Một số lưu ý trong quá trình nghiệm thu công trình.
Quy trình nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Đây được hiểu là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng.
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Quy trình giám sát thi công xây dựng có vai trò rất quan trọng đảm bảo công trình được giám sát toàn diện giúp bảo đảm chất lượng công trình mục tiêu xây dựng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư. Việc giám sát thi công xây dựng công trình được quy định cụ thể tại Điều 120, Điều 121, Điều 122 Luật xây dựng năm 2014 số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 Luật xây dựng quy định về quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng, và Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Một quy trình giám sát thi công xây dựng chuẩn và hợp lý sẽ đảm bảo công trình thi công đảm bảo hiệu quả hơn, giám sát toàn bộ hoạt động của nhà thầu giúp công trình đảm bảo an toàn, đạt chất lượng và đúng tiến độ thời gian thực hiện hợp đồng của thầu xây dựng.
+ Chủ đầu tư tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình;
+ Tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực được chủ đầu tư thuê giám sát thi công xây dựng công trình;
+ Đối với loại hợp đồng tổng thầu thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, trong hợp đồng có quy định về quyền giám sát của tổng thầu:
– Tổng thầu thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện;
– Nhà thầu tư vấn đủ điều kiện năng lực được tổng thầu thuê giám sát (với điều kiện tổng thầu có quyền thực hiện giám sát);
– Chủ đầu tư kiểm tra việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của tổng thầu bằng cách cử đại diện tham gia kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình với điều kiện có sự thỏa thuận trước với tổng thầu trong kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu.
+ Đối với các công trình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách:
– Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình phải độc lập với các nhà thầu thi công xây dựng và các nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình;
– Tổ chức giám sát thi công xây dựng không được tham gia kiểm định chất lượng công trình xây dựng do mình giám sát;
– Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình không được tham gia kiểm định chất lượng sản phẩm có liên quan đến vật tư, thiết bị do mình cung cấp.
+ Việc giám sát thi công được thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;
+ Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;
+ Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
+ Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện;
+ Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107 của Luật Xây dựng;
+ Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
+ Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt;
+ Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;
+ Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;
+ Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi công của công trình;
+ Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;
+ Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn, quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động;
+ Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;
+ Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này;
+ Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;
+ Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng;
+ Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;
+ Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng;
+ Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
- Đây là bước đầu tiên rất quan trọng trong công tác tư vấn giám sát, kỹ sư tư vấn có trách nhiệm và nghĩa vụ khảo sát, kiểm tra đánh giá thật kỹ hồ sơ thiết kế thi công, thẩm tra dự toán cùng các quy chuẩn kỹ thuật xây dựng được áp dụng và đối chiếu thực tế với hiện trạng thi công để kịp thời phát hiện các thiếu sót và đề ra các giải pháp hiệu quả đảm bảo chất lượng công trình tốt hơn và giảm thiểu các chi phí phát sinh không đáng có.
- Kỹ sư trưởng phụ trách công tác giám sát sẽ căn cứ vào toàn bộ hồ sơ thiết kế đã được chỉnh sữa nếu có kết hợp với các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cùng tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành để lập ra kế hoạch công tác thực hiện chức năng giám sát thi công công trình xây dựng.
- Kiểm tra và đánh giá toàn bộ hồ sơ thiết kế thi công từng hạng mục công trình để đảm bảo tất cả đều thực hiện đúng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và kỹ thuật xây dựng.
- Kỹ sư giám sát có trách nhiệm bao quát và giám sát chặt chẽ từng hạng mục thi công, kiểm tra từng số liệu thống kê về địa chất nơi xây dựng đối chiếu với thực tế hiện trường để kịp thời phát hiện những sai sót và đưa ra các giải pháp xử lý một cách hiệu quả nhanh chóng.
- Kiểm tra và nghiệm thu chặt chẽ từng loại nguyên vật liệu xây dựng cùng các loại máy móc nhân công được đưa và sử dụng trong công trình, đảm bảo đúng như trong hợp đồng thi công mà nhà thầu đã ký với chủ đầu tư.
- Đôn đốc và giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện của nhà thầu với từng hạng mục công trình, đảm bảo tiến độ thi công đúng thời gian như trong hợp đồng.
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hay giúp rút ngắn thời gian thi công nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất.
- Tính toán và kịp thời báo cáo tình hình chênh lệch giá của vật liệu xây dựng hiện tại so với mức giá được tính toán trong hồ sơ thi công để kịp thời điều chỉnh giá thành dự toán và đề xuất các phương án giúp giảm giá thành xây dựng tốt nhất.
- Đi cùng với báo cáo trực tiếp tại công trường về tình hình tiến độ, chất lượng thi công là báo cáo định kỳ hàng tháng và theo yêu cầu của chủ đầu tư.
- Báo cáo các yếu tố hạn chế, khiếm khuyết còn tồn tại và phương án xử lý tốt nhất cho chủ đầu tư.
Tổ chức nghiệm thu từng hạng mục công trình đã xây dựng xong, các thiết bị lắp đặt và toàn bộ công trình xây dựng.
Trên đây là một số điểm cần lưu ý và 8 bước trong quy trình giám sát thi công xây dựng công trình. để tìm hiều thêm về nội dung này các bạn có thể tham khảo tại Điều 120, Điều 121, Điều 122 Luật xây dựng năm 2014 số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 Luật xây dựng quy định về quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng, và Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Các bài viết có thể bạn quan tâm
Bài viết liên quan
Một số lưu ý trong quá trình nghiệm thu công trình.
Quy trình nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Đây được hiểu là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng.
Biên bản nghiệm thu giai đoạn, quy định pháp luật về nghiệm thu giai đoạn hoặc bộ phận công trình
Nghị định 46/2015/NĐ-CP quy định về Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, thành phần tham gia ký biên bản nghiệm thu.
Quy định về biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình theo quy định mới
Các quy định về nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
Trả lời thắc mắc về biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn và hoàn thành hạng mục công trình
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 46/2015/NĐ-CP chủ đầu tư không được phép đơn phương tổ chức nghiệm thu giai đoạn, bộ phận công trình xây dựng khi không có sự tham gia của nhà thầu thi công
Hình thức và cách viết nhật ký thi công xây dựng mới nhất
Thông tư 26/2016/TT-BXD cho phép nhật ký thi công được phép đánh máy không bắt buộc phải viết tay.
Nhật ký thi công xây dựng có cho phép ghi gộp ngày không?
Quy định nào cho phép ghi gộp ngày trong nhật ký?
Có cần làm phiếu yêu cầu nghiệm thu và biên bản nội bộ không? Chi tiết nội dung
Phiếu yêu cầu của nhà thầu có bắt buộc gửi trước khi nghiệm thu không?
Phiếu yêu cầu nghiệm thu xây dựng, các biểu mẫu thông dụng và một số vấn đề cần quan tâm khi lập
Những biểu mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu thông dụng thường được sử dụng rộng rãi, và một số vấn đề cần quan tâm khi lập phiếu yêu cầu
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng và các vấn đề cần quan tâm trong công tác nghiệm thu
Những điểm cần lưu ý khi tiến hành công tác nghiệm thu công việc xây dựng và lập biên bản nghiệm thu.
Biểu mẫu thanh toán 8b sử dụng thế nào và có khác gì so với mẫu 3a và 04? khi nào dùng mẫu 8a
So sánh số liệu mẫu 8b và mẫu 3a với 04 và khi nào thì sử dụng mẫu 8a và khi nào dùng 8b. Phần mềm Nghiệm thu và Quản lý chất lượng 360 sẻ giới thiệu bạn nội dung này
Hướng dẫn ghi biểu mẫu 8b Nghị định 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 thay thế mẫu 3a và 04 năm 2016
Phần mềm Nghiệm thu, Quyết tóan 360 hướng dẫn cách sử dụng mẫu 8b thay thế mẫu 3a và 04 cũ, thành phần ký có hơi khác chút
Quản lý biên bản nghiệm thu xây dựng - Nghiệm thu khối lượng
Ngoài việc có kết quả trước khi bắt tay vào công việc thi công thì cần có biên bản theo dõi chất lượng bê tông, số lượng vữa xây trát, ốp lát, sơn, đắp đất.... Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách quản lý biên bản nghiệm thu xây dựng mà bạn không nên bỏ lỡ.
Biên bản nghiệm thu vật liệu đóng và ép cọc theo tiêu chuẩn nghiệm thu TCVN 9394-2012
Công việc nghiệm thu thi công đóng cọc và ép cọc được tiến hành và thi công dựa vào hồ sơ cũng như biên bản nghiệm thu vật liệu xây của tiêu chuẩn nghiệm thu TCVN 9394-2012
Thành phần ký biên bản nghiệm thu các công trình xây dựng quy định như nào?
Bất kì công trình xây dựng nào trước khi được đưa vào hoạt động sử dụng cũng đều được kiểm tra nghiệm thu các công trình xây dựng nhằm đảm bảo công trình đó đảm bảo yêu cầu ban đầu đề ra cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng.