Chi tiết điều chỉnh hệ số 0,9 của Thông tư 02/2020/TT-BXD cho TT09 và NĐ68 hạng mục chung và nhà tạm
2 trường hợp phải điều chỉnh chi phí chung và nhà tạm về 0,9 được Phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 tổng hợp như sau
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Phần mềm quản lý thi công xây dựng bạn đang dùng chưa chắc đã phù hợp! Bài viết này giúp bạn nhận diện các lỗi thường gặp, cách tối ưu tiến độ – vật tư – dòng tiền và lựa chọn phần mềm chuẩn xây dựng Việt Nam
Rốt cuộc, bạn đang dùng phần mềm để quản lý... hay chỉ đang cố gồng mình chạy theo “chuyển đổi số 4.0”?
Đừng chỉ nhìn vào danh sách tính năng: tiến độ, chi phí, dòng tiền, nguồn lực – đó mới là phần "nói cho đủ". Cái cốt lõi nằm ở việc liệu các phần đó có liên kết với nhau một cách logic và thực tế, hay chỉ là mảnh ghép chắp vá thiếu kiểm soát?
Một phần mềm tốt không thể chỉ được “vẽ ra” trên giấy. Nó cần tâm huyết của người làm ra, phải đến từ trải nghiệm thực chiến, có nghiệp vụ vững và kinh nghiệm sâu trong ngành xây dựng – chứ không phải sản phẩm của sự sao chép rập khuôn.
Hãy nhìn lại công cụ bạn đang dùng: Liệu nó có đang giúp bạn điều hành hiệu quả, hay bạn đang cố gắng thích nghi với một sản phẩm không sinh ra cho mình?
Quản Lý Tiến Độ, Dòng Tiền, Vật Tư và Máy Móc: Phải Kết Nối Hay Sẽ Thất Bại?
Trong quá trình thi công xây dựng, các yếu tố như tiến độ, dòng tiền, vật tư, nhân công và máy móc không tồn tại độc lập, mà liên tục tương tác và phụ thuộc lẫn nhau. Tài nguyên – dù là tiền, vật tư hay nhân lực – đều bị chi phối bởi sự thay đổi trong từng khâu vận hành.
Tài nguyên như tiền, vật tư, nhân công, máy móc và mức độ hao hụt thực tế được tính toán từ đâu?
Chúng bị ảnh hưởng bởi yếu tố mấu chốt nào trong chuỗi điều hành công trường?
Khi chủ đầu tư liên tục nhắc đến tiến độ chậm, bạn lấy cơ sở nào để chứng minh bạn đang điều hành đúng, hay ít nhất là có kế hoạch phân bổ tài nguyên hợp lý?
Nếu bạn vẫn đang dựa vào sổ sách thủ công hay file Excel rời rạc, thì rất khó có thể trả lời chính xác những câu hỏi trên một cách kịp thời và có hệ thống.
Câu trả lời nằm ở việc kết nối toàn diện giữa các yếu tố cốt lõi trong thi công: tiến độ – dòng tiền – vật tư – nhân lực – thiết bị. Đây không chỉ là lý thuyết quản lý, mà là điều kiện bắt buộc nếu bạn muốn kiểm soát tốt dự án, giảm rủi ro và tối ưu chi phí.
Chỉ khi sử dụng một phần mềm quản lý dự án thi công chuyên sâu, có khả năng phản ánh tức thời các mối liên kết trên, bạn mới có thể:
Theo dõi tiến độ theo thời gian thực, phát hiện sớm các điểm nghẽn.
Điều phối vật tư, nhân công và thiết bị hợp lý, tránh lãng phí và chồng chéo.
Giảm hao hụt tài nguyên, tránh tình trạng máy móc dàn trải không hiệu quả.
Chủ động thích ứng trước mọi biến động về khối lượng, tiến độ, nhân lực hoặc điều kiện thi công thực tế.
Kết nối là chìa khóa – nếu thiếu nó, mọi công cụ quản lý chỉ dừng ở mức mô tả, chứ không thể điều hành thực tế.
Bạn giải được bài toán này, tức là bạn đã nắm được bản chất của mọi vấn đề quản lý thi công.
Khi theo dõi tiến độ thi công, nhiều người có xu hướng nhìn vào các biểu đồ tổng hợp với trạng thái "đạt – nhanh – chậm" và cho rằng kế hoạch thi công là một đường trung bình đều đặn mỗi ngày. Khi chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế chỉ khoảng 3-5%, bạn có thể cho rằng đó là "chấp nhận được".
Nhưng điều quan trọng không phải là mức chênh lệch bao nhiêu, mà là chênh lệch từ khi nào, ở hạng mục nào và tác động ra sao đến toàn bộ tiến độ chung. Nếu không xác định đúng điểm bắt đầu chậm trễ, bạn sẽ không thể có biện pháp khắc phục kịp thời.
Ví dụ: Nếu công trình đạt 95% kế hoạch, tức chậm 5% – thì liệu đã đủ đáng lo? Hay chỉ khi chậm vượt 10% mới đáng báo động? Ngược lại, nếu vội vàng kết luận chỉ vì lệch 1–2%, đôi khi lại là phản ứng thái quá – đặc biệt với các dự án lớn, mức sai lệch này hoàn toàn nằm trong ngưỡng kỹ thuật cho phép.
Tuy nhiên, dù nhanh hơn hay chậm hơn kế hoạch, mỗi thay đổi đều yêu cầu điều chỉnh lại toàn bộ kế hoạch thi công và phân bổ tài nguyên phù hợp. Việc này không thể dựa vào cảm tính. Bạn cần xác định rõ:
Cần bổ sung bao nhiêu nhân lực?
Thiếu vật tư ở đâu?
Có cần tăng máy móc hay giảm thiết bị không?
Nếu phần mềm bạn đang dùng chỉ dừng ở mức “báo cáo nhanh/chậm” mà không đưa ra hướng điều phối cụ thể, thì đó chưa phải là phần mềm quản lý tiến độ thi công đúng nghĩa.
Tiêu Hao Vượt Định Mức: Vì Sao Phần Mềm Hiện Tại Không Cảnh Báo Kịp Thời?
Vật tư và tài nguyên luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí xây dựng. Vì vậy, kiểm soát tiêu hao vật tư không chỉ là việc cần làm, mà là yếu tố sống còn của mỗi công trình. Một sai lệch nhỏ cũng có thể kéo theo thất thoát hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
Giá đấu thầu hiện nay thường đã được tính toán rất sát. Nếu trong quá trình thi công xảy ra tiêu hao vượt định mức, doanh nghiệp gần như chắc chắn rơi vào tình trạng lỗ. Rủi ro càng lớn khi thiếu cơ chế giám sát kịp thời, đặc biệt trong những giai đoạn thi công cao điểm hoặc khi nhân sự biến động liên tục.
Việc quản lý vật tư đúng nghĩa phải đảm bảo rằng: sau mỗi ngày, mỗi tháng hoặc mỗi kỳ thanh toán, sản lượng thi công phải được đối chiếu ngay với mức tiêu hao thực tế – từ đó xác định chênh lệch, điều chỉnh và phòng ngừa thất thoát.
Thực tế cho thấy, nhiều phần mềm quản lý hiện nay chỉ cung cấp số liệu tổng hợp, không theo dõi sản lượng thi công theo thời gian thực hoặc theo từng đợt thanh toán. Điều này dẫn đến tình trạng: chỉ đến khi dự án kết thúc, người quản lý mới “ngã ngửa” vì vật tư vượt định mức thầu quá xa.
Một phần nguyên nhân đến từ việc thiếu liên kết giữa dữ liệu vật tư – tiến độ – tổ đội thi công. Khi dữ liệu không được cập nhật thường xuyên hoặc không phản ánh theo tổ đội thực tế, rất khó truy vết:
Giai đoạn nào phát sinh thất thoát?
Tổ đội nào gây tiêu hao bất thường?
Khâu nào trong chuỗi cung ứng thiếu kiểm soát?
Một phần mềm quản lý vật tư hiệu quả cần có khả năng cảnh báo theo thời gian thực, tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn, và đưa ra báo động khi vượt ngưỡng cho phép. Chỉ như vậy mới giúp người quản lý chủ động xử lý – thay vì chỉ phản ứng sau khi mọi chuyện đã rồi.
Bạn có biết một chiếc xe lu rung nếu chỉ chạy mà không rung hoặc rung nhẹ thì mức độ tiêu hao nhiên liệu và hiệu quả thi công sẽ khác nhau hoàn toàn?
Vậy nếu bạn đang quản lý vài chục đến vài trăm thiết bị, xe máy thi công, bạn đã bao giờ tự hỏi:
Một chiếc xe lu rung nếu không bật chế độ rung, động cơ chỉ quay khoảng 400–500 vòng/phút.
Nếu rung nhẹ, vòng tua tăng lên khoảng 800 vòng/phút.
Còn nếu rung đúng tiêu chuẩn (rung mạnh), vòng tua sẽ đạt từ 1200 đến 1350 vòng/phút.
Điều đó có nghĩa là: nếu chỉ “lu cho có” mà không rung, chiếc xe chỉ tiêu hao khoảng 1/3 lượng dầu so với khi vận hành đúng rung để đạt độ chặt theo yêu cầu kỹ thuật. Bạn thấy đấy, hiệu quả kỹ thuật và tiêu hao nhiên liệu khác nhau hoàn toàn, nhưng nếu không kiểm soát, bạn sẽ không bao giờ biết đang mất mát ở đâu.
➤ Những gì nêu trên chỉ là một trong rất nhiều vấn đề xuất phát từ việc quản lý yếu kém hoặc sử dụng công cụ quản lý không đủ hiệu quả.
Đến đây, có lẽ bạn đang tự hỏi: Người viết những dòng này là ai? Vì sao lại có thể hiểu sâu, nhìn rõ và nói trúng nhiều vấn đề đến vậy?
Tôi là tác giả và người trực tiếp phát triển các phần mềm chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm:
Đội ngũ lập trình phần mềm là Kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp tại ĐH bách khoa Hồ Chí Minh
TÓM TẮT CÁC TÍNH NĂNG CHÍNH NỔI BẬT TRONG BỘ PHẦN MỀM XÂY DỰNG
Dưới đây là tóm tắt các tính năng chính của Phần mềm Quản lý Dự án Đầu tư 360, Quản lý Dự án Thi công 360, và Nghiệm thu Xây dựng 360, được thiết kế dành riêng cho ngành xây dựng, tích hợp công nghệ hiện đại (BIM, CDE), tuân thủ Nghị định 175/2024 và Quyết định 258/QĐ-TTg, mang lại giải pháp toàn diện, dễ sử dụng cho chủ đầu tư, nhà thầu và đơn vị thi công.
Hệ sinh thái khép kín: Ba phần mềm tạo thành hệ thống toàn diện, phục vụ từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến hoàn công – thanh toán. Giải pháp này được thiết kế riêng cho ngành xây dựng Việt Nam, cập nhật đúng quy định pháp lý, phù hợp thực tế thi công, dễ dùng, dễ triển khai, mạnh về nghiệp vụ.
Dịch vụ tùy chỉnh: Chúng tôi nhận nâng cấp và phát triển phần mềm theo yêu cầu riêng của từng khách hàng, đồng hành cùng doanh nghiệp để tối ưu hiệu quả vận hành, đảm bảo chất lượng sản phẩm cao nhất và sự hài lòng lâu dài của người dùng.
Liên hệ trực tiếp Mr. Thắng – 090 336 7479 để nhận tư vấn và trải nghiệm miễn phí.
Bài viết liên quan
Chi tiết điều chỉnh hệ số 0,9 của Thông tư 02/2020/TT-BXD cho TT09 và NĐ68 hạng mục chung và nhà tạm
2 trường hợp phải điều chỉnh chi phí chung và nhà tạm về 0,9 được Phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 tổng hợp như sau
Lợi nhuận doanh nghiệp xây dựng là bao nhiêu? vì sao phải tăng cường công cụ hỗ trợ
Chia sẻ về vấn đề lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng nằm ở đâu?
Vai trò và trách nhiệm của nhà thầu phụ trong hồ sơ chất lượng, khối lượng thanh toán
Nhà thầu phụ có phải ký vào biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu khối lượng hoàn thành hay chỉ cần nhà thầu chính ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành với tư vấn giám sát và chủ đầu tư
NĐ số 62/2016/NĐ-CP quy định thành phần các bên tham gia ký vào phiếu Kết quả thí nghiệm vật liệu
Theo Phụ lục III của Nghị định số 62/2016/NĐ-CP Phiếu kết quả thí nghiệm do tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng lập được phần mềm Nghiệm thu xây dựng 360 tổng hợp
Thi công bê tông đầm lăn, ưu nhược điểm của bê tông đầm lăn.
Về định nghĩa, dựa vào thành phần cấu tạo, bê tông đầm lăn là loại bê tông nghèo xi măng.
KHOẢNG CÁCH HỢP LÝ GIỮA CÁC CỘT BÊ TÔNG CỐT THÉP NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ?
Cột là kết cấu chính trong kết cấu chịu lực của công trình. Cột chịu tất cả các lực trong nhà vì thế nên cần tính toán khoảng cách giữa các cột sao cho hợp lý.
BÊ TÔNG CỐT THÉP LÀ GÌ? ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM
Bê tông cốt thép là bê tông có chứa các thanh thép, tấm hoặc sợi nhúng để tăng cường vật liệu.
Hướng dẫn lập hồ sơ nghiệm thu quản lý chất lượng miễn phí cấp tốc đơn giản nhất (Dương Thắng)
Tài liệu hướng dẫn học lầm hồ sơ nghiệm thu miễn phí nhanh và đơn giản nhất được Dương Thắng và tổ biên tập nghiệp vụ hồ sơ Nghiệm thu xây dựng 360 thực hiện
Quy định về lâp Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng
Cục giám định nhà nước trả lời câu hỏi về Quy định về lâp Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng
Chuyển tiếp áp dụng Nghị định số 68/2019/NĐ-CP như thế nào?
Bộ Xây dựng trả lời về việc thực hiện Chuyển tiếp áp dụng Nghị định số 68/2019/NĐ-CP .
[Góc hỏi đáp] Quy định về điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng
Cục giám đinh nhà nước trả lời thắc mắc về điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng
QUY TRÌNH KỸ THUẬT THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI
Nghiệm thu xây dựng 360 giới thiệu quy trình kỹ thuật thi công cọc khoan nhồi đúng kỹ thuật.
Mục đích và quy trình đóng cọc thử đúng kỹ thuật
Nghiệm thu xây dựng 360 giới thiệu mục địch và quy trình đóng cọc thử đúng kỹ thuật.
MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP KHI LẬP HỒ SƠ THANH TOÁN
Nghiệm thu xây dựng 360 liệt kê một số lỗi thường gặp khi lập hồ sơ thanh toán.
MỘT SỐ SAI SÓT KHI LÀM HỒ SƠ NGHIỆM THU THANH TOÁN ĐƯỢC CHIA SẺ TỪ CHUYÊN GIA
Phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 chia sẻ kinh nghiệm cùng người làm hồ sơ để tránh sai sót