Hướng dẫn làm hồ sơ thanh quyết toán công trình theo quy định mới
Cách làm hồ sơ thanh quyết toán công trình là một trong những kỹ năng mà người làm việc trong lĩnh vực này cần phải nắm được và làm một cách thông thạo.
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Phần mềm quản lý thi công xây dựng bạn đang dùng chưa chắc đã phù hợp! Bài viết này giúp bạn nhận diện các lỗi thường gặp, cách tối ưu tiến độ – vật tư – dòng tiền và lựa chọn phần mềm chuẩn xây dựng Việt Nam
Rốt cuộc, bạn đang dùng phần mềm để quản lý... hay chỉ đang cố gồng mình chạy theo “chuyển đổi số 4.0”?
Đừng chỉ nhìn vào danh sách tính năng: tiến độ, chi phí, dòng tiền, nguồn lực – đó mới là phần "nói cho đủ". Cái cốt lõi nằm ở việc liệu các phần đó có liên kết với nhau một cách logic và thực tế, hay chỉ là mảnh ghép chắp vá thiếu kiểm soát?
Một phần mềm tốt không thể chỉ được “vẽ ra” trên giấy. Nó cần tâm huyết của người làm ra, phải đến từ trải nghiệm thực chiến, có nghiệp vụ vững và kinh nghiệm sâu trong ngành xây dựng – chứ không phải sản phẩm của sự sao chép rập khuôn.
Hãy nhìn lại công cụ bạn đang dùng: Liệu nó có đang giúp bạn điều hành hiệu quả, hay bạn đang cố gắng thích nghi với một sản phẩm không sinh ra cho mình?
Quản Lý Tiến Độ, Dòng Tiền, Vật Tư và Máy Móc: Phải Kết Nối Hay Sẽ Thất Bại?
Trong quá trình thi công xây dựng, các yếu tố như tiến độ, dòng tiền, vật tư, nhân công và máy móc không tồn tại độc lập, mà liên tục tương tác và phụ thuộc lẫn nhau. Tài nguyên – dù là tiền, vật tư hay nhân lực – đều bị chi phối bởi sự thay đổi trong từng khâu vận hành.
Tài nguyên như tiền, vật tư, nhân công, máy móc và mức độ hao hụt thực tế được tính toán từ đâu?
Chúng bị ảnh hưởng bởi yếu tố mấu chốt nào trong chuỗi điều hành công trường?
Khi chủ đầu tư liên tục nhắc đến tiến độ chậm, bạn lấy cơ sở nào để chứng minh bạn đang điều hành đúng, hay ít nhất là có kế hoạch phân bổ tài nguyên hợp lý?
Nếu bạn vẫn đang dựa vào sổ sách thủ công hay file Excel rời rạc, thì rất khó có thể trả lời chính xác những câu hỏi trên một cách kịp thời và có hệ thống.
Câu trả lời nằm ở việc kết nối toàn diện giữa các yếu tố cốt lõi trong thi công: tiến độ – dòng tiền – vật tư – nhân lực – thiết bị. Đây không chỉ là lý thuyết quản lý, mà là điều kiện bắt buộc nếu bạn muốn kiểm soát tốt dự án, giảm rủi ro và tối ưu chi phí.
Chỉ khi sử dụng một phần mềm quản lý dự án thi công chuyên sâu, có khả năng phản ánh tức thời các mối liên kết trên, bạn mới có thể:
Theo dõi tiến độ theo thời gian thực, phát hiện sớm các điểm nghẽn.
Điều phối vật tư, nhân công và thiết bị hợp lý, tránh lãng phí và chồng chéo.
Giảm hao hụt tài nguyên, tránh tình trạng máy móc dàn trải không hiệu quả.
Chủ động thích ứng trước mọi biến động về khối lượng, tiến độ, nhân lực hoặc điều kiện thi công thực tế.
Kết nối là chìa khóa – nếu thiếu nó, mọi công cụ quản lý chỉ dừng ở mức mô tả, chứ không thể điều hành thực tế.
Bạn giải được bài toán này, tức là bạn đã nắm được bản chất của mọi vấn đề quản lý thi công.
Khi theo dõi tiến độ thi công, nhiều người có xu hướng nhìn vào các biểu đồ tổng hợp với trạng thái "đạt – nhanh – chậm" và cho rằng kế hoạch thi công là một đường trung bình đều đặn mỗi ngày. Khi chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế chỉ khoảng 3-5%, bạn có thể cho rằng đó là "chấp nhận được".
Nhưng điều quan trọng không phải là mức chênh lệch bao nhiêu, mà là chênh lệch từ khi nào, ở hạng mục nào và tác động ra sao đến toàn bộ tiến độ chung. Nếu không xác định đúng điểm bắt đầu chậm trễ, bạn sẽ không thể có biện pháp khắc phục kịp thời.
Ví dụ: Nếu công trình đạt 95% kế hoạch, tức chậm 5% – thì liệu đã đủ đáng lo? Hay chỉ khi chậm vượt 10% mới đáng báo động? Ngược lại, nếu vội vàng kết luận chỉ vì lệch 1–2%, đôi khi lại là phản ứng thái quá – đặc biệt với các dự án lớn, mức sai lệch này hoàn toàn nằm trong ngưỡng kỹ thuật cho phép.
Tuy nhiên, dù nhanh hơn hay chậm hơn kế hoạch, mỗi thay đổi đều yêu cầu điều chỉnh lại toàn bộ kế hoạch thi công và phân bổ tài nguyên phù hợp. Việc này không thể dựa vào cảm tính. Bạn cần xác định rõ:
Cần bổ sung bao nhiêu nhân lực?
Thiếu vật tư ở đâu?
Có cần tăng máy móc hay giảm thiết bị không?
Nếu phần mềm bạn đang dùng chỉ dừng ở mức “báo cáo nhanh/chậm” mà không đưa ra hướng điều phối cụ thể, thì đó chưa phải là phần mềm quản lý tiến độ thi công đúng nghĩa.
Tiêu Hao Vượt Định Mức: Vì Sao Phần Mềm Hiện Tại Không Cảnh Báo Kịp Thời?
Vật tư và tài nguyên luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí xây dựng. Vì vậy, kiểm soát tiêu hao vật tư không chỉ là việc cần làm, mà là yếu tố sống còn của mỗi công trình. Một sai lệch nhỏ cũng có thể kéo theo thất thoát hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
Giá đấu thầu hiện nay thường đã được tính toán rất sát. Nếu trong quá trình thi công xảy ra tiêu hao vượt định mức, doanh nghiệp gần như chắc chắn rơi vào tình trạng lỗ. Rủi ro càng lớn khi thiếu cơ chế giám sát kịp thời, đặc biệt trong những giai đoạn thi công cao điểm hoặc khi nhân sự biến động liên tục.
Việc quản lý vật tư đúng nghĩa phải đảm bảo rằng: sau mỗi ngày, mỗi tháng hoặc mỗi kỳ thanh toán, sản lượng thi công phải được đối chiếu ngay với mức tiêu hao thực tế – từ đó xác định chênh lệch, điều chỉnh và phòng ngừa thất thoát.
Thực tế cho thấy, nhiều phần mềm quản lý hiện nay chỉ cung cấp số liệu tổng hợp, không theo dõi sản lượng thi công theo thời gian thực hoặc theo từng đợt thanh toán. Điều này dẫn đến tình trạng: chỉ đến khi dự án kết thúc, người quản lý mới “ngã ngửa” vì vật tư vượt định mức thầu quá xa.
Một phần nguyên nhân đến từ việc thiếu liên kết giữa dữ liệu vật tư – tiến độ – tổ đội thi công. Khi dữ liệu không được cập nhật thường xuyên hoặc không phản ánh theo tổ đội thực tế, rất khó truy vết:
Giai đoạn nào phát sinh thất thoát?
Tổ đội nào gây tiêu hao bất thường?
Khâu nào trong chuỗi cung ứng thiếu kiểm soát?
Một phần mềm quản lý vật tư hiệu quả cần có khả năng cảnh báo theo thời gian thực, tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn, và đưa ra báo động khi vượt ngưỡng cho phép. Chỉ như vậy mới giúp người quản lý chủ động xử lý – thay vì chỉ phản ứng sau khi mọi chuyện đã rồi.
Bạn có biết một chiếc xe lu rung nếu chỉ chạy mà không rung hoặc rung nhẹ thì mức độ tiêu hao nhiên liệu và hiệu quả thi công sẽ khác nhau hoàn toàn?
Vậy nếu bạn đang quản lý vài chục đến vài trăm thiết bị, xe máy thi công, bạn đã bao giờ tự hỏi:
Một chiếc xe lu rung nếu không bật chế độ rung, động cơ chỉ quay khoảng 400–500 vòng/phút.
Nếu rung nhẹ, vòng tua tăng lên khoảng 800 vòng/phút.
Còn nếu rung đúng tiêu chuẩn (rung mạnh), vòng tua sẽ đạt từ 1200 đến 1350 vòng/phút.
Điều đó có nghĩa là: nếu chỉ “lu cho có” mà không rung, chiếc xe chỉ tiêu hao khoảng 1/3 lượng dầu so với khi vận hành đúng rung để đạt độ chặt theo yêu cầu kỹ thuật. Bạn thấy đấy, hiệu quả kỹ thuật và tiêu hao nhiên liệu khác nhau hoàn toàn, nhưng nếu không kiểm soát, bạn sẽ không bao giờ biết đang mất mát ở đâu.
➤ Những gì nêu trên chỉ là một trong rất nhiều vấn đề xuất phát từ việc quản lý yếu kém hoặc sử dụng công cụ quản lý không đủ hiệu quả.
Đến đây, có lẽ bạn đang tự hỏi: Người viết những dòng này là ai? Vì sao lại có thể hiểu sâu, nhìn rõ và nói trúng nhiều vấn đề đến vậy?
Tôi là tác giả và người trực tiếp phát triển các phần mềm chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm:
Đội ngũ lập trình phần mềm là Kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp tại ĐH bách khoa Hồ Chí Minh
TÓM TẮT CÁC TÍNH NĂNG CHÍNH NỔI BẬT TRONG BỘ PHẦN MỀM XÂY DỰNG
Dưới đây là tóm tắt các tính năng chính của Phần mềm Quản lý Dự án Đầu tư 360, Quản lý Dự án Thi công 360, và Nghiệm thu Xây dựng 360, được thiết kế dành riêng cho ngành xây dựng, tích hợp công nghệ hiện đại (BIM, CDE), tuân thủ Nghị định 175/2024 và Quyết định 258/QĐ-TTg, mang lại giải pháp toàn diện, dễ sử dụng cho chủ đầu tư, nhà thầu và đơn vị thi công.
Hệ sinh thái khép kín: Ba phần mềm tạo thành hệ thống toàn diện, phục vụ từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến hoàn công – thanh toán. Giải pháp này được thiết kế riêng cho ngành xây dựng Việt Nam, cập nhật đúng quy định pháp lý, phù hợp thực tế thi công, dễ dùng, dễ triển khai, mạnh về nghiệp vụ.
Dịch vụ tùy chỉnh: Chúng tôi nhận nâng cấp và phát triển phần mềm theo yêu cầu riêng của từng khách hàng, đồng hành cùng doanh nghiệp để tối ưu hiệu quả vận hành, đảm bảo chất lượng sản phẩm cao nhất và sự hài lòng lâu dài của người dùng.
Liên hệ trực tiếp Mr. Thắng – 090 336 7479 để nhận tư vấn và trải nghiệm miễn phí.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn làm hồ sơ thanh quyết toán công trình theo quy định mới
Cách làm hồ sơ thanh quyết toán công trình là một trong những kỹ năng mà người làm việc trong lĩnh vực này cần phải nắm được và làm một cách thông thạo.
Trách nhiệm của chủ đầu tư về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Trách nhiệm của chủ đầu tư về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng được quy định tại Điều 2 Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
Một số lưu ý trong quá trình nghiệm thu công trình.
Quy trình nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Đây được hiểu là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng.
Biên bản nghiệm thu giai đoạn, quy định pháp luật về nghiệm thu giai đoạn hoặc bộ phận công trình
Nghị định 46/2015/NĐ-CP quy định về Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, thành phần tham gia ký biên bản nghiệm thu.
Quy định về biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình theo quy định mới
Các quy định về nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
Trả lời thắc mắc về biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn và hoàn thành hạng mục công trình
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 46/2015/NĐ-CP chủ đầu tư không được phép đơn phương tổ chức nghiệm thu giai đoạn, bộ phận công trình xây dựng khi không có sự tham gia của nhà thầu thi công
Hình thức và cách viết nhật ký thi công xây dựng mới nhất
Thông tư 26/2016/TT-BXD cho phép nhật ký thi công được phép đánh máy không bắt buộc phải viết tay.
Nhật ký thi công xây dựng có cho phép ghi gộp ngày không?
Quy định nào cho phép ghi gộp ngày trong nhật ký?
Có cần làm phiếu yêu cầu nghiệm thu và biên bản nội bộ không? Chi tiết nội dung
Phiếu yêu cầu của nhà thầu có bắt buộc gửi trước khi nghiệm thu không?
Phiếu yêu cầu nghiệm thu xây dựng, các biểu mẫu thông dụng và một số vấn đề cần quan tâm khi lập
Những biểu mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu thông dụng thường được sử dụng rộng rãi, và một số vấn đề cần quan tâm khi lập phiếu yêu cầu
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng và các vấn đề cần quan tâm trong công tác nghiệm thu
Những điểm cần lưu ý khi tiến hành công tác nghiệm thu công việc xây dựng và lập biên bản nghiệm thu.
Biểu mẫu thanh toán 8b sử dụng thế nào và có khác gì so với mẫu 3a và 04? khi nào dùng mẫu 8a
So sánh số liệu mẫu 8b và mẫu 3a với 04 và khi nào thì sử dụng mẫu 8a và khi nào dùng 8b. Phần mềm Nghiệm thu và Quản lý chất lượng 360 sẻ giới thiệu bạn nội dung này
Hướng dẫn ghi biểu mẫu 8b Nghị định 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 thay thế mẫu 3a và 04 năm 2016
Phần mềm Nghiệm thu, Quyết tóan 360 hướng dẫn cách sử dụng mẫu 8b thay thế mẫu 3a và 04 cũ, thành phần ký có hơi khác chút
Quản lý biên bản nghiệm thu xây dựng - Nghiệm thu khối lượng
Ngoài việc có kết quả trước khi bắt tay vào công việc thi công thì cần có biên bản theo dõi chất lượng bê tông, số lượng vữa xây trát, ốp lát, sơn, đắp đất.... Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách quản lý biên bản nghiệm thu xây dựng mà bạn không nên bỏ lỡ.