Một số lưu ý trong quá trình nghiệm thu công trình.
Quy trình nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Đây được hiểu là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng.
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
1. Công tác trát
Lớp trát để che bọc các mặt kết cấu gạch đá, kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, kết cấu tháp (khicần), kết cấu tre, nứa gỗ,… cần phải có những quy định cụ thể cho mỗi loại kết cấu và loại vữa và chất lượng vữa trát, trình tự thi công,…
Trước khi trát, bề mặt kết cấu phải được làm sạch, cọ rửa hết bụi bẩn, rêu bám, các vết dầu mỡ và tưới ẩm: nhưng vết lồi lõm và gồ gề, vón cục vôi, vữa dính trên mặt kết cấu phải được đắp thêm hay đẽo tẩy cho phẳng.
Nếu bề mặt kết cấu không đủ độ nhám cho lớp vữa bám dính như bề mặt bê tông đúc trong ván khuôn thép, mặt kim loại, mặt gỗ dán, gỗ bào nhẵn… trước khi trát phải gia công tạo nhám bằng cách phun cát hay gia công vữa xi măng, vẩy cát lên mặt kết cấu, hoặc khía ô quả trám. phải trát thử một vài chỗ để xác định độ dính kết cần thiết
Ở những vị trí tiếp giáp giữa hai kết cấu bằng vật liệu khác nhau, trước khi trát phải gắn trải một lớp lưới thép phủ kín chiều dày mạch gép và trùm về hai bên ít nhất một đoạn từ 15 đến 20cm. Kích thích của ô lưới không lớn hơn từ 4 đến 5cm.
Chiều dày lớp vữa phụ thuộc chất lượng mặt trát, loại kết cấu, loại vữa sử dụng và cách thi công trát.
Chiều dày lớp trát trần từ 10 đến 15mm; nếu trát dày hơn phải có biện pháp chống lở bằng cách trát lên lưới thép hay thực hiện trát nhiều lớp.
Chiều dày lớp trát phẳng đối với kết cấu tường thông thường không nên quá 12mm khi trát chất lượng cao hơn - không quá 15mm và chất lượng đặc biệt cao - không quá 20mm.
Khi trát dày hơn 8mm, phải trát làm nhiều lớp, mỗi lớp không dày quá 8mm và không mỏng hơn 5mm(khi trát bằng vữa vôi).
Lấy mũi bay kẻ thành ô trám để tăng độ bám dính giữa các lớp. ô trám có cạnh khoảng 60mm, vạch sâu 2 đến 3mm.
Lớp trát phải phẳng. khi lớp trát trước xe mặt mới trát tiếp lớp sau. Nếu lớp trước đã khô mặt thì phải tưới nước để trát tiếp.
• Nếu trát bằng vữa xi măng, chiều dày mỗi lớp không được quá 5mm. Lớp trát tạo phẳng mặt, không dày quá 2mm. Đối với trát trang trí (trát mài, trát rửa, trát băm…). Cho phép lớp trát cuối cùng dày 5mm. Lớp trát ngoài cũng được thực hiện khi các lớp lót đã đóng rắn.
Ở những phòng thường xuyên ẩm ướt như khu vệ sịnh, phòng tắm rửa, lớp trát phải dùng vữa xi măng để chống thấm và tăng độ bàm dính giữa các lớp trát.
Vữa dùng để trát nhám mặt các lớp lót phải lọc qua lưới sàng 3 x3mm vữa dùng cho lớp hoàn thiện phải nhắn mặt ngoài, phải lọc qua lưới sàng 1,5 x 1,5mm.
Độ sụt của vữa lúc bắt đầu trát lên kết cấu, phụ thuộc vào điều kiện và phương tiện thi công được quy định trong bảng 2.
Bảng 2- Độ sụt của vữa trát
Trát vẩy - khi tạo mặt trát nhám (trát gai) có thể dùng bơm phun vữa bám vào tường hoặc dùng chổi vẩy nhiều lần khi lớp trước se khô mới vẩy tiếp lớp sau. Vữa vẩy phải bám đều lên mặt trát.
Trát lộ sỏi - mặt trát lộ sỏi bằng vữa xi măng có lẫn sỏi bay đá dăm có cỡ hạt từ 6 - 12mm. Khi vữađòng rắn sau lúc trát khoảng từ 4 - 5giờ (phụ thuộc vào thời gian và độ ẩm không khí ) thì tiến hành đánh sạch lớp vữa ngoài để lộ sỏi hay đá.
Trát mài - Trước hết phải làm lớp trát lót cho phẳng mặt. Chiều dài lớp lót từ 10 - 15mm, bằng vữa xi măng, cát vàng có thành phần 1:4 (xi măng; cát vang). Vạch ô trám bằng mũi bay lên lớp lót này và chờ cho lớp lót khô. Lớp trát mặt ngoài gồm xi măng trắng, bột đá mịn, bột màu và đá hạt có kích cỡ từ 5mm đến 8mm. Trình tự thao tác như sau: trộn bột đá với xi măng trắng rồi trộn tiếp với bột màu. Khi đã ưng ý bột hỗn hợp này thì cho đá hạt vào trộn đều. Sau cùng cho nước vữa dẻo. Dùng bàn xoa xát mạnh lớp vữa này lên mặt trát và là cho phẳng mặt. Sau khi mạng lớp vữa này được 24 giờ dùng đá mài thô mài cho lộ đá và mặt phẳng. Khi mài phải đổ nhẹ nước cho trôi bột đá. Càng mài kĩ mặt trát sau này càng đẹp.
Trong khi mài có thể bị sứt, lõm do bong, một vài hạt đá. Lấy hốn hợp xi măng trắng, bột đá và màu xoa lên mặt vừa mài cho hết lõm. Chờ 3 hoặc 4 ngày sau mài lại bằng đá mài mịn. Phơi khô mặt đá mài mịn, đánh bóng bằng xi không màu cho lớp xi thấm sâu vào lớp trát.
Trát rửa - công việc trát rửa ban đầu cũng tiến hành giống như trát mài. Khi vữa trát đã đóng rắn, bảo đảm độ bám chắc của cốt liệu với vữa và với lớp trát bên trong, khoảng 2giờ sau thì tiến hành rửa nước bằng chổi mịn,mặt trát phải sạch và lộ đều, không có vết bẩn, vữa bám cục bộ. Mặt trát phải bảo quản cẩn thận cho đến khi thật khô.
Trát băm - công tác trát cũng thực hiện như trát mài, trát rửa và bằng hôn hợp vữa tương tự. Sau khi trát khoảng từ 6 đến 7 ngày, tiến hành băm. Trước khi băm cần kẻ các đường viền gờ, mạch trạng trí theo thiết kế và băm trên bề mặt giới hạn bởi các đường kẻ đó.
Dụng cụ băm là búa đầu nhọn, chiều băm phải vuông góc với mặt trát và thật đều tay, để lộ các hạt đá và đồng nhất về màu sắc.
Trường hợp có yêu cầu cao về chất lượng mặt trát như độ phẳng, độ chính xác các đường cong thì trước khi trát phải gắn các điểm làm mốc định vị hay khống chế chiều dày lớp vữa trát vữa làm mốc chuẩn cho việc thi công.
Khi lớp vữa trát chưa cứng không được va trạm hay rụng động, bảo vệ mặt trát không để nước chảy qua hạt, chịu nóng, lạnh đột ngột và cục bộ.
Đối với vữa trát bề mặt bên trong nhà, không cho phép sử dụng phụ gia có chứa Clo.
2. Khi nghiệm thu công tác trát, phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
• Lớp vữa trát phải bám dính chắc với kết cấu, không bị bong, bộp. Kiểm tra độ bám dính thực hiện bằng cách gõ nhẹ lên mặt trát. tất cả những chỗ có tiếng bộp phải phá ra trát lại.
• Bề mặt vữa trát không được có vết rạn chân chim, không có vết vữa chảy, vết hằn của dụng cụ trát, vết lồi lõm, gồ ghề cục bộ, cũng như các khuyết tật khác ở góc, cạnh, gờ chân tường, gờ chân cửa, chỗ tiếp giáp với các vị trí đặt thiết bị điện, vệ sịnh thoát nước…
• Các đường gờ cạnh của tường phải phẳng, sắc nét. Các đường vuông góc phải kiểm tra bằng thước kể vuông. Các cạnh của cửa sổ cửa đi phải song song nhau. Mặt trên của bên cửa có độ dốc theo thiết kế. Lớp vữa trát phải chén sâu vào dưới nẹp khuôn cửa ít nhất là 10mm
Độ sai lệch cho phép của bề mặt trát kiểm tra theo các trị số cho ở bảng 3.
Bảng 3- Độ sai lệch cho phép của bề mặt trát hoàn thiện
Bài viết liên quan
Một số lưu ý trong quá trình nghiệm thu công trình.
Quy trình nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Đây được hiểu là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng.
Biên bản nghiệm thu giai đoạn, quy định pháp luật về nghiệm thu giai đoạn hoặc bộ phận công trình
Nghị định 46/2015/NĐ-CP quy định về Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, thành phần tham gia ký biên bản nghiệm thu.
Quy định về biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình theo quy định mới
Các quy định về nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
Trả lời thắc mắc về biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn và hoàn thành hạng mục công trình
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 46/2015/NĐ-CP chủ đầu tư không được phép đơn phương tổ chức nghiệm thu giai đoạn, bộ phận công trình xây dựng khi không có sự tham gia của nhà thầu thi công
Hình thức và cách viết nhật ký thi công xây dựng mới nhất
Thông tư 26/2016/TT-BXD cho phép nhật ký thi công được phép đánh máy không bắt buộc phải viết tay.
Nhật ký thi công xây dựng có cho phép ghi gộp ngày không?
Quy định nào cho phép ghi gộp ngày trong nhật ký?
Có cần làm phiếu yêu cầu nghiệm thu và biên bản nội bộ không? Chi tiết nội dung
Phiếu yêu cầu của nhà thầu có bắt buộc gửi trước khi nghiệm thu không?
Phiếu yêu cầu nghiệm thu xây dựng, các biểu mẫu thông dụng và một số vấn đề cần quan tâm khi lập
Những biểu mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu thông dụng thường được sử dụng rộng rãi, và một số vấn đề cần quan tâm khi lập phiếu yêu cầu
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng và các vấn đề cần quan tâm trong công tác nghiệm thu
Những điểm cần lưu ý khi tiến hành công tác nghiệm thu công việc xây dựng và lập biên bản nghiệm thu.
Biểu mẫu thanh toán 8b sử dụng thế nào và có khác gì so với mẫu 3a và 04? khi nào dùng mẫu 8a
So sánh số liệu mẫu 8b và mẫu 3a với 04 và khi nào thì sử dụng mẫu 8a và khi nào dùng 8b. Phần mềm Nghiệm thu và Quản lý chất lượng 360 sẻ giới thiệu bạn nội dung này
Hướng dẫn ghi biểu mẫu 8b Nghị định 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 thay thế mẫu 3a và 04 năm 2016
Phần mềm Nghiệm thu, Quyết tóan 360 hướng dẫn cách sử dụng mẫu 8b thay thế mẫu 3a và 04 cũ, thành phần ký có hơi khác chút
Quản lý biên bản nghiệm thu xây dựng - Nghiệm thu khối lượng
Ngoài việc có kết quả trước khi bắt tay vào công việc thi công thì cần có biên bản theo dõi chất lượng bê tông, số lượng vữa xây trát, ốp lát, sơn, đắp đất.... Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách quản lý biên bản nghiệm thu xây dựng mà bạn không nên bỏ lỡ.
Biên bản nghiệm thu vật liệu đóng và ép cọc theo tiêu chuẩn nghiệm thu TCVN 9394-2012
Công việc nghiệm thu thi công đóng cọc và ép cọc được tiến hành và thi công dựa vào hồ sơ cũng như biên bản nghiệm thu vật liệu xây của tiêu chuẩn nghiệm thu TCVN 9394-2012
Thành phần ký biên bản nghiệm thu các công trình xây dựng quy định như nào?
Bất kì công trình xây dựng nào trước khi được đưa vào hoạt động sử dụng cũng đều được kiểm tra nghiệm thu các công trình xây dựng nhằm đảm bảo công trình đó đảm bảo yêu cầu ban đầu đề ra cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng.