Chi tiết về việc tạm dừng Nghị định 68/2019 tiếp tục sử dụng Nghị định 32/2015 đến cuối năm 2020
CÓ HŨY BỎ NGHỊ ĐỊNH 68/2019/NĐ-CP KHÔNG
Ngày 27/4/2020 văn bản số 3331/VPCP - CN Về tình hình thực hiện Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Nội dung văn bản 3331/VPCP-CN
Về đề nghị của Bộ Xây dựng (Công văn số 1649/BXD-KTXD ngày 09 tháng 4 năm 2020), ý kiến Bộ Giao thông vận tải (Công văn số 3170/BGTVT-CQLXD ngày 13 tháng 4 năm 2020) về việc tình hình thực hiện Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có ý kiến như sau:
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ tại phiên họp tháng 4 năm 2020 về tiếp tục thực hiện Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng để khắc phục những bất cập về chuyển tiếp của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Vì sao Nghị định 68/NĐ-CP bị tạm dừng
Trước đó cũng đã có rất nhiều nội dung liên quan đến việc chuyển tiếp, thực hiện, các dự án trọng điểm … nhiều vấn đề sảy ra có thể làm ảnh hưởng toàn bộ nội dung của Nghị định 68/NĐ-CP này, nếu dừng chờ đơn giá nhân công, ca máy, bộ đơn giá công trình thì không thể kịp để thực hiện. Nếu tiếp tục là có thể sẻ sai hoàn toàn hoặc không đủ điều kiện để chuyển tiếp theo Điều 36 của Nghị định 68/2019/NĐ-CP...
Ví dụ dự áncảng hàng không quốc tế (Sân bay) Long Thành chưa thể thực hiện được
1. Dự án đầu tư xây dựng đã phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực và đang triển khai thì tiếp tục thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng (bao gồm cả việc điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự toán xây dựng) theo quy định của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
2. Dự án đầu tư xây dựng đã lập, thẩm định nhưng chưa được phê duyệt, hoặc đã phê duyệt nhưng chưa triển khai thì các hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng tiếp theo thực hiện theo quy định của Nghị định này; việc điều chỉnh lại cơ cấu khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư đã phê duyệt theo quy định tại Nghị định này do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và hiệu quả trong công tác quản lý. Đối với các công việc, gói thầu đã triển khai ký hợp đồng thì thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký.
Nội dung Điều 26 Thông tư 09/2019/TT-BXD hướng dẫn chi tiết cho việc chuyển tiếp NĐ 68/2019/NĐ-CP 2019
Điều 26. Xử lý chuyển tiếp Việc xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựngtrong giai đoạn chuyển tiếp quy định tại khoản 1 và 2 Điều 36 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP, được quy định cụ thể như sau:
1. Dự án đầu tư xây dựng đã triển khai là dự án đã có quyết định đầu tư và đã triển khai các công việc sau khi dự án được phê duyệt như: đã thực hiện khảo sát phục vụ thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở; đã lựa chọn nhà thầu thực hiện thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở.
2. Dự án đầu tư xây dựng đã phê duyệt nhưng chưa triển khai là dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư nhưng chưa triển khai các công việc như được nêu tại khoản 1 Điều này.
3. Các dự án đầu tư xây dựng khi điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự toán xây dựng thì việc điều chỉnh, cập nhật định mức, giá xây dựng, giá gói thầu thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầutheo quy định các văn bản hiện hành tại thời điểm điều chỉnh do Người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, tiến độ và tiết kiệm chi phí của dự án.
4. Các gói thầu xây dựng đã đóng thầu, đã lựa chọn được nhà thầu, đã ký kết hợp đồng thì thực hiện theo nội dung hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và nội dung hợp đồng đã ký kết.
Vấn đề về Điều 3 Xử lý chuyển tiếp thông tư 10 theo nghị định 68/2019/ND-CP
Việc áp dụng định mức xây dựng trong giai đoạn chuyển tiếp quy định tại Điều 36 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Dự án đầu tư xây dựng đã phê duyệt trước ngày có hiệu lực của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và đang triển khai thực hiện thì tiếp tục sử dụng, vận dụng định mức xây dựng theo quy định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Trường hợp gói thầu xây dựng chưa ký kết hợp đồng sau ngày có hiệu lực của Thông tư này thì người quyết định đầu tư quyết định việc áp dụng định mức xây dựng ban hành tại Thông tư này để điều chỉnh giá gói thầu xây dựng nhưng phải đáp ứng yêu cầu tiến độ và hiệu quả của dự án.
2. Đối với dự án đầu tư xây dựng đã phê duyệt sau ngày có hiệu lực của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP:
a) Trường hợp gói thầu đã sử dụng, vận dụng định mức xây dựng theo quy định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP để xác định giá gói thầu xây dựng, đã lựa chọn được nhà thầu và đã ký kết hợp đồng xây dựng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
b) Trường hợp gói thầu xây dựng chưa thực hiện lựa chọn nhà thầu hoặc đang thực hiện lựa chọn nhà thầu trước ngày có hiệu lực của Thông tư này thì áp dụng định mức xây dựng ban hành tại Thông tư này để cập nhật giá gói thầu xây dựng.
3. Đối với hợp đồng xây dựng theo đơn giá điều chỉnh đã được ký kết trước ngày có hiệu lực của Thông tư này thì việc điều chỉnh giá hợp đồng căn cứ nội dung đã ký kết và các quy định pháp luật áp dụng cho hợp đồng để thực hiện.
Nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định 68/2019/NĐ-CP
Theo báo đấu thầu thì trong quá trình tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành, địa phương. Bộ KH&ĐT nhận được phản ánh vướng mắc của một số bộ, ngành, địa phương trong triển khai Nghị định số 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Vướng mắc chủ yếu liên quan đến nội dung về đơn giá nhân công, đơn giá ca máy; định mức công tác xây dựng chuyên ngành, đặc thù. Đây cũng là một trong các vướng mắc về pháp lý dẫn đến khó khăn trong giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020.
Thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ, ngày 9/4/2020, Bộ Xây dựng đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các nội dung trên. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có căn cứ triển khai ngay trong khi nghiên cứu các giải pháp tháo gỡ, trong dự thảo tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về Dự thảo Nghị quyết, Bộ KH&ĐT dự kiến trình Chính phủ cho phép lùi thời hạn áp dụng quy định tại Nghị định số 68 đến hết năm 2020, cho phép tiếp tục áp dụng Nghị định số 32/2015/NĐ-CP đến hết năm 2020, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công các năm 2020 và 2021. Đồng thời, giao Bộ Xây dựng rà soát các quy định tại Nghị định số 68, báo cáo Chính phủ sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết, khẩn trương hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai áp dụng các nội dung về xác định định mức xây dựng, đơn giá nhân công, đơn giá ca máy.
Việc ban hành định mức liệu có phù hợp ở giai đoạn này không?
Thông qua việc hỗ trợ tôi nhận thấy việc phàn nàn về việc định mức là khá nhiều (chủ yếu về việc câu chữ mới chưa hoặc không phù hợp công nghệ, vật liệu đang thi công thực tế) nên việc ban hành cứng cho định mức là khá vất vả cho tất cả các bên thực hiện.
Việc ban hành các bộ định mức trong đó có phần cước vận chuyển dù đã được sửa đi sửa lại rất nhiều lần nhưng chưa phù hợp với thực tế và hiện tại hầu hết các địa phương vẫn sử dụng bộ cước ô tô theo cước 89/2000 và cước bộ 442/1971
Việc xử lý các định mức mới khi trong bộ định mức ban hành không có khá phức tạp và cứng nhắc
Một số vướng mắc khi áp dụng nhân công theo thông tư 15/2019/BXD
- Phân nhóm vẫn chưa triệt để như phần lắp đặt và gia công lắp đặt …
- Việc khảo sát cùng 1 ông nhân công khi thực hiện đủ 11 nhóm là rất khó xác định được lương của ông này mà thực tế ống chỉ làm 2 đế 3 loại công việc nên sẻ vướng mắc trong quá trình khảo sát, hơn nữa không thể trong 1 thời gian ngắn đủ để khảo sát 11 nhóm như thế
- Các địa phương tạm sử dụng nhóm nhân công theo TT05 cũ để phân bổ cho nhân công theo TT15 khá phức tạp, đặc biệt các tỉnh còn sử dụng thêm hệ số vùng miền riêng của mình
- Các địa phương sử dụng 100% nhân công trong bộ đơn giá cũ áp vào ĐM Thông tư 10 rất khó áp lương vì có sự sắp xếp và nhân hệ số cho 2 nhóm và 11 nhóm là khác nhau …
Một số nội dung vướng mắc khi áp dụng giá ca máy theo TT11/2019/BXD
- Giá ca máy khá khó hiểu ở chỗ nhân công cái có cái không dù vẫn là thiết bị cầm tay?
- Việc tính giá hoặc bù giá sẻ ra sao với các loại máy bên khảo sát, thí nghiệm?
Một số pháp lý vướng mắc trong quá trình thực hiện
Việc quy định Người quyết định đầu tư quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng cũng có thể được xem là không phù hợp với khoản 3, Điều 3 Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Nghị định 68 này khi đã giao cho chủ đầu tư “chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng….trong phạm vi tổng mức đầu tư được phê duyệt gồm cả tổng mức đầu tư được điều chỉnh…”.
- Chèn, lấn nhiều nội dung giữa “Người quyết định đầu tư và Chủ đầu tư”.
- NĐ 68 có những nội dung chưa xác định chính xác được người thực hiện công việc của mình
Bộ Kế hoạch đầu tư đã tổng hợp và có ý kiến về việc này
Kết luận
Hiện tại anh em cứ bình tỉnh và làm bình thường vì vẫn chưa có hướng dẫn từ các cơ quan chuyên môn nên vẫn chưa xác định các công trình đang thực hiện thì thế nào, cái đã thực hiện thì thế nào, cái đang đấu thầu và cái chưa lựa chọn nhà thầu thì thế nào … ?
Nếu tỉnh nào đã giải quyết được bài toán nhân công, máy và đã ban hành hướng dẫn thực hiện hoàn thành theo NĐ 68 đến giờ mà không có khiếu kiện gì thì liệu có tiếp tục sử dụng không? Vì mục đích hiện tại là tạm dừng chủ yếu thực hiện nhân công, máy mà nó xong rồi, không có khiếu kiện mà vẫn quay lại NĐ 32 có vấn đề gì không? Nếu mang lương của TT15 và máy của TT11 vào NĐ 32 thì cũng không dùng được vì cũng lại khác cách tính
Có thể sảy ra tình huống là tỉnh nào đã khảo sát và ban hành xong TT11 và TT15 thì tiếp tục dùng, tỉnh nào chưa thì các công trình mới sẻ sử dụng 32 cái đã lựa chọn nhà thầu bắt buộc sử dụng 68?
Tình huống căng không kém là sau 15/2/2020 nhiều gói đã lập, thẩm định … giá nằm ngưỡng phải thay đổi cách thực hiện như với tư vấn 499,9 triệu giờ lên hơn 500 triệu. Các gói xây lắp 999 triệu lên hơn 1 tỷ. Gói 4,999 tỷ giờ trên 5 tỷ. công trình 14,999 tỷ giờ lên trên 15 tỷ …. Sẻ làm thay đổi cách thực hiện nên lại bắt đầu lại từ đầu
…. Và …. Và …. Và …. Từ đầu năm đến giờ chỉ ăn và chuẩn bị cho xuất phát điểm chưa nhúc nhích được tý gì các bác ạ.
Liệu có Combo Định mức Thông tư 10 và Chi phí quản lý theo Nghị định 32/2015 không?
Tình hình khá khả quan đó là đang đi tìm đội soạn thảo rồi nhé các các, sử dụng định mức nào, Thông tư nào theo 68 hay 32 thì chờ tổ biên soạn làm xong mới rõ
= > Các bác vui lòng xem lại các video và bài viết khác của em để biết thêm về cách thực hiện dự toán theo NĐ 68/2019/NĐ-CP mà em đã đăng trước đó.
Mua phần mềm dự toán từ Thắng để được hỗ trợ nhiệt tình và tốt nhất: Zalo 0903367479 - 0966360702