Hướng dẫn cài đặt tiện ích mở rộng Đấu thầu Online trên Google Chrome của Dự toán F1
Cài đặt môi trường tải danh mục dự thầu về phần mềm Dự toán F1
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Hiện nay, pháp luật không quy định mẫu biên bản nghiệm thu công trình xây dựng:
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình
- Biên bản nghiệm thu khối lượng công trình
- Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình
Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:
- Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
- Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
- Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
- Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều này và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
- Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
- Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
- Phụ lục kèm theo (nếu có).
(Khoản 6 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP)
Thành phần ký biên bản nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
- Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;
- Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh;
- Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
- Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
(Khoản 7 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP)
- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng:
Trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức và trực tiếp tham gia nghiệm thu hoàn thành toàn bộ hạng mục công trình, công trình xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt;
+ Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, giai đoạn trong quá trình thi công được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị định 06/2021/NĐ-CP;
+ Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan.
- Nghiệm thu có điều kiện, nghiệm thu từng phần công trình xây dựng:
+ Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu có điều kiện đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác tạm trong trường hợp việc thi công xây dựng cơ bản đã hoàn thành theo yêu cầu thiết kế, nhưng còn một số tồn tại về chất lượng mà không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình và đảm bảo công trình đủ điều kiện khai thác an toàn và đáp ứng quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.
Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ các tồn tại về chất lượng cần được khắc phục hoặc các công việc xây dựng cần được tiếp tục thực hiện và thời gian hoàn thành các nội dung này, yêu cầu về giới hạn phạm vi sử dụng công trình (nếu có).
Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc phục hoặc các công việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành;
- Trường hợp một phần công trình xây dựng đã được thi công hoàn thành và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, chủ đầu tư được quyết định việc tổ chức nghiệm thu phần công trình xây dựng này để đưa vào khai thác tạm.
Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ về phần công trình được tổ chức nghiệm thu.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và nghiệm thu đối với các phần công trình, hạng mục công trình xây dựng còn lại theo thiết kế; quá trình tiếp tục thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của phần công trình xây dựng đã được nghiệm thu.
(Khoản 1, 2 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP)
_______________________
Liên hệ mua phần mềm để được hỗ trợ tốt nhất:
Mr Thắng 090.336.7479
Tải bản dùng thử full: https://nghiemthuxaydung.com/tai-ban-quyen_c
#Nghiệm_thu_xây_dựng_360 #Biên_bản_nghiệm_thu_công_trình
Bài viết liên quan
Hướng dẫn cài đặt tiện ích mở rộng Đấu thầu Online trên Google Chrome của Dự toán F1
Cài đặt môi trường tải danh mục dự thầu về phần mềm Dự toán F1
Tầm quan trọng của nhật ký Thi công, nhật ký An toàn và nhật ký Tư vấn
Các loại nhật ký thường có trong một dự án xây dựng hiện nay
- Nhật ký thi công
- Nhật ký an toàn
- Nhật ký Tư vấn (Tư vấn giám sát, Tư vấn quản lý dự án, Tư vấn quản lý xây dựng, Tư vấn thiết kế)
Tiêu chuẩn quy định nối thép cột trong xây dựng
Tiêu chuẩn nối thép cột trong thi công xây dựng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chịu lực của cấu kiện; đảm bảo độ an toàn bền vững của công trình song song với bê tông. Do đó, để có thể đạt được chất lượng công trình ở mức tối ưu nhất thì thiết kế & thi công phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn đã được đề ra.
Quản lý rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng
Quản lý rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng là một quá trình gồm các bước được xác định rõ để trợ giúp các nhà đầu tư ra quyết định nhằm xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong dự án với mục đích loại trừ hoặc giảm bớt các hậu quả mà rủi ro có thể gây ra.
Một số tiêu chuẩn thường xuyên sử dụng trong xây dựng
19 tiêu chuẩn xây dựng được sử dụng nhiều nhất trong 2022
Lấy mẫu bê tông đúng yêu cầu kỹ thuật
Công tác lấy mẫu bê tông hiện nay trên tất cả các công trình đều nhằm một mục đích là để xác định chất lượng bê tông, hay còn gọi là mác bê tông.
Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
Thông tư 50/2022/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và nghị định số 20/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây
Hướng dẫn đăng ký tham gia hệ thống đấu thầu quốc gia - Phần 2
Hướng dẫn anh em các đăng ký tham gia hệ thống đấu thầu mới nhất
Hướng dẫn đăng ký tham gia hệ thống đấu thầu quốc gia - Phần 1
Anh em tham khảo cách tham gia hệ thống đấu thầu Quốc Gia
Trình tự, Quy trình bảo trì công trình xây dựng
Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng, Quy trình bảo trì công trình xây dựng
Kế hoạch bảo trì và Thực hiện bảo trì công trình xây dựng
Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng, Thực hiện bảo trì công trình xây dựng
Quản lý chất lượng công việc và Chi phí bảo trì công trình xây dựng
Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng, Chi phí bảo trì công trình xây dựng
Quy định về bảo hành công trình xây dựng mới nhất
Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP
Hướng dẫn đăng ký chứng thư số trên hệ thống đấu thầu Quốc Gia trên hệ thống mới
Anh em tham khảo nội dung đăng ký chứng thư mới trên hệ thống đấu thầu Quốc Gia 2022
Tổng hợp tất cả các tiêu chuẩn nghiệm thu cho từng loại công tác trong xây dựng
Nếu bạn đang làm công tác hồ sơ trong xây dựng thì đây là danh sách têu chuẩn bỏ túi mà bạn không thể không biết cùng với phần mềm Quản lý chất lượng 360