QUY ĐỊNH VỀ HỢP CHUẨN, HỢP QUY CO-CQ THEO QCVN 16:2017/BXD
GIấy hợp chuẩn và hợp quy là quy định bắt buộc trong hồ sơ thanh toán
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Theo khoản 1 điều 3 Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quản lý chất lượng công trình được định nghĩa như sau:
“ Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.”
Trách nhiệm của chủ đầu tư về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng được quy định tại Điều 2 Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành, cụ thể như sau:
“- Lựa chọn các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực để thực hiện các hoạt động xây dựng; chấp thuận các nhà thầu phụ tham gia hoạt động xây dựng do nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng đề xuất theo quy định của hợp đồng xây dựng.
- Thỏa thuận về ngôn ngữ thể hiện tại các văn bản, tài liệu, hồ sơ có liên quan trong quá trình thi công xây dựng. Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng trong các văn bản, tài liệu, hồ sơ là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn; trường hợp không thỏa thuận được thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng Anh.
- Đối với khảo sát xây dựng:
+ Tổ chức lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
+ Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng; điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng (nếu có);
+ Phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; điều chỉnh, bổ sung phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng (nếu có);
+ Kiểm tra việc thực hiện của nhà thầu khảo sát xây dựng so với các quy định trong hợp đồng;
+ Tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với loại hình khảo sát để giám sát công tác khảo sát xây dựng;
+ Nghiệm thu, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định;
+ Thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực để thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát và báo cáo kết quả khảo sát khi cần thiết.
- Đối với thiết kế xây dựng công trình:
+ Xác định nhiệm vụ thiết kế theo quy định tại Điều 18 Nghị định 46/2015/NĐ-CP; hình thức văn bản xác định nhiệm vụ thiết kế tham khảo theo mẫu quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
+ Kiểm tra việc thực hiện của nhà thầu thiết kế, nhà thầu thẩm tra thiết kế (nếu có) so với các quy định trong hợp đồng;
+ Thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực thẩm tra hồ sơ thiết kế xây dựng công trình khi cần thiết;
+ Kiểm tra và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP để thẩm định thiết kế;
+ Phê duyệt hoặc trình người quyết định đầu tư phê duyệt hồ sơ thiết kế xây dựng theo thẩm quyền quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP;
+ Tổ chức thực hiện điều chỉnh thiết kế (nếu có) theo quy định tại Điều 84 Luật Xây dựng năm 2014;
+ Tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
- Đối với công tác thi công xây dựng công trình:
+ Tổ chức thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP và các nội dung khác theo quy định của hợp đồng;
+ Tổ chức thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại Điều 29 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;
+ Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và xử lý, khắc phục sự cố theo quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan;
+ Tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn hoặc bộ phận công trình xây dựng (nếu có);
+ Tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;
+ Việc giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu của chủ đầu tư hoặc nhà thầu giám sát thi công xây dựng không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thi công về chất lượng thi công xây dựng công trình do nhà thầu thực hiện.
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện bảo hành công trình xây dựng theo quy định tại Điều 35, Điều 36 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
- Tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 126 Luật Xây dựng năm 2014; tổ chức bảo trì hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Thông tư này.
- Tổ chức bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng theo quy định tại Điều 34 Nghị định 46/2015/NĐ-CP; bàn giao các tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.
- Lưu trữ hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong quá trình đầu tư xây dựng công trình.”
Trên đây là nội dung về trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
Nội dung liên quan:
Bài viết liên quan
QUY ĐỊNH VỀ HỢP CHUẨN, HỢP QUY CO-CQ THEO QCVN 16:2017/BXD
GIấy hợp chuẩn và hợp quy là quy định bắt buộc trong hồ sơ thanh toán
Quy trình kiểm tra, nghiệm thu cốt pha, cốt thép móng trước khi đổ bê tông
Kiểm tra, nghiệm thu cốt pha móng
Kiểm tra lại kích thước hình học cần thiết của móng đúng với yêu cầu thiết kế.
Kiểm tra, nghiệm thu cốt thép móng
Cốt thép thi công phải đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại đã thoả thuận trong hợp đồng xây dựng.
Những điều bạn cần biết khi làm hồ sơ nghiệm thu vật liệu đầu vào.
Nghiệm thu vật liệu đầu vào là một trong những khâu cơ bản và quan trọng trong quá trình xây dựng. Vậy việc nghiệm thu được quy định ra sao? Hồ sơ như thế nào? Bài viết dưới đây của nghiệm thu xây dựng sẽ giúp bạn đọc có những cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn về vấn đề này.
Một số lưu ý khi lập hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo quy định hiện hành
Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 20 Nghị định 37/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết về hợp đồng xây
Hướng dẫn trình tự làm hồ sơ thanh toán theo mẫu 8b Nghị định 11/2020/NĐ-CP có ví dụ minh họa
Phần mềm nghiệm thu, hoàn công, quyết toán 360 giới thiệu đến bạn cách làm bộ hồ sơ hoàn chỉnh theo mẫu 8b quy định mới nhất của NĐ11/2020/NĐ-CP
Văn bản nào quy định bản vẽ hoàn công không cần phải đóng dấu pháp lý (dấu tròn)?
Phần mềm nghiệm thu, hoàn công 360, giúp người dùng sử dụng làm hồ sơ, xuất biên bản nghiệm thu, nhật ký, tiến độ, thanh toán theo NĐ11/2020/NĐ-CP để quyết toán nhanh mẫu 8a và 8b.
Quy định về lập và đóng dấu bản vẽ hoàn công
Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công. Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.
Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình
Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình được quy định tại phụ lục III (kèm theo thông tư số 26/2016/tt-bxd quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng ngày 26 tháng 10 năm 2016 của bộ xây dựng)
Quy trình giám sát thi công xây dựng công trình, 8 bước trong quy trình giám sát thi công
Một quy trình giám sát thi công xây dựng chuẩn và hợp lý sẽ đảm bảo công trình thi công đảm bảo hiệu quả hơn, giám sát toàn bộ hoạt động của nhà thầu giúp công trình đảm bảo an toàn, đạt chất lượng và đúng tiến độ thời gian thực hiện hợp đồng của thầu xây dựng.
PHẦN MỀM VIẾT NHẬT KÝ THI CÔNG TỰ ĐỘNG MIỄN PHÍ
Chức năng xuất nhật ký tự động miễn phí với Full hạng mục, công tác. Hi vọng được chia sẻ với anh em trong ngành xây dựng Việt Nam
Nội dung nào cần thực hiện trong báo cáo công tác giám sát thi công xây dựng công trình ?
Nội dung của báo cáo công tác giám sát thi công xây dựng công trình được quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
Nhật ký có cho đánh máy không hay là bắt buộc phải viết tay?
Phần mềm Quản lý chất lượng 360 tổng hợp thắc mắc về nội dung viết nhật ký theo quy định hiện hành
Hướng dẫn làm hồ sơ thanh quyết toán công trình theo quy định mới
Cách làm hồ sơ thanh quyết toán công trình là một trong những kỹ năng mà người làm việc trong lĩnh vực này cần phải nắm được và làm một cách thông thạo.
Một số lưu ý trong quá trình nghiệm thu công trình.
Quy trình nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Đây được hiểu là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng.