Kỹ thuật thi công và nghiệm thu công tác ốp tường
Nghiệm thu xây dựng 360 giới thiệu Kỹ thuật thi công và nghiệm thu công tác ốp tường
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
1. Công tác trát
Lớp trát để che bọc các mặt kết cấu gạch đá, kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, kết cấu tháp (khicần), kết cấu tre, nứa gỗ,… cần phải có những quy định cụ thể cho mỗi loại kết cấu và loại vữa và chất lượng vữa trát, trình tự thi công,…
Trước khi trát, bề mặt kết cấu phải được làm sạch, cọ rửa hết bụi bẩn, rêu bám, các vết dầu mỡ và tưới ẩm: nhưng vết lồi lõm và gồ gề, vón cục vôi, vữa dính trên mặt kết cấu phải được đắp thêm hay đẽo tẩy cho phẳng.
Nếu bề mặt kết cấu không đủ độ nhám cho lớp vữa bám dính như bề mặt bê tông đúc trong ván khuôn thép, mặt kim loại, mặt gỗ dán, gỗ bào nhẵn… trước khi trát phải gia công tạo nhám bằng cách phun cát hay gia công vữa xi măng, vẩy cát lên mặt kết cấu, hoặc khía ô quả trám. phải trát thử một vài chỗ để xác định độ dính kết cần thiết
Ở những vị trí tiếp giáp giữa hai kết cấu bằng vật liệu khác nhau, trước khi trát phải gắn trải một lớp lưới thép phủ kín chiều dày mạch gép và trùm về hai bên ít nhất một đoạn từ 15 đến 20cm. Kích thích của ô lưới không lớn hơn từ 4 đến 5cm.
Chiều dày lớp vữa phụ thuộc chất lượng mặt trát, loại kết cấu, loại vữa sử dụng và cách thi công trát.
Chiều dày lớp trát trần từ 10 đến 15mm; nếu trát dày hơn phải có biện pháp chống lở bằng cách trát lên lưới thép hay thực hiện trát nhiều lớp.
Chiều dày lớp trát phẳng đối với kết cấu tường thông thường không nên quá 12mm khi trát chất lượng cao hơn - không quá 15mm và chất lượng đặc biệt cao - không quá 20mm.
Khi trát dày hơn 8mm, phải trát làm nhiều lớp, mỗi lớp không dày quá 8mm và không mỏng hơn 5mm(khi trát bằng vữa vôi).
Lấy mũi bay kẻ thành ô trám để tăng độ bám dính giữa các lớp. ô trám có cạnh khoảng 60mm, vạch sâu 2 đến 3mm.
Lớp trát phải phẳng. khi lớp trát trước xe mặt mới trát tiếp lớp sau. Nếu lớp trước đã khô mặt thì phải tưới nước để trát tiếp.
• Nếu trát bằng vữa xi măng, chiều dày mỗi lớp không được quá 5mm. Lớp trát tạo phẳng mặt, không dày quá 2mm. Đối với trát trang trí (trát mài, trát rửa, trát băm…). Cho phép lớp trát cuối cùng dày 5mm. Lớp trát ngoài cũng được thực hiện khi các lớp lót đã đóng rắn.
Ở những phòng thường xuyên ẩm ướt như khu vệ sịnh, phòng tắm rửa, lớp trát phải dùng vữa xi măng để chống thấm và tăng độ bàm dính giữa các lớp trát.
Vữa dùng để trát nhám mặt các lớp lót phải lọc qua lưới sàng 3 x3mm vữa dùng cho lớp hoàn thiện phải nhắn mặt ngoài, phải lọc qua lưới sàng 1,5 x 1,5mm.
Độ sụt của vữa lúc bắt đầu trát lên kết cấu, phụ thuộc vào điều kiện và phương tiện thi công được quy định trong bảng 2.
Bảng 2- Độ sụt của vữa trát
Trát vẩy - khi tạo mặt trát nhám (trát gai) có thể dùng bơm phun vữa bám vào tường hoặc dùng chổi vẩy nhiều lần khi lớp trước se khô mới vẩy tiếp lớp sau. Vữa vẩy phải bám đều lên mặt trát.
Trát lộ sỏi - mặt trát lộ sỏi bằng vữa xi măng có lẫn sỏi bay đá dăm có cỡ hạt từ 6 - 12mm. Khi vữađòng rắn sau lúc trát khoảng từ 4 - 5giờ (phụ thuộc vào thời gian và độ ẩm không khí ) thì tiến hành đánh sạch lớp vữa ngoài để lộ sỏi hay đá.
Trát mài - Trước hết phải làm lớp trát lót cho phẳng mặt. Chiều dài lớp lót từ 10 - 15mm, bằng vữa xi măng, cát vàng có thành phần 1:4 (xi măng; cát vang). Vạch ô trám bằng mũi bay lên lớp lót này và chờ cho lớp lót khô. Lớp trát mặt ngoài gồm xi măng trắng, bột đá mịn, bột màu và đá hạt có kích cỡ từ 5mm đến 8mm. Trình tự thao tác như sau: trộn bột đá với xi măng trắng rồi trộn tiếp với bột màu. Khi đã ưng ý bột hỗn hợp này thì cho đá hạt vào trộn đều. Sau cùng cho nước vữa dẻo. Dùng bàn xoa xát mạnh lớp vữa này lên mặt trát và là cho phẳng mặt. Sau khi mạng lớp vữa này được 24 giờ dùng đá mài thô mài cho lộ đá và mặt phẳng. Khi mài phải đổ nhẹ nước cho trôi bột đá. Càng mài kĩ mặt trát sau này càng đẹp.
Trong khi mài có thể bị sứt, lõm do bong, một vài hạt đá. Lấy hốn hợp xi măng trắng, bột đá và màu xoa lên mặt vừa mài cho hết lõm. Chờ 3 hoặc 4 ngày sau mài lại bằng đá mài mịn. Phơi khô mặt đá mài mịn, đánh bóng bằng xi không màu cho lớp xi thấm sâu vào lớp trát.
Trát rửa - công việc trát rửa ban đầu cũng tiến hành giống như trát mài. Khi vữa trát đã đóng rắn, bảo đảm độ bám chắc của cốt liệu với vữa và với lớp trát bên trong, khoảng 2giờ sau thì tiến hành rửa nước bằng chổi mịn,mặt trát phải sạch và lộ đều, không có vết bẩn, vữa bám cục bộ. Mặt trát phải bảo quản cẩn thận cho đến khi thật khô.
Trát băm - công tác trát cũng thực hiện như trát mài, trát rửa và bằng hôn hợp vữa tương tự. Sau khi trát khoảng từ 6 đến 7 ngày, tiến hành băm. Trước khi băm cần kẻ các đường viền gờ, mạch trạng trí theo thiết kế và băm trên bề mặt giới hạn bởi các đường kẻ đó.
Dụng cụ băm là búa đầu nhọn, chiều băm phải vuông góc với mặt trát và thật đều tay, để lộ các hạt đá và đồng nhất về màu sắc.
Trường hợp có yêu cầu cao về chất lượng mặt trát như độ phẳng, độ chính xác các đường cong thì trước khi trát phải gắn các điểm làm mốc định vị hay khống chế chiều dày lớp vữa trát vữa làm mốc chuẩn cho việc thi công.
Khi lớp vữa trát chưa cứng không được va trạm hay rụng động, bảo vệ mặt trát không để nước chảy qua hạt, chịu nóng, lạnh đột ngột và cục bộ.
Đối với vữa trát bề mặt bên trong nhà, không cho phép sử dụng phụ gia có chứa Clo.
2. Khi nghiệm thu công tác trát, phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
• Lớp vữa trát phải bám dính chắc với kết cấu, không bị bong, bộp. Kiểm tra độ bám dính thực hiện bằng cách gõ nhẹ lên mặt trát. tất cả những chỗ có tiếng bộp phải phá ra trát lại.
• Bề mặt vữa trát không được có vết rạn chân chim, không có vết vữa chảy, vết hằn của dụng cụ trát, vết lồi lõm, gồ ghề cục bộ, cũng như các khuyết tật khác ở góc, cạnh, gờ chân tường, gờ chân cửa, chỗ tiếp giáp với các vị trí đặt thiết bị điện, vệ sịnh thoát nước…
• Các đường gờ cạnh của tường phải phẳng, sắc nét. Các đường vuông góc phải kiểm tra bằng thước kể vuông. Các cạnh của cửa sổ cửa đi phải song song nhau. Mặt trên của bên cửa có độ dốc theo thiết kế. Lớp vữa trát phải chén sâu vào dưới nẹp khuôn cửa ít nhất là 10mm
Độ sai lệch cho phép của bề mặt trát kiểm tra theo các trị số cho ở bảng 3.
Bảng 3- Độ sai lệch cho phép của bề mặt trát hoàn thiện
Bài viết liên quan
Kỹ thuật thi công và nghiệm thu công tác ốp tường
Nghiệm thu xây dựng 360 giới thiệu Kỹ thuật thi công và nghiệm thu công tác ốp tường
Mẫu công văn chấp thuận lập nhật ký thi công bằng máy trên phần mềm Nghiệm thu xây dựng 360
Mẫu chấp thuận lập nhật ký thi công xây dựng bằng máy tính
Phát hiện bất ngờ về phần mềm nghiệm thu, quản lý chất lượng và so sánh với phiên bản Crack
Có rất nhiều cách làm hồ sơ nghiệm thu, QLCL nhưng vì sao bạn chọn 360?
Một số từ tiếng anh thông dụng chuyên ngành cấp thoát nước
Nghiệm thu xây dựng 360 sưu tầm Một số từ tiếng anh thông dụng chuyên ngành cấp thoát nước
Nguyên nhân và cách khắc phục ăn mòn bê tông cốt thép
Phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 tổng hợp Nguyên nhân và cách khắc phục ăn mòn bê tông cốt thép
[Hướng dẫn] công tác lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng.
Hướng dẫn công tác kiểm tra, lấy mẫu thí nghiệm vật liệu và cấu kiện xây dựng Khi thi công - nghiệm thu công trình, hạng mục công trình xây dựng.
THÔNG TƯ Số 34/2020/TT-BTC QUY ĐỊNH MỨC THU, NỘP PHÍ, LỆ PHÍ TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
Từ ngày 05 tháng 5 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020, nộp phí bằng 50% mức phí quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 209/2016/TT-BTC
Những lưu ý khi tháo dỡ cốt pha đà giáo cột, dầm, sàn, thang, móng,....
Cốt pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ cốt pha, đà giáo, cần tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va trạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông.
Phương pháp kiểm tra độ sụt bê tông và một số lưu ý
Phương pháp thực hiện: Kiểm tra độ sụt bê tông được thực hiện theo tiêu chuẩn “ TCVN 3106 – 1993 HỖN HỢP BÊ TÔNG NẶNG - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘ SỤT”
Một số lưu ý khi tiến hành đào và san lấp hố móng
Đào hố móng và san lấp hố móng là hai quá trình quan trọng khi thi công một công trình xây dựng. Móng nhà quyết định đến sự bền vững, kiên cố của ngôi nhà, vì thế quá trình đào và san lấp hố móng cần phải được thực hiện cẩn trọng và tuân theo quy trình chuẩn đã đề ra.
QUY ĐỊNH VỀ HỢP CHUẨN, HỢP QUY CO-CQ THEO QCVN 16:2017/BXD
GIấy hợp chuẩn và hợp quy là quy định bắt buộc trong hồ sơ thanh toán
Quy trình kiểm tra, nghiệm thu cốt pha, cốt thép móng trước khi đổ bê tông
Kiểm tra, nghiệm thu cốt pha móng
Kiểm tra lại kích thước hình học cần thiết của móng đúng với yêu cầu thiết kế.
Kiểm tra, nghiệm thu cốt thép móng
Cốt thép thi công phải đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại đã thoả thuận trong hợp đồng xây dựng.
Những điều bạn cần biết khi làm hồ sơ nghiệm thu vật liệu đầu vào.
Nghiệm thu vật liệu đầu vào là một trong những khâu cơ bản và quan trọng trong quá trình xây dựng. Vậy việc nghiệm thu được quy định ra sao? Hồ sơ như thế nào? Bài viết dưới đây của nghiệm thu xây dựng sẽ giúp bạn đọc có những cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn về vấn đề này.
Một số lưu ý khi lập hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo quy định hiện hành
Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 20 Nghị định 37/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết về hợp đồng xây
Hướng dẫn trình tự làm hồ sơ thanh toán theo mẫu 8b Nghị định 11/2020/NĐ-CP có ví dụ minh họa
Phần mềm nghiệm thu, hoàn công, quyết toán 360 giới thiệu đến bạn cách làm bộ hồ sơ hoàn chỉnh theo mẫu 8b quy định mới nhất của NĐ11/2020/NĐ-CP