• Đăng nhập
Menu
  • Trang chủ
  • Đặt hàng
  • Khuyến mãi
  • Sản phẩm
  • Hỗ trợ
  • Hướng dẫn
    • Nghiệm thu xây dựng
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
    • Dự toán
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
    • Quản lý dự án
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
  • Đào tạo
    • Online
    • Offline
  • Tin hoạt động
  • Liên hệ

Danh mục

  • Tái bản quyền
  • Hướng dẫn sử dụng thử full bản quyền
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Tải Biểu mẫu - Nhật ký
  • Hướng dẫn lập hồ sơ
  • Tiêu chuẩn
  • Định mức
  • Tải về tiện ích
  • Hướng dẫn Quản Lý Dự Án

Bộ phận bán hàng

  • Ms Thúy

    SĐT: 0787 64 65 68

    Zalo: 0971 954 610

  • Mr Hòa

    SĐT: 0975 866 987

    Zalo: 0975 866 987

  • Mr Quyết

    SĐT: 098 884 9199

    Zalo: 098 884 9199

Danh sách đại lý

  • Hà Nội

    Nguyễn Thúy
    SĐT: 0787 64 65 68
  • Thành phố Hồ Chí Minh

    Dương Thắng
    SĐT: 090 336 7479

Support online

  • Bộ phận
    kinh doanh
  • Hỗ trợ
    kỹ thuật
  • Chăm sóc
    khách hàng
  • Góp ý
    dịch vụ
Chăm sóc khách hàng: 0787 64 65 68

Bộ phận kinh doanh

  • Ms Thúy

    0787 64 65 68

  • Mr Hòa

    0975 866 987

  • Mr Quyết

    098 884 9199

CẢNH BÁO: Bạn đang dùng phần mềm quản lý thi công mà tưởng là tốt, nhưng thực chất đang đánh cược!

Phần mềm quản lý thi công xây dựng bạn đang dùng chưa chắc đã phù hợp! Bài viết này giúp bạn nhận diện các lỗi thường gặp, cách tối ưu tiến độ – vật tư – dòng tiền và lựa chọn phần mềm chuẩn xây dựng Việt Nam

NHỮNG LỖI TƯỞNG NHƯ NHỎ – NHƯNG ĐANG ÂM THẦM PHÁ NÁT DỰ ÁN CỦA BẠN MỖI NGÀY!

Dưới đây là những vấn đề phổ biến mà nhiều phần mềm quản lý thi công hiện nay mắc phải, khiến dự án của bạn đối mặt với rủi ro lớn:

  • Phần mềm thiết kế “đa ngành”: Thiếu chiều sâu cho nghiệp vụ xây dựng, không phù hợp thực tiễn thi công.
  • Đơn vị phát triển thiếu kinh nghiệm: Không xuất thân từ ngành xây dựng, dẫn đến tư vấn sai nghiệp vụ hoặc không thể hỗ trợ đúng lúc cần.
  • Giao diện xa lạ: Ngôn ngữ và giao diện không thân thiện với kỹ sư công trường, khiến người dùng cảm thấy lạc lõng, rối rắm.
  • Thao tác phức tạp: Giao diện không thân thiện, thao tác rườm rà, thay vì hỗ trợ lại khiến công việc thêm áp lực.
  • Tính năng “cho có”: Quảng cáo thì hấp dẫn, nhưng thực tế lại không sử dụng được.
  • Thiếu kết nối logic: Không có sự liên kết giữa các yếu tố then chốt: tiến độ – vật tư – nhân lực – thiết bị – dòng tiền, dẫn đến quản lý tổng thể thất bại.
  • Không hỗ trợ nâng cấp: Đề xuất nâng cấp không được lắng nghe, hoặc có nâng cấp nhưng không sử dụng được trong thực tế.
  • Công nghệ lạc hậu: Thao tác qua phần mềm trung gian, không thân thiện với người dùng thực địa.
  • Giao diện chắp vá: Thiếu nhất quán, đòi hỏi người dùng phải hiểu cả nghiệp vụ kỹ thuật, logic hệ thống, và báo cáo tài chính mới sử dụng được.
  • Không phù hợp với người mới: Gây khó khăn cho người chưa giỏi chuyên môn hoặc chưa rành tư duy logic, cản trở việc đào tạo.

Rối loại với phần mềm quản lý thi công

Rốt cuộc, bạn đang dùng phần mềm để quản lý... hay chỉ đang cố gồng mình chạy theo “chuyển đổi số 4.0”?

NÓI ĐẾN PHẦN MỀM QUẢN LÝ DỰ ÁN THI CÔNG LÀ NÓI ĐẾN:

Quản Lý Dự Án Xây Dựng Hiệu Quả: Tiến Độ, Chi Phí, Dòng Tiền và Nguồn Lực

Đừng chỉ nhìn vào danh sách tính năng: tiến độ, chi phí, dòng tiền, nguồn lực – đó mới là phần "nói cho đủ". Cái cốt lõi nằm ở việc liệu các phần đó có liên kết với nhau một cách logic và thực tế, hay chỉ là mảnh ghép chắp vá thiếu kiểm soát?

Một phần mềm tốt không thể chỉ được “vẽ ra” trên giấy. Nó cần tâm huyết của người làm ra, phải đến từ trải nghiệm thực chiến, có nghiệp vụ vững và kinh nghiệm sâu trong ngành xây dựng – chứ không phải sản phẩm của sự sao chép rập khuôn.

Hãy nhìn lại công cụ bạn đang dùng: Liệu nó có đang giúp bạn điều hành hiệu quả, hay bạn đang cố gắng thích nghi với một sản phẩm không sinh ra cho mình?

Quản Lý Dự Án Xây Dựng Hiệu Quả Tiến Độ, Chi Phí, Dòng Tiền và Nguồn Lực

BẠN DỪNG LẠI MỘT CHÚT! TÔI CHIA SẺ ĐỂ BẠN NẮM RÕ HƠN VỀ LOGIC CỦA PHẦN MỀM QUẢN LÝ DỰ ÁN THI CÔNG XÂY DỰNG

Quản Lý Tiến Độ, Dòng Tiền, Vật Tư và Máy Móc: Phải Kết Nối Hay Sẽ Thất Bại?

Quản lý tiến độ, dòng tiền, vật tư và máy móc trong dự án thi công

Trong quá trình thi công xây dựng, các yếu tố như tiến độ, dòng tiền, vật tư, nhân công và máy móc không tồn tại độc lập, mà liên tục tương tác và phụ thuộc lẫn nhau. Tài nguyên – dù là tiền, vật tư hay nhân lực – đều bị chi phối bởi sự thay đổi trong từng khâu vận hành.

Bạn có từng tự hỏi:

  • Tài nguyên như tiền, vật tư, nhân công, máy móc và mức độ hao hụt thực tế được tính toán từ đâu?

  • Chúng bị ảnh hưởng bởi yếu tố mấu chốt nào trong chuỗi điều hành công trường?

  • Khi chủ đầu tư liên tục nhắc đến tiến độ chậm, bạn lấy cơ sở nào để chứng minh bạn đang điều hành đúng, hay ít nhất là có kế hoạch phân bổ tài nguyên hợp lý?

Nếu bạn vẫn đang dựa vào sổ sách thủ công hay file Excel rời rạc, thì rất khó có thể trả lời chính xác những câu hỏi trên một cách kịp thời và có hệ thống.

Vì sao cần kết nối chặt chẽ giữa tiến độ – dòng tiền – vật tư – thiết bị?

Câu trả lời nằm ở việc kết nối toàn diện giữa các yếu tố cốt lõi trong thi công: tiến độ – dòng tiền – vật tư – nhân lực – thiết bị. Đây không chỉ là lý thuyết quản lý, mà là điều kiện bắt buộc nếu bạn muốn kiểm soát tốt dự án, giảm rủi ro và tối ưu chi phí.

Chỉ khi sử dụng một phần mềm quản lý dự án thi công chuyên sâu, có khả năng phản ánh tức thời các mối liên kết trên, bạn mới có thể:

  • Theo dõi tiến độ theo thời gian thực, phát hiện sớm các điểm nghẽn.

  • Điều phối vật tư, nhân công và thiết bị hợp lý, tránh lãng phí và chồng chéo.

  • Giảm hao hụt tài nguyên, tránh tình trạng máy móc dàn trải không hiệu quả.

  • Chủ động thích ứng trước mọi biến động về khối lượng, tiến độ, nhân lực hoặc điều kiện thi công thực tế.

Kết nối là chìa khóa – nếu thiếu nó, mọi công cụ quản lý chỉ dừng ở mức mô tả, chứ không thể điều hành thực tế.

Bạn giải được bài toán này, tức là bạn đã nắm được bản chất của mọi vấn đề quản lý thi công.

Quản Lý Tiến Độ, Dòng Tiền, Vật Tư và Máy Móc

Vài Điều Có Thể Bạn Không Nghĩ – Vì “Nó Thế Nên Nó Cũng Chỉ Thế Thôi”?

Những điều bạn dễ bỏ qua khi đánh giá tiến độ

Khi theo dõi tiến độ thi công, nhiều người có xu hướng nhìn vào các biểu đồ tổng hợp với trạng thái "đạt – nhanh – chậm" và cho rằng kế hoạch thi công là một đường trung bình đều đặn mỗi ngày. Khi chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế chỉ khoảng 3-5%, bạn có thể cho rằng đó là "chấp nhận được".

Nhưng điều quan trọng không phải là mức chênh lệch bao nhiêu, mà là chênh lệch từ khi nào, ở hạng mục nào và tác động ra sao đến toàn bộ tiến độ chung. Nếu không xác định đúng điểm bắt đầu chậm trễ, bạn sẽ không thể có biện pháp khắc phục kịp thời.

Vì sao không nên chấp nhận “chậm một chút cũng không sao”?

Ví dụ: Nếu công trình đạt 95% kế hoạch, tức chậm 5% – thì liệu đã đủ đáng lo? Hay chỉ khi chậm vượt 10% mới đáng báo động? Ngược lại, nếu vội vàng kết luận chỉ vì lệch 1–2%, đôi khi lại là phản ứng thái quá – đặc biệt với các dự án lớn, mức sai lệch này hoàn toàn nằm trong ngưỡng kỹ thuật cho phép.

Tuy nhiên, dù nhanh hơn hay chậm hơn kế hoạch, mỗi thay đổi đều yêu cầu điều chỉnh lại toàn bộ kế hoạch thi công và phân bổ tài nguyên phù hợp. Việc này không thể dựa vào cảm tính. Bạn cần xác định rõ:

  • Cần bổ sung bao nhiêu nhân lực?

  • Thiếu vật tư ở đâu?

  • Có cần tăng máy móc hay giảm thiết bị không?

  • Nếu phần mềm bạn đang dùng chỉ dừng ở mức “báo cáo nhanh/chậm” mà không đưa ra hướng điều phối cụ thể, thì đó chưa phải là phần mềm quản lý tiến độ thi công đúng nghĩa.

QUẢN LÝ VẬT TƯ THI CÔNG HIỆU QUẢ – KHI NÀO KIỂM TRA LÀ ĐÚNG THỜI ĐIỂM, RỦI RO THẤP NHẤT?

Tiêu Hao Vượt Định Mức: Vì Sao Phần Mềm Hiện Tại Không Cảnh Báo Kịp Thời?

Quản lý tiêu hao vật tư vượt định mức

Vật tư và tài nguyên luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí xây dựng. Vì vậy, kiểm soát tiêu hao vật tư không chỉ là việc cần làm, mà là yếu tố sống còn của mỗi công trình. Một sai lệch nhỏ cũng có thể kéo theo thất thoát hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng.

Giá đấu thầu hiện nay thường đã được tính toán rất sát. Nếu trong quá trình thi công xảy ra tiêu hao vượt định mức, doanh nghiệp gần như chắc chắn rơi vào tình trạng lỗ. Rủi ro càng lớn khi thiếu cơ chế giám sát kịp thời, đặc biệt trong những giai đoạn thi công cao điểm hoặc khi nhân sự biến động liên tục.

Việc quản lý vật tư đúng nghĩa phải đảm bảo rằng: sau mỗi ngày, mỗi tháng hoặc mỗi kỳ thanh toán, sản lượng thi công phải được đối chiếu ngay với mức tiêu hao thực tế – từ đó xác định chênh lệch, điều chỉnh và phòng ngừa thất thoát.

Vì sao phần mềm hiện tại không cảnh báo kịp?

Thực tế cho thấy, nhiều phần mềm quản lý hiện nay chỉ cung cấp số liệu tổng hợp, không theo dõi sản lượng thi công theo thời gian thực hoặc theo từng đợt thanh toán. Điều này dẫn đến tình trạng: chỉ đến khi dự án kết thúc, người quản lý mới “ngã ngửa” vì vật tư vượt định mức thầu quá xa.

Một phần nguyên nhân đến từ việc thiếu liên kết giữa dữ liệu vật tư – tiến độ – tổ đội thi công. Khi dữ liệu không được cập nhật thường xuyên hoặc không phản ánh theo tổ đội thực tế, rất khó truy vết:

  • Giai đoạn nào phát sinh thất thoát?

  • Tổ đội nào gây tiêu hao bất thường?

  • Khâu nào trong chuỗi cung ứng thiếu kiểm soát?

  • Một phần mềm quản lý vật tư hiệu quả cần có khả năng cảnh báo theo thời gian thực, tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn, và đưa ra báo động khi vượt ngưỡng cho phép. Chỉ như vậy mới giúp người quản lý chủ động xử lý – thay vì chỉ phản ứng sau khi mọi chuyện đã rồi.

Tiêu Hao Vượt Định Mức Vì Sao Phần Mềm Hiện Tại Không Cảnh Báo Kịp Thời

PHÁT HIỆN VÀI TRĂM TRIỆU ĐẾN VÀI TỶ CHI PHÍ NHÂN CÔNG – BẠN PHẢN ỨNG RA SAO NẾU KHÔNG KIỂM SOÁT KỊP?

  • Ngoài lực lượng nhân công khoán, hầu như công trình nào cũng có một phần nhân công làm theo ngày (nhân công thủ công). Vấn đề là: bạn chỉ biết chi lương, còn họ có thực sự làm hay làm những gì thì không nắm rõ.
  • Chính khoảng trống đó tạo ra kẽ hở lớn trong quản lý, khiến công trình dễ bị thất thoát. Rất nhiều trường hợp công nhật được ghi thêm ngoài thực tế, nhưng không có căn cứ đối chiếu cụ thể. Không có công cụ kiểm soát chặt chẽ, bạn gần như không thể biết đang trả lương cho hiệu quả hay cho sự lãng phí.
  • Giải pháp đúng phải là: khi một nhân công được chấm công trong ngày, phải ghi rõ họ làm công việc gì, tại vị trí nào. Không thể để tình trạng ngày nào cũng thấy vài người “sửa hố ga” hay “lấp ổ gà”, mà không có xác minh thực tế.
  • Tệ hơn nữa, có trường hợp nhân công đi làm cho đội khoán nhưng vẫn được chấm công thủ công riêng, dẫn đến thất thoát kép.
  • Chỉ khi yêu cầu ghi cụ thể công việc từng người, thậm chí kèm ảnh minh chứng, thì việc gian lận hay ghi khống công nhật mới khó xảy ra. Đó mới là cách quản lý nhân công công trình bài bản và kiểm soát chi phí thực sự.

lượng nhân công khoán

CÂU CHUYỆN NHIÊN LIỆU VÀ CA MÁY – CÓ THỂ BẠN CHƯA TỪNG NGHĨ TỚI NẾU LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ HOẶC CHỦ DOANH NGHIỆP

Bạn có biết một chiếc xe lu rung nếu chỉ chạy mà không rung hoặc rung nhẹ thì mức độ tiêu hao nhiên liệu và hiệu quả thi công sẽ khác nhau hoàn toàn?

Vậy nếu bạn đang quản lý vài chục đến vài trăm thiết bị, xe máy thi công, bạn đã bao giờ tự hỏi:

Quản lý thiết bị, xe máy thi công quy mô lớn

  • Làm sao kiểm soát được mức tiêu hao, hiệu suất sử dụng và chi phí sửa chữa của từng thiết bị?
  • Nếu mở lịch sử một chiếc máy mà chỉ thấy: ăn – sửa – lại ăn – lại sửa, bạn có thực sự nắm được vấn đề ở đâu, và có hành động gì để ngăn chặn không?
  • Hay tất cả vẫn đang nằm trong vùng “mù mờ”, chỉ biết chi mà không rõ lý do?

Làm sao kiểm soát chi phí và hiệu suất sử dụng?

  • Một chiếc xe lu rung nếu không bật chế độ rung, động cơ chỉ quay khoảng 400–500 vòng/phút.

  • Nếu rung nhẹ, vòng tua tăng lên khoảng 800 vòng/phút.

  • Còn nếu rung đúng tiêu chuẩn (rung mạnh), vòng tua sẽ đạt từ 1200 đến 1350 vòng/phút.

Điều đó có nghĩa là: nếu chỉ “lu cho có” mà không rung, chiếc xe chỉ tiêu hao khoảng 1/3 lượng dầu so với khi vận hành đúng rung để đạt độ chặt theo yêu cầu kỹ thuật. Bạn thấy đấy, hiệu quả kỹ thuật và tiêu hao nhiên liệu khác nhau hoàn toàn, nhưng nếu không kiểm soát, bạn sẽ không bao giờ biết đang mất mát ở đâu.

Quản lý nhiên liệu

ĐẾN ĐÂY CHẮC BẠN ĐÃ HÌNH DUNG RÕ VỀ THẤT THOÁT VÀ HAO HỤT VẬT TƯ RỒI, PHẢI KHÔNG?

Nhưng đó vẫn chưa là gì so với câu chuyện thực tế đau đầu hơn ngay sau đây:

  • Nếu một máy lu vận hành đúng cách, rung đủ mạnh vào “thời điểm vàng” – khi độ ẩm đã thấm sâu đúng chuẩn vào lớp vật liệu – thì thời gian lu có thể rút ngắn đến một nửa so với việc lu nhẹ hoặc lu sai thời điểm.
  • Ngược lại, nếu thi công sai thời điểm, vật liệu chưa đủ độ ẩm hoặc quá khô, dù lu nhiều lần vẫn không đạt độ chặt, dẫn đến lãng phí nhiên liệu, kéo dài thời gian và giảm chất lượng nền, mặt đường.
  • Nguy hiểm nhất không phải ở việc lu ít hay nhiều, mà là lu sai thời điểm vàng và sai cách, đặc biệt khi rung nhẹ hoặc không rung.
  • Khi đó, lớp mặt trên dày khoảng 5cm sẽ bị làm chai, cứng, khiến tần số rung không thể truyền sâu xuống các lớp bên dưới. Kết quả là: lớp trên đạt độ chặt từ 5–7cm, nhìn bề mặt thì tưởng đạt yêu cầu, nhưng các lớp dưới hoàn toàn không được chèn chặt.
  • Lúc này, dù bạn có tưới nước thêm để tăng độ ẩm, nước cũng không thể thấm xuống dưới được nữa do lớp trên đã bị bịt kín. Giải pháp duy nhất là: đào toàn bộ nền lên, rải lại, thi công lại từ đầu – gây lãng phí lớn về thời gian, nhân lực và chi phí.

THẤT THOÁT VÀ HAO HỤT VẬT TƯ

➤ Những gì nêu trên chỉ là một trong rất nhiều vấn đề xuất phát từ việc quản lý yếu kém hoặc sử dụng công cụ quản lý không đủ hiệu quả.

  • Thực tế ngoài công trường còn vô số rủi ro âm thầm khác mà có thể bạn chưa từng nhìn thấy hoặc chưa bao giờ được cảnh báo đúng cách.

GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ NGƯỜI VIẾT – NGƯỜI TRONG NGHỀ, NÓI BẰNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ

 Đến đây, có lẽ bạn đang tự hỏi: Người viết những dòng này là ai? Vì sao lại có thể hiểu sâu, nhìn rõ và nói trúng nhiều vấn đề đến vậy?

Tôi là tác giả và người trực tiếp phát triển các phần mềm chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm:

  • Phần mềm Nghiệm thu Xây dựng 360 (ra mắt 2019, nâng cấp 2022)
    Xem chi tiết
  • Phần mềm Quản lý Thi công 360 (ra mắt 2023)
    Xem chi tiết
  • Phần mềm Quản lý Dự án 360 (ra mắt 2023, nâng cấp 2025)
    Xem chi tiết
  • Phần mềm Quản lý Hạ tầng Xây dựng 360 (phát hành giới hạn, 2024)
  • Phần mềm Quản lý Hợp đồng Xây dựng 360 (phát hành giới hạn, 2024)

Về học thuật:

Tôi là Kỹ sư Cầu đường (Đại học Đà Nẵng), đang học Thạc sĩ Quản lý Xây dựng tại Đại học Công nghệ Giao thông.

Đội ngũ lập trình phần mềm là Kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp tại ĐH bách khoa Hồ Chí Minh

Về kinh nghiệm thực tiễn:

Tôi từng đảm nhiệm nhiều vị trí chủ chốt như:

  • Đội trưởng đội cơ giới
  • Kỹ thuật trưởng
  • Chỉ huy trưởng công trình
  • Trưởng phòng Dự toán cấp F1

TÓM TẮT CÁC TÍNH NĂNG CHÍNH NỔI BẬT TRONG BỘ PHẦN MỀM XÂY DỰNG

Dưới đây là tóm tắt các tính năng chính của Phần mềm Quản lý Dự án Đầu tư 360, Quản lý Dự án Thi công 360, và Nghiệm thu Xây dựng 360, được thiết kế dành riêng cho ngành xây dựng, tích hợp công nghệ hiện đại (BIM, CDE), tuân thủ Nghị định 175/2024 và Quyết định 258/QĐ-TTg, mang lại giải pháp toàn diện, dễ sử dụng cho chủ đầu tư, nhà thầu và đơn vị thi công.

Phần mềm quản lý thi công, quản ,ý dư án,  nghiệm thu

1. Phần Mềm Quản Lý Dự Án Đầu Tư 360

Đối tượng: Chủ đầu tư, tư vấn quản lý dự án.

Tính năng chính:

  • Quản lý danh mục dự án: Theo dõi danh sách dự án, nhóm dự án, thông tin chủ đầu tư.
  • Quản lý pháp lý: Theo dõi tiến độ đầu việc pháp lý theo dòng thời gian, tùy chỉnh quy trình theo đặc thù dự án, cập nhật Nghị định 175/2024.
  • Quản lý hợp đồng và tài chính: Quản lý hợp đồng, giải ngân, dòng tiền, kế hoạch vốn; hỗ trợ biểu mẫu và gợi ý biên bản.
  • Tích hợp công nghệ: Hỗ trợ định dạng IFC (BIM), tuân thủ CDE theo chuẩn ISO 19650.
    Lợi ích: Tăng hiệu quả quản lý dự án, đảm bảo tuân thủ pháp lý, tối ưu hóa dòng tiền và hợp tác giữa các bên.

2. Phần Mềm Quản Lý Dự Án Thi Công 360

Đối tượng: Tổng thầu, đơn vị thi công.

Tính năng chính:

  • Quản lý tiến độ và ngân sách: Lập, điều chỉnh tiến độ thi công chi tiết; kiểm soát tiến độ theo hạng mục, tổ đội, hợp đồng; lập ngân sách theo BOQ.
  • Quản lý tài chính: Theo dõi thu chi, tạm ứng, giải ngân; hỗ trợ thanh toán A-B, B-B, quản lý thanh toán thầu phụ và nhà cung cấp.
  • Quản lý vật tư, nhân công, máy móc: Lập kế hoạch vật tư theo tiến độ; quản lý xuất-nhập-tồn kho; kiểm soát ca máy, chấm công, báo cáo hao hụt.
  • Quản lý pháp lý và hợp đồng: Quản lý hợp đồng từ ký kết đến bảo hành; phân quyền, phê duyệt vật tư, nhân sự, hợp đồng.
  • Báo cáo và điều hành: Xuất báo cáo tiến độ, khối lượng, dòng tiền, lợi nhuận; dashboard điều hành toàn diện; báo cáo đặc biệt (lợi nhuận theo sản lượng, báo cáo công trường hàng ngày).
    Lợi ích: Tăng tính minh bạch, giảm sai sót, tối ưu hóa tiến độ và chi phí, hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng.

3. Phần Mềm Nghiệm Thu Xây Dựng 360

Đối tượng: Đơn vị thi công.

Tính năng chính:

  • Tự động hóa nghiệm thu: Phân bổ ngày thi công, sắp xếp công tác theo trình tự, tự tìm mã định mức dự toán, đo bóc khối lượng đa dạng.
  • Quản lý biên bản và hồ sơ: Xuất biên bản nghiệm thu tự động, hỗ trợ mẫu phức tạp theo yêu cầu chủ đầu tư, đồng bộ nhật ký và biên bản, xuất danh mục lấy mẫu vật liệu.
  • Chia giai đoạn nghiệm thu: Hỗ trợ chia khối lượng thanh toán theo giai đoạn (lớp đắp, tầng); chuyển đổi thời gian nghiệm thu (R0, R1, R3, R7, R14, R21, R28).
  • Báo cáo và xuất hồ sơ: Xuất tiến độ tuần/tháng (biểu đồ ngang, đứng), hồ sơ thanh toán giai đoạn/quyết toán, đầy đủ pháp lý từ đầu đến cuối dự án.

Hệ sinh thái khép kín: Ba phần mềm tạo thành hệ thống toàn diện, phục vụ từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến hoàn công – thanh toán. Giải pháp này được thiết kế riêng cho ngành xây dựng Việt Nam, cập nhật đúng quy định pháp lý, phù hợp thực tế thi công, dễ dùng, dễ triển khai, mạnh về nghiệp vụ.

Dịch vụ tùy chỉnh: Chúng tôi nhận nâng cấp và phát triển phần mềm theo yêu cầu riêng của từng khách hàng, đồng hành cùng doanh nghiệp để tối ưu hiệu quả vận hành, đảm bảo chất lượng sản phẩm cao nhất và sự hài lòng lâu dài của người dùng.

ĐĂNG KÝ DEMO TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ

Liên hệ trực tiếp Mr. Thắng – 090 336 7479 để nhận tư vấn và trải nghiệm miễn phí.

THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY TBT VIỆT NAM

  • Trụ sở: 122 Lê Lai, khu 4, P. Bắc Sơn, TX Bỉm Sơn, Thanh Hóa
  • VP Hà Nội: Phòng 219, CT 5B, KĐT Xa La, Thanh Trì, Hà Nội
  • VP TP.HCM: 36/31A/12, Đường số 4, KP6, Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM
  • Hotline: 0787 64 65 68 | 096 636 0702 | 091 222 4669

Bài viết liên quan

Trình tự thi công nhà dân dụng công nghiệp chuẩn đầy đủ nhất

Trình tự thi công nhà dân dụng công nghiệp chuẩn đầy đủ nhất

Trình tự thi công dân dụng chuẩn

Trình tự thi công chuẩn cho tất cả các loại công trình thi công xây dựng, giao thông, thủy lợi 360

Trình tự thi công chuẩn cho tất cả các loại công trình thi công xây dựng, giao thông, thủy lợi 360

Trình tự thi công cho tất cả các loại dự án xây dựng

Quản lý khối lượng thi công xây dựng

Quản lý khối lượng thi công xây dựng

Quản lý đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây

Quản lý đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây

Trách nhiệm của người lao động trong việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường

Trách nhiệm của người lao động trong việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường

Trách nhiệm của chủ đầu tư

Trách nhiệm của chủ đầu tư

Quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng

Quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng

CÂU CHUYỆN CHUYỂN MÌNH CỦA DOANH NGHIỆP THI CÔNG TRONG KỶ NGUYÊN SỐ HÓA 4.0

CÂU CHUYỆN CHUYỂN MÌNH CỦA DOANH NGHIỆP THI CÔNG TRONG KỶ NGUYÊN SỐ HÓA 4.0

Làm việc thông minh hơn, không làm việc chăm chỉ hơn

Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình

Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình

Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình

Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình

Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ

Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ

THÔNG TƯ 22/2024/TT-BKHĐT Hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu

THÔNG TƯ 22/2024/TT-BKHĐT Hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu

Hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia 2024

Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng

Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng

Phân định trách nhiệm giữa các chủ thể trong quản lý xây dựng công trình

Phân định trách nhiệm giữa các chủ thể trong quản lý xây dựng công trình

  • ‹
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • ›
  • Nghiệm Thu Xây Dựng 360 (Số: 2915/2024/QTG, MST: 8545170484)
  • Địa chỉ: Phòng 219, CT5B Khu đô thị Xa La, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
  • Hotline: 0787 64 65 68 (Phản ánh chất lượng hỗ trợ của nhân viên 090 336 7479 Mr Thắng)
  • Email: nghiemthuxaydung.qlcl@gmail.com
  • Website: nghiemthuxaydung.com

Chi nhánh

  • Thành phố Hà Nội

    Nguyễn Thúy ĐT: 0787 64 65 68
  • Thành phố Đà Nẵng

    Dương Thắng ĐT: 096 636 0702
  • Thành phố Hồ Chí Minh

    Mr Bình ĐT: 091 222 4669
Hotline: 0787646568(Phảnánhchấtlượnghỗtrợcủanhânviên0903367479MrThắng)
Facebook Youtube Zalo: 0787 64 65 68 (Phản ánh chất lượng hỗ trợ của nhân viên 090 336 7479 Mr Thắng)