MỘT BỘ HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT ĐẦY ĐỦ BAO GỒM NHỮNG GÌ?
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật bao gồm : Phần thuyết minh, Phần bản vẽ, Phần tổng dự toán
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Quy trình nghiệm thu công trình là gì?
Quy trình nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Đây được hiểu là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng. Quá trình nghiệm thu được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công từ đó có các quyết định công trình có đủ chất lượng, kỹ thuật để được đưa vào sử dụng hay không.
Khi nghiệm thu công trình xây dựng, bao giờ cũng trải qua 3 bước sau:
– Kiểm tra hiện trạng đối tượng nghiệm thu.
– Kiểm tra hệ thống chống đỡ tạm, giàn giáo và các giải pháp bảo đảm an toàn.
– Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, máy móc thiết bị.
– Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với thiết kế được duyệt, quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng.
– Đánh giá kết quả công việc, đánh giá chất lượng đối với từng công việc xây dựng; lập bản vẽ hoàn công công việc. Cho phép chuyển công việc tiếp theo khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu.
Từ các cơ sở nêu trên, lập biên bản nghiệm thu
– Thực hiện khi kết thúc các giai đoạn xây lắp nhằm đánh giá kết quả và chất lượng của từng giai đoạn xây lắp, trước khi Chủ đầu tư cho phép chuyển sang thi công giai đọan xây lắp tiếp theo.
– Nội dung công tác nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp:
+ Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường; kiểm tra các biên bản nghiệm thu công việc, cấu kiện có liên quan.
+ Kiểm tra các kết quả thí nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện, kết cấu bộ phận công trình, thiết bị. Công việc kiểm tra là bắt buộc đối với:
– Kết quả thử tải các loại bể chứa, thử áp lực đường ống…
– Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử máy móc thiết bị lắp đặt trong công trình: cấp điện, cấp nước, thoát nước, thang máy, điều hòa không khí trung tâm, báo cháy báo khói, chữa cháy, chống sét, quan sát – bảo vệ, mạng vi tính, điện thoạt, âm thanh, thiết bị của hệ thống điện tử, …
– Các tài liệu đo đạc kích thước hình học, tim, mốc, biến dạng, chuyển vị, thấm (nếu có), kiểm tra khối lượng kết cấu, bộ phận công trình.
– Thực hiện khi kết thúc việc xây dựng để đánh giá chất lượng công trình và toàn bộ kết quả xây lắp trước khi đưa công trình hoặc hạng mục công trình vào sử dụng.
– Nội dung công tác nghiệm thu hoàn thành xây dựng:
+ Kiểm tra hiện trường
+ Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng xây lắp (kỹ, mỹ thuật) của hạng mục hoặc toàn bộ công trình so với thiết kế được duyệt.
+ Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ.
+ Kết quả đo đạc, quan trắc lún và biến dạng (độ lún, độ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay) của các hạng mục công trình (trụ tháp, nhà cao tầng hoặc kết cấu nhịp lớn, …) trong thời gian xây dựng (ngay sau khi thi công móng cho đến thời điểm nghiệm thu), đặc biệt là trong quá trình thử tải các loại bể.
+ Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động thực tế của công trình so với thiết kế được duyệt, quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tương ứng của Nhà nước, của ngành hiện hành được chấp thuận sử dụng và những điều khoản quy đinh tại hợp đồng xây lắp;
+ Kiểm tra chất lượng hồ sơ hoàn thành công. Tùy thuộc vào tính chất, quy mô công trình, chủ đầu tư xác định danh mục hồ sơ tài liệu phù hợp phục vụ nghiệm thu.
– Trong trường hợp có những thay đổi so với thiết kế được duyệt, có các công việc chưa hoàn thành, hoặc những hư hỏng sai sót (kể cả những hư hỏng, sai xót đã được sửa chữa), các bên có liên quan phải lập, ký, đóng dấu các bảng kê theo mẫu quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Có 3 thành phần chính tham gia nghiệm thu, đó là:
• Đơn vị thi công xây dựng
• Người hoặc đơn vị giám sát thi công
• Chủ đầu tư
Ngoài ra khi tiến hành “Nghiệm thu hoàn thành công trình, hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng” nếu có sự yêu cầu của chủ đầu từ thì nhà thầu thiết kế cũng phải tham gia quá trình nghiệm thu.
Khi giám sát nghiệm thu công trình xây dựng, bạn cần đảm bảo hai tiêu chí sau:
• Đúng và đủ
• Công việc kiểm tra giám sát cần được tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình thi công
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý các nội dung cơ bản cần xem xét như sau:h3
• Thường xuyên theo dõi chất lượng thi công của nhà thầu
• Kiểm tra công tác an toàn lao động thường xuyên
• Kiểm tra chất lượng, quy cách và mẫu mã vật tư xây dựng
• Khi kiểm tra cần có biên bản kiểm tra từng giai đoạn, từng hạng mục thi công
• Nếu có vấn đề cần báo ngay cho bên thi công để khắc phục lại đảm bảo đúng yêu cầu
• Cần phải thận trọng, tỉ mỉ khi kiểm tra chất lượng công trình
• Việc nghiệm thu được thực hiện với tất cả các hạng mục thi công từ bê tông tươi, xây trát đến hệ thống kỹ thuật và kiểm tra xem hoàn thiện có đúng với yêu cầu thực tế đã đề ra hay không, đã đúng với các tiêu chuẩn kỹ thuật và bản vẽ chưa?
• Đối với các bộ phận bị che khuất, khó nhìn thấy được thì cần được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành công việc tiếp theo. Các giấy tờ này chính là cơ sở pháp lý để quyết toán sau đó và tránh trường hợp không đáng có
• Phải thực hiện nghiệm thu cẩn trọng, chi tiết và có biên bản
• Nghiệm thu kết thúc và các hạng mục thì bàn giao lại cho chủ đầu tư
• Cần ký hợp đồng bảo hành công trình để đảm bảo chất lượng công trình sau khi nghiệm thu theo cam kết và nhà thầy sửa chữa kịp thời trong thời gian bảo hành
Xem thêm:
►Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình mới nhất
►Mẫu Biên bản nghiệm thu giai đoạn, bộ phận công trình mới nhất
Nội dung liên quan:
►Tải phần mềm nghiệm thu, hoàn công miễn phí
►Hướng dẫn nghiệp vụ lập hồ sơ miễn phí
Bài viết liên quan
MỘT BỘ HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT ĐẦY ĐỦ BAO GỒM NHỮNG GÌ?
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật bao gồm : Phần thuyết minh, Phần bản vẽ, Phần tổng dự toán
TỪ VỰNG TIẾNG ANH XÂY DỰNG CHO MỌI KIẾN TRÚC SƯ
Nghiệm thu xây dựng 360 sưu tầm một số từ vựng tiếng anh xây dựng thông dụng.
Nhật ký giám sát thi công công trình có bắt buộc phải lập?
Nghiệm thu xây dựng 360 giới thiệu về nhật ký giám sát thi công.
List danh mục hồ sơ nghiệm thu, hoàn công công trình giao thông chi tiết từ A đến Z
Phần mềm Quản lý chất lượng 360 sẻ giải quyết cho bạn mọi vấn đề về hồ sơ nghiệm thu, QLCL
THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÔNG TÁC TRÁT HOÀN THIỆN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Nghiệm thu xây dựng 360 gửi tới bạn Công tác nghiệm thu công tác trát hoàn thiện.
Kỹ thuật thi công và nghiệm thu công tác ốp tường
Nghiệm thu xây dựng 360 giới thiệu Kỹ thuật thi công và nghiệm thu công tác ốp tường
Mẫu công văn chấp thuận lập nhật ký thi công bằng máy trên phần mềm Nghiệm thu xây dựng 360
Mẫu chấp thuận lập nhật ký thi công xây dựng bằng máy tính
Phát hiện bất ngờ về phần mềm nghiệm thu, quản lý chất lượng và so sánh với phiên bản Crack
Có rất nhiều cách làm hồ sơ nghiệm thu, QLCL nhưng vì sao bạn chọn 360?
Một số từ tiếng anh thông dụng chuyên ngành cấp thoát nước
Nghiệm thu xây dựng 360 sưu tầm Một số từ tiếng anh thông dụng chuyên ngành cấp thoát nước
Nguyên nhân và cách khắc phục ăn mòn bê tông cốt thép
Phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 tổng hợp Nguyên nhân và cách khắc phục ăn mòn bê tông cốt thép
[Hướng dẫn] công tác lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng.
Hướng dẫn công tác kiểm tra, lấy mẫu thí nghiệm vật liệu và cấu kiện xây dựng Khi thi công - nghiệm thu công trình, hạng mục công trình xây dựng.
THÔNG TƯ Số 34/2020/TT-BTC QUY ĐỊNH MỨC THU, NỘP PHÍ, LỆ PHÍ TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
Từ ngày 05 tháng 5 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020, nộp phí bằng 50% mức phí quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 209/2016/TT-BTC
Những lưu ý khi tháo dỡ cốt pha đà giáo cột, dầm, sàn, thang, móng,....
Cốt pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ cốt pha, đà giáo, cần tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va trạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông.
Phương pháp kiểm tra độ sụt bê tông và một số lưu ý
Phương pháp thực hiện: Kiểm tra độ sụt bê tông được thực hiện theo tiêu chuẩn “ TCVN 3106 – 1993 HỖN HỢP BÊ TÔNG NẶNG - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘ SỤT”
Một số lưu ý khi tiến hành đào và san lấp hố móng
Đào hố móng và san lấp hố móng là hai quá trình quan trọng khi thi công một công trình xây dựng. Móng nhà quyết định đến sự bền vững, kiên cố của ngôi nhà, vì thế quá trình đào và san lấp hố móng cần phải được thực hiện cẩn trọng và tuân theo quy trình chuẩn đã đề ra.