Tóm tắt trình tự chi tiết các bước của một dự án phần đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án
HÌNH THỨC II - “Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án”
Theo quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định 25/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư có hiệu lực từ 20/4/2020.
NĐ25/2020, Điều 10. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư có sử dụng đất
1. Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế đối với dự án đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Có sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) từ 800.000.000.000 (tám trăm tỷ) đồng trở lên;
b) Có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này, trong đó có ít nhất một nhà đầu tư nước ngoài;
c) Không thuộc trường hợp theo quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này.
2. Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước trong trường hợp:
a) Dự án đầu tư mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực hiện;
b) Dự án có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, trong đó không có nhà đầu tư nước ngoài tham gia đăng ký thực hiện dự án hoặc đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này;
c) Dự án có yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng đối với yêu cầu bảo đảm quốc phòng; ý kiến thống nhất của Bộ Công an đối với yêu cầu bảo đảm an ninh.
3. Áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu.
NĐ25/2020, Điều 11. Điều kiện xác định dự án đầu tư có sử dụng đất
1. Thuộc danh mục dự án cần thu hồi đất được duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc khu đất do Nhà nước đang quản lý, sử dụng; chương trình phát triển đô thị (nếu có) theo quy định của pháp luật về phát triển đô thị.
2. Phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch xây dựng có tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/500 (nếu có) hoặc quy hoạch phân khu đô thị có tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/5.000 theo quy định của pháp luật.
3. Không đủ điều kiện để tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
NĐ25/2020 Điều 12. Nhà đầu tư được đề xuất thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất ngoài danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Dự án do nhà đầu tư đề xuất phải thuộc phạm vi điều chỉnh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định này (Dự án đầu tư có sử dụng đất để xây dựng nhà ở thương mại; công trình thương mại, dịch vụ; công trình đa năng, tổ hợp đa năng cho mục đích kinh doanh). (Nếu đề xuất được đưa vào danh mục, nhà đầu tư đăng ký để đấu thầu như bình thường)
Điều 60: Việc giao đất cho nhà đầu tư trúng đầu thầu sẽ được triển khai ngay sau khi hoàn thành bồi thường, hỗ trợ tái định cư khu đất thực hiện dự án. Đồng thời, việc giao đất cho cho nhà đầu tư trúng đầu thầu được thực hiện theo trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất quy định tại Khoản 3 Điều 68 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, theo đó áp dụng tương tự thủ tục giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.
NĐ25/2020, Điều 12. Danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất, 2. b) Trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất:
Nhà đầu tư được đề xuất thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất ngoài danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Dự án do nhà đầu tư đề xuất phải thuộc phạm vi điều chỉnh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định này (Dự án đầu tư có sử dụng đất để xây dựng nhà ở thương mại; công trình thương mại, dịch vụ; công trình đa năng, tổ hợp đa năng cho mục đích kinh doanh) và đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. Nhà đầu tư lập hồ sơ đề xuất dự án, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp. Hồ sơ đề xuất bao gồm các nội dung sau đây:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, bao gồm cam kết chịu mọi chi chí, rủi ro nếu hồ sơ đề xuất dự án không được chấp thuận; (bình luận: hoặc đề xuất được chấp nhận nhưng sau đó không trúng thầu)
- Nội dung đề xuất dự án đầu tư gồm: Tên dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án, vốn đầu tư, phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư; phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
- Hồ sơ về tư cách pháp lý, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất;
- Các tài liệu cần thiết khác để giải trình hồ sơ đề xuất dự án (nếu có).
Sau khi đề xuất dự án và được chấp thuận đưa vào danh mục dự án, nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để thực hiện đấu thầu như các nhà đầu tư khác.
NĐ25/2020, Điều 60. Triển khai thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất
1. Sau khi ký kết hợp đồng, bên mời thầu, nhà đầu tư phối hợp với cơ quan chuyên ngành trình cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật về đất đai. Nhà đầu tư nộp giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (M2) và giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền (M3) được đề xuất trong hồ sơ dự thầu cho cơ quan quản lý nhà nước có chức năng căn cứ tiến độ thỏa thuận tại hợp đồng. Không tính lãi vay đối với chi phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
2. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất; xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với nhà đầu tư trúng thầu:
a) Sau khi hoàn thành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khu đất thực hiện dự án, việc giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư áp dụng theo trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất quy định tại khoản 3 Điều 68 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
b) Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh tổ chức xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, báo cáo Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhà đầu tư phải nộp tại thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Nhà đầu tư trúng thầu triển khai thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định tại hợp đồng, pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, quy hoạch, nhà ở, kinh doanh bất động sản và các pháp luật khác có liên quan.
(Nhà đầu tư trúng thầu không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư)
Các bước thực hiện: (chữ thẳng thuộc thủ tục hành chính, chữ nghiêng là do CĐT tự thực hiện)
1. Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất (văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư; Hợp đồng thực hiện đầu tư DA)
2. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (với DA có nhà đầu tư nước ngoài)
3. Thông báo thu hồi đất
4. Thông tin/ thỏa thuận về cấp nước, thoát nước, cấp điện
5. Thẩm duyệt thiết kế PCCC
6. Khảo sát xây dựng (phục vụ thiết kế bản vẽ thi công)
7. Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công (xem Tham chiếu III.07)
8. Thẩm tra thiết kế (nếu được yêu cầu hoặc do CĐT thấy cần thiết)
9. Thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM (nếu có) (xem Tham chiếu III.03)
10. Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (đối với CT chung cư từ cấp III, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng; CTCC từ cấp III; CTHT từ cấp III (vốn NSNN), từ cấp II (vốn khác), xử lý chất thải độc hại…)
11. Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (xem Tham chiếu III.06)
12. Công khai và thực hiện phương án đền bù giải phóng mặt bằng, chi trả tiền đền bù, nhận mặt bằng
13. Ký hợp đồng thuê đất/ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước
14. Nhận bàn giao đất trên bản đồ và thực địa
15. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
16. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); thỏa thuận san lấp kênh rạch, sông ngòi (nếu dự án có san lấp kênh rạch, sông ngòi)
17. Cấp Giấy phép xây dựng
18. Thông báo khởi công xây dựng
19. Thi công xây dựng (xem Tham chiếu III.09)
20. Nghiệm thu và bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử
21. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (đánh giá kết thúc và đánh giá tác động) (xem Tham chiếu III.10)
22. Quyết toán, thanh lý các hợp đồng xây dựng (xem Tham chiếu III.11)
23. Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
24. Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng (CT chung cư từ cấp III, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng; CTCC từ cấp III, CTHT từ cấp III (vốn NSNN) từ cấp II (vốn khác), xử lý chất thải độc hại…)
25. Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án
26. Cấp giấy phép hoạt động/ Mở ngành/ Cho phép hoạt động
27. Chứng nhận quyền sở hữu công trình/ sở hữu nhà ở
28. Bảo hiểm công trình hoàn thành (nếu có), bảo hành, bảo trì công trình xây dựng
29. Đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có)
30. Lưu trữ hồ sơ (xem Tham chiếu III.12)./.
(Tham khảo thêm Tham chiếu II)
Tham chiếu II:
II.01. Đấu thầu: Tại Khoản 3 Điều 1 Luật Đấu thầu, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất phải tuân thủ theo quy định của Luật đấu thầu. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu, trong nước hoặc quốc tế theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ; Dự án áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 NĐ này. (được thay thế bởi Nghị định 25/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư có hiệu lực từ 20/4/2020)
II.02. Các bước thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án: (Nghị định số 30/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư) (được thay thế bởi Nghị định 25/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư có hiệu lực từ 20/4/2020)
1. Lập, phê duyệt và công bố danh mục dự án có sử dụng đất.
Công bố danh mục dự án. Nội dung công bố phải bao gồm các thông tin về: Địa điểm thực hiện dự án, diện tích khu đất, chức năng sử dụng đất, các chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt, hiện trạng khu đất, các thông tin cần thiết khác.
2. Lập phương án sơ bộ bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với dự án đầu tư có sử dụng đất (nếu có).
3. Phê duyệt giá đất khởi điểm để đấu thầu dự án có sử dụng đất.
4. Sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư (nếu có).
5. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư.
6. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
7. Đàm phán, hoàn thiện, kết hợp đồng dự án.
__________________________
Nguồn: TS. KTS. Nguyễn Dũng.
CÔNG TY CỔ PHẦN CONTECH GROUP
Sđt: 0913531718. Email: dungkts62@gmail.com
_________________________
Trình tự chi tiết các bước của một dự án phần đất đai và thủ tục chuyển nhượng
https://nghiemthuxaydung.com/trinh-tu-chi-tiet-cac-buoc-cua-mot-du-an-phan-dat-dai-va-thu-tuc-chuyen-nhuong_p156
Tóm tắt trình tự chi tiết các bước của một dự án đầu tư xây dựng - Đấu giá quyền sử dụng đất
https://nghiemthuxaydung.com/tom-tat-trinh-tu-chi-tiet-cac-buoc-dau-gia-quyen-su-dung-dat_p152
Tóm tắt trình tự chi tiết các bước của một dự án phần đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án
https://nghiemthuxaydung.com/tom-tat-trinh-tu-chi-tiet-dau-thau-lua-chon-nha-dau-tu-thuc-hien-du-an_p153
Chi tiết các bước của một dự án phần Quyết định chủ trương đầu tư - chỉ định Chủ đầu tư
https://nghiemthuxaydung.com/chi-tiet-cac-buoc-cua-mot-du-an-phan-quyet-dinh-chu-truong-dau-tu_p154
Trình tự chi tiết các bước của một dự án phần thủ tục cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư
https://nghiemthuxaydung.com/trinh-tu-phan-thu-tuc-cap-quyet-dinh-chu-truong-dau-tu-du-an-dau-tu_p155
Trình tự chi tiết các bước của một dự án phần Thiết kế xây dựng, chuẩn bị và quyết toán công trình
https://nghiemthuxaydung.com/trinh-tu-chi-tiet-cac-buoc-cua-mot-du-an-phan-thiet-ke-xay-dung-chuan-bi-va-quyet-toan-cong-trinh_p157