Hướng dẫn cước vận chuyển theo thông tư 10/2019 khi nào dùng mã AB khi nào dùng mã AM
Cước vận chuyển thông tư 10/2019 thay thế hoàn toàn cước trong trong ĐM1776 và cước 588
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng được quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng như sau:
1. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.
2. Điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng:
a) Các công việc xây dựng đã thực hiện được nghiệm thu theo quy định tại Điều 27, Điều 30 Nghị định này. Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;
b) Không còn tồn tại lớn về chất lượng thi công xây dựng làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác, sử dụng công trình;
c) Được cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan, nếu có.
3. Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu từng phần công trình hoặc nghiệm thu có điều kiện để đưa công trình vào sử dụng trong trường hợp còn một số tồn tại về chất lượng nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình và bảo đảm công trình, đủ điều kiện khai thác an toàn. Biên bản nghiệm thu phải nêu rõ các các tồn tại về chất lượng cần khắc phục hoặc các công việc xây dựng cần được tiếp tục thực hiện và thời gian hoàn thành các công việc này. Chủ đầu tư phải tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc phục hoặc các công việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành.
4. Điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng:
a) Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định;
b) Đối với các công trình quy định tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định này, phải được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định này kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư nêu tại Điểm a Khoản này. Riêng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách, chủ đầu tư chỉ được quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên.
5. Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản.
a) Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Đánh giá về chất lượng của hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành so với nhiệm vụ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
đ) Đánh giá về việc thực hiện các yêu cầu của cơ quan phòng cháy chữa cháy, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, cơ quan chuyên môn về xây dựng và các yêu cầu khác của pháp luật có liên quan;
e) Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
g) Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
h) Phụ lục kèm theo (nếu có).
Thành phần ký biên bản nghiệm thu hoàn thành được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và tại điểm a khoản 2 điều 1 Thông tư 04/2019/TT-BXD Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng; ( được sửa đổi theo Thông tư 04/2019/TT-BXD)
b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng;
c) Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng của từng thành viên trong liên danh; ( được sửa đổi theo Thông tư 04/2019/TT-BXD)
d) Người đại diện của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
đ) Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng phải trình bày rõ ràng những đánh giá về công trình được nghiệm thu và kết luận chấp nhận đưa công trình vào sử dụng hay không. Nếu không được nghiệm thu, cần nêu rõ các yêu cầu sửa chữa và hoàn thiện để nhà thi công nắm được. Trong lĩnh vực xây dựng thi công hiện nay biểu mẫu được quan tâm nhiều nhất ngoài mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng có thể kể đến mẫu biên bản bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. Sau khi nghiệm thu được chấp nhận thì phía thi công cần làm thêm mẫu biên bản bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng để bàn giao lại cho nhà đầu tư theo đúng quy định.
Xem thêm: Lưu ý khi lập biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn và hoàn thành hạng mục công trình
Nội dung liên quan:
Bài viết liên quan
Hướng dẫn cước vận chuyển theo thông tư 10/2019 khi nào dùng mã AB khi nào dùng mã AM
Cước vận chuyển thông tư 10/2019 thay thế hoàn toàn cước trong trong ĐM1776 và cước 588
Hướng dẫn lập dự toán công trình theo nghị định 68/2019/BXD cách mới nhất 2020
Hướng dẫn chi phí thẩm tra và chi phí kiểm toán theo Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011
(a) Chi phí thẩm tra tối đa = Ki- TTPD % x Tổng mức đầu tư
(b) Chi phí kiểm toán tối đa = Ki-KT % x Tổng mức đầu tư + Thuế GTGT
Tổng hợp các nghị định, thông tư bổ xung và thay thế năm 2019 ảnh hưởng ngành xây dựng
Nếu bạn không phải là người thường xuyên lập dự toán, đấu thầu, thanh quyết toán thì phải xem các nội dung đổi mới này
10/2019/TT-BXD, 11/2019/TT-BXD, 12/2019/TT-BXD, 13/2019/TT-BXD, 14/2019/TT-BXD, 15/2019/TT-BXD, 16/2019/TT-BXD, 17/2019/TT-BXD, 18/2019/TT-BXD, 19/2019/TT-BXD
Cách xác định đơn giá xây dựng công trình theo NĐ68/2019 BXD
Cơ sở xác định đơn giá xây dựng chi tiết của công trình:
- Định mức dự toán xây dựng theo danh mục cần lập đơn giá; Giá vật liệu (chưa bao gồm thuế giá trị tăng) tại nơi sản xuất hoặc đến chân công trình, Giá nhân công xây dựng của công trình, Giá ca máy và thiết bị thi công của công trình (hoặc giá thuê máy và thiết bị thi công).
Phụ lục biểu mẫu nghiệm thu hoàn công đưa vào sử dụng theo TT04/2019 thay thế TT26/2016/TT-BXD
- Mẫu số 01: Báo cáo về thông tin của hạng mục công trình, công trình xây dựng.
- Mẫu số 02: Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng.
- Mẫu số 03: Thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với việc nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.
- Mẫu số 04: Báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình.
- Mẫu số 05: Báo cáo hoàn thành công tác giám sát thi công xây dựng gói thầu, giai đoạn, hạng mục công trình, công trình xây dựng.
7 chi phí trong tổng mức đầu tư theo NĐ68/2019 có hiệu lực từ 01/10/2019
Một số nội dung cần chú ý khi thực hiện tổng mức với các loại công trình khác nhau như sửa chữa, làm mới ...
Như vậy Tổng mức đầu tư theo Nghị định 68/2019 có hiệu lực từ 01/10/2019 vẫn xác định trên 7 nội dung như trước
Trình tự chi tiết các bước của một dự án phần Thiết kế xây dựng, chuẩn bị và quyết toán công trình
Các bước thiết kế xây dựng công trình, Cấp Giấy phép xây dựng
Công tác chuẩn bị và thực hiện thi công xây dựng
Công văn của BXD số 2418/BXD-KTXD ngày 27 tháng 9 năm 2018 về Chi phí Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình
Quyết toán, thanh lý các hợp đồng xây dựng, Hồ sơ quá trình hình thành, thực hiện và hoàn thành dự án
Trình tự chi tiết các bước của một dự án phần đất đai và thủ tục chuyển nhượng
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai số 45/2013/QH13 - Điều 68. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào mục đích khác:
Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:
Trình tự chi tiết các bước của một dự án phần thủ tục cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư
Lập quy hoạch chi tiết xây dựng TL 1:500
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Hồ sơ thẩm định (Theo Mẫu số 1, Phụ lục II NĐ 59/2015)
Quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
Chi tiết các bước của một dự án phần Quyết định chủ trương đầu tư - chỉ định Chủ đầu tư
Hướng dẫn thực hiện đầu tư phần “Quyết định chủ trương đầu tư”(chỉ định Chủ đầu tư)
Tóm tắt trình tự chi tiết các bước của một dự án phần đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án
Phần đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án
Tóm tắt trình tự chi tiết các bước của một dự án đầu tư xây dựng - Đấu giá quyền sử dụng đất
Đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư , Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án, Quyết định chủ trương đầu tư
Tóm tắt trình tự chi tiết các bước của một dự án đầu tư xây dựng CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
TÓM TẮT TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC CỦA MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT
Hướng dẫn chi phí thiết kế xây dựng theo QĐ79/2017 khi có nhiều loại công trình
Khi Dự án có nhiều loại công trình khác nhau như giao thông, dân dụng, hạ tầng... chi phí tính như thế nào là đúng?