Đánh giá, so sánh giá trị, định mức đơn giá cũ so với NĐ68/2019 về giá trị xây lắp
SO SÁNH VỀ GIÁ TRỊ XÂY DỰNG THEO NĐ68/2019 MỚI SO VỚI GIÁ TRỊ ĐỊNH MỨC CŨ
- Chi phí quản lý tăng đều khoảng 5% đến 7%, tên có thay đổi chút nhưng số lượng các đầu việc chi phí gần như TT04 cũ
- Nhân công giảm hệ số và thay đỏi loại nhân công, giảm hao phí hoặc cắt ở một số định mức, nhân công tính theo trung bình 3,5/7 và có mức lương tối thiểu vùng I bằng mức lương cũ là 2.350.000đ (cách tính mới tính theo ngày chứ không theo tháng của cách tính cũ).
- Máy áp dụng theo số liệu mới, nguyên giá mới, bị ảnh hưởng nhiều bởi nhân công
=> Nhiều định mức bị giảm hao phí hoặc cắt hẵn hao phí ví dụ bê tông cột thì bị cắt phần sàn thao tác, công tác đóng, ép cọc giả cả nhân công và hao phí máy khá nhiều
1. Thêm nội dung Giá gói thầu xây dựng (điều 12)
2. Bỏ nội dung về Dự toán gói thầu
3. Xuất hiện khái niệm “Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư” đối với dự án nhóm B và C theo Luật đầu tư công.
4. Bỏ khái niệm chi phí chung, thay thành chi phí gián tiếp.
5. Bỏ khái niệm chi phí hạng mục chung.
6. Quy định rõ phương pháp xác định tổng mức đầu tư cho từng quy mô dự án.
7. Quy định điều chỉnh tổng mức đầu tư phải thực hiện cùng lúc với điều chỉnh dự án.
8. Định nghĩa lại khái niệm dự toán xây dựng
9. Xuất hiện khái niệm thiết kế FEED
10. Quy định rõ ràng về cách lập tổng dự toán cho dự án có nhiều loại công trình khác nhau.
11. Bỏ trường hợp bổ sung thêm chi phí dự phòng, khi đã sử dụng hết khoản dự phòng được duyệt.
12. Thay đổi cách dùng dữ liệu định mức từ công bố tham khảo sang ban hành bắt buộc áp dụng.
13. Hướng dẫn cách điều chỉnh, cập nhật giá gói thầu khi vượt tổng mức.
14. Bổ sung khái niệm “định mức tính bằng khối lượng”
15. Quy định rõ về cách xử lý cho các công việc không có hoặc không phù hợp với dữ liệu định mức hiện hành.
16. Xuất hiện lời hứa Bộ Xây Dựng sẽ cập nhật định mức liên tục 2 năm/1 lần.
17. Bổ sung nội dung “Cơ sở dữ liệu định mức, giá xây dựng, chỉ số giá”.
18. Quy định thời gian tối đa để Chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư là 9 tháng. Không phân quy mô dự án lớn nhỏ.
19. Bổ sung quy định thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán tối đa là 9 tháng.
20. Bổ sung quy định CĐT phải giải quyết công nợ, tất toán tài khoản trong vòng 6 tháng.
21. Bổ sung mục Trách nhiệm của các bên
22. Bổ sung nội dung chủ đầu tư ủy quyền cho nhà thầu mua bảo hiểm thông qua hợp đồng xây dựng.
Nghị định 46/2015/NĐ-CP quy định về Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, thành phần tham gia ký biên bản nghiệm thu.
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 46/2015/NĐ-CP chủ đầu tư không được phép đơn phương tổ chức nghiệm thu giai đoạn, bộ phận công trình xây dựng khi không có sự tham gia của nhà thầu thi công
So sánh số liệu mẫu 8b và mẫu 3a với 04 và khi nào thì sử dụng mẫu 8a và khi nào dùng 8b. Phần mềm Nghiệm thu và Quản lý chất lượng 360 sẻ giới thiệu bạn nội dung này
Ngoài việc có kết quả trước khi bắt tay vào công việc thi công thì cần có biên bản theo dõi chất lượng bê tông, số lượng vữa xây trát, ốp lát, sơn, đắp đất.... Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách quản lý biên bản nghiệm thu xây dựng mà bạn không nên bỏ lỡ.
Công việc nghiệm thu thi công đóng cọc và ép cọc được tiến hành và thi công dựa vào hồ sơ cũng như biên bản nghiệm thu vật liệu xây của tiêu chuẩn nghiệm thu TCVN 9394-2012
Bất kì công trình xây dựng nào trước khi được đưa vào hoạt động sử dụng cũng đều được kiểm tra nghiệm thu các công trình xây dựng nhằm đảm bảo công trình đó đảm bảo yêu cầu ban đầu đề ra cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Cũng giống như việc nghiệm thu xây dựng thì việc thí nghiệm bê tông sẽ phải lấy tổ mẫu gồm 03 viên mẫu được lấy cùng một lúc ở cùng một chỗ theo quy định của TCVN 3105:1993. Kích thước viên mẫu 10x10x10cm hoặc 15x15x15cm.