Đánh giá an toàn chịu lực và vận hành công trình
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Công tác lấy mẫu bê tông hiện nay trên tất cả các công trình đều nhằm một mục đích là để xác định chất lượng bê tông, hay còn gọi là mác bê tông. Mác bê tông chính là khả năng chịu nén – ưu thế lớn nhất của bê tông so với khả năng chịu các lực khác (lực uốn, kéo, trượt…). Người ta thường lấy cường độ chịu nén này là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông.
Mác bê tông được chia làm nhiều loại như mác 200 – 250 – 300 -350…Tùy vào yêu cầu tiêu chuẩn của công trình và từng hạng mục mà chọn mác bê tông phù hợp. Đơn vị tính của mác bê tông thường là MPa (N/mm2) hoặc daN/cm2 (kg/cm2).
Khi nói đến mác bê tông 200 có nghĩa là ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn, được bảo dưỡng đủ điều kiện trong 28 ngày, đạt 200kg/cm2. Còn cường độ chịu nén được tính toán của bê tông mác 200 chỉ là 90kg/cm2 (được lấy để tính toán thiết kế kết cấu bê tông theo trạng thái giới hạn thứ nhất).
Rất nhiều chủ nhà thắc mắc là phải lấy mẫu bê tông khi nào?Lấy mẫu ở giai đoạn nào để cho kết quả chính xác nhất. Câu trả lời là trên thực tế muốn xác định được mác bê tông chuẩn thì bắt buộc phải lấy mẫu bê tông tại hiện trường thi công. Tư vấn giám sát hoặc cán bộ kỹ thuật ký xác nhận trên tem và dán lên mẫu ngay sau khi vừa đúc mẫu (khi bê tông còn ướt).
Thí nghiệm ép mẫu bê tông ở tuổi 07 ngày hoặc 28 ngày. Theo TCVN 3105:1993, mỗi loại cấu kiện bê tông phải lấy một tổ mẫu gồm 3 viên đồng nhất về vị trí, cách thức lấy mẫu và điều kiện dưỡng hộ. Kích thước viên mẫu là 10x10x10cm hoặc 15x15x15cm.
Với các mác bê tông có kết cấu lớn thì các tổ mẫu trên cùng một kết cấu phải nằm ở nhiều vị trí khác nhau, và số lượng của chúng phải đủ lớn để có thể mang tính đại diện cho toàn bộ kết cấu đó.
Cụ thể, số lượng tổ mẫu được quy định theo khối lượng như sau:
Ngày nay khi lấy mẫu bê tông người ta thường sử dụng các khuôn lấy mẫu (có thể bằng nhựa, gang, thép…). Các loại khuôn lấy mẫu thường được đúc với kích thước tiêu chuẩn nên mang lại tiến độ tạo mẫu nhanh giúp tiết kiệm thời gian, đồng thời chúng rất bền bỉ, có thể sử dụng được nhiều lần, đem đến hiệu quả kinh tế cao cho các đơn vị thi công xây dựng sử dụng.
Sau đó có thể mang các khuôn bê tông mẫu này đến các trung tâm kiểm định, chờ thời gian bảo dưỡng và đánh giá kết quả.
Lưu ý: Viên chuẩn dùng để thử mẫu phải là viên mẫu có hình lập phương 15x15x15cm, 10x10x10cm hoặc hình trụ 15x30cm. Nếu ở hình dạng khác với viên chuẩn thì đều phải gia công lại hoặc mài bớt đi, có thể gia cố thêm lớp hồ xi măng không quá 2mm để giống hình dạng viên chuẩn. Kết quả kiểm định phải được tính và quy đổi về cường độ nén dành cho viên chuẩn.
Giá trị trung bình của ứng suất nén tại thời điểm phá hủy do nén mẫu của 3 mẫu trong tổ mẫu sẽ được lấy để xác định mác bê tông trong 28 ngày tuổi. Nếu thời điểm nén tổ mẫu không phải là 28 ngày sau ninh kết (thường là 3 hay 7 ngày sau) thì mác bê tông sẽ được xác định gián tiếp bằng biểu đồ phát triển cường độ bê tông chuẩn tương ứng.
Kết quả nén mẫu ở 3 hay 7 ngày tuổi là các kết quả kiểm tra nhanh, không chính thức; kết quả nén mẫu ở đủ 28 ngày tuổi mới được xem là mác bê tông thực tế.
Bảng dưới đây cho thấy cường độ bê tông ở các ngày tuổi khác nhau:
Ngày tuổi bê tông |
Cường độ chuẩn (%) |
1 ngày |
16% |
3 ngày |
40% |
7 ngày |
65% |
14 ngày |
90% |
28 ngày |
99% |
Ngoài việc xác định được lấy mẫu bê tông khi nào thì gia chủ cũng nên nắm được một số thông số cần thiết khác liên quan đến mẫu bê tông thí nghiệm để sử dụng khi cần thiết.
Dưới đây là bảng tra cấp phối mác bê tông thông dụng nhất:
Mác bê tông |
Xi măng (kg) |
Cát vàng (m3) |
Đá 1x2cm (m3) |
Nước (lit) |
150 |
288.025 |
0.505 |
0.913 |
185 |
200 |
350.550 |
0.481 |
0.900 |
185 |
250 |
415.125 |
0.455 |
0.887 |
185 |
Bảng quy đổi cấp phối bê tông ra cường độ chịu nén
Mác bê tông thường được chia thành 3 loại chính: Mác thấp 50, 75, 100, 150; trung bình 200, 250, 300, 350 và mác cao từ 400 trở lên.
Mác bê tông |
Tỉ lệ trộn |
Cường độ chịu nén (kg/m2) |
M50 |
1:5:10 |
50 |
M75 |
1:4:8 |
75 |
M100 |
1:3:6 |
100 |
M150 |
1:2:4 |
150 |
M200 |
1:1:5:3 |
200 |
M250 |
1:1:2 |
250 |
M300 |
Thiết bị cấp phối |
300 |
M350 |
Thiết bị cấp phối |
350 |
M400 |
Thiết bị cấp phối |
400 |
M450 |
Thiết bị cấp phối |
450 |
M500 |
Thiết bị cấp phối |
500 |
M550 |
Thiết bị cấp phối |
550 |
M600 |
Thiết bị cấp phối |
600 |
M650 |
Thiết bị cấp phối |
650 |
M700 |
Thiết bị cấp phối |
700 |
Bảng tra cường độ chịu nén của các mác bê tông thông dụng:
Mác bê tông |
M ở 7 ngày tuổi |
M ở 28 ngày tuổi |
M150 |
100 |
150 |
M200 |
135 |
200 |
M250 |
170 |
250 |
M300 |
200 |
300 |
M350 |
235 |
350 |
M400 |
270 |
400 |
M450 |
300 |
450 |
Bảng mác bê tông này được quy định tại TCVN 9340:2012.
Như đã phân tích ở đầu, mác bê tông (bao gồm cả độ bền, độ sụt…) ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình. Ví dụ một hạng mục yêu cầu bê tông mác 300 nhưng sau khi lấy mẫu và xác định được bê tông chỉ ở mác 200-250 thì đều không đạt chuẩn. Do đó các gia chủ cần hết sức lưu ý điều này.
Nguồn: Internet
XEM THÊM:
►Những vẫn đề cần quan tâm khi sử dụng phần mềm Quản lý chất lượng 360
CÓ THỂ BẠN CẦN :
Bài viết liên quan