký xác nhận lên bản vẽ hoàn công”. Dấu đóng trên bản vẽ hoàn công là dấu bản vẽ hoàn công được quy định tại Khoản 2 Phụ lục 2 Thông tư số 26/2016/TT-BXD.
Cục Giám định
Nguồn: http://cucgiamdinh.gov.vn/Quy-dinh-ve-dong-dau-ban-ve-hoan-cong-619-a778.aspx
⇒ Như vậy bản vẽ hoàn công chỉ cần đóng dấu hoàn công và các bên ký xác nhận lên bản vẽ là đủ cơ sở pháp lý chứ không nhất thiết phải đóng dấu pháp lý của công ty.
Xem thêm: Quy định về lập và đóng dấu bản vẽ hoàn công.
Có thể bạn quan tâm:
►Tải phần mềm nghiệm thu, hoàn công miễn phí vĩnh viễn
► Hướng dẫn cách lập hồ sơ nghiệm thu xây dựng