Quy trình nghiệm thu vật liệu, thiết bị và sản phẩm đúc sẵn trước khi đưa vào sử dụng
Quy trình nghiệm thu vật liệu, thiết bị và sản phẩm đúc sẵn trước khi đưa vào sử dụng
QUY TRÌNH NGHIỆM THU VẬT LIỆU, THIẾT BỊ SẢN PHẨM ĐÚC SẴN TRƯỚC KHI ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
Chủ đầu tư, bên mua sản phẩm có trách nhiệm tổ chức kiểm tra và chấp thuận nguồn của sản phẩm trước khi sử dụng, lắp đặt vào công trình xây dựng.
1. Quy trình nghiệm thu
Bước 1: Nhà thầu tiến hành công tác nghiệm thu nội bộ, có kiểm tra xác nhận KCS của nhà thầu
Bước 2: Nhà thầu gửi phiếu yêu cầu nghiệm thu đã được TVGS xác nhận về Ban QLDA
Bước 3:
-Kiểm tra vật liệu, thiết bị và sản phẩm đúc sản đã thực hiện tại hiện trường.
-Kiểm tra các hồ sơ, tài liệu.
-Đánh giá sự phù hợp của vật liệu, thiết bị và sản phẩm đúc sản với yêu cầu của thiết kế.
Bước 4:
-Nếu đạt yêu cầu, kết thúc quá trình nghiệm thu
-Nếu không đạt yêu cầu, nhà thầu có trách nhiệm chỉnh sửa lại và thực hiện lại từ bước 1.
-Các bên cùng nhau ký vào biên bản
2. Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu
a)Tư vấn giám sát trưởng (hoặc giám sát thường trú) và giám sát viên trực tiếp giám sát gói thầu;
b)Chỉ huy trưởng công trường và Cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
3. Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu
Trực tiếp tiến hành nghiệm thu trong quá trình xây lắp những đối tượng sau đây sau khi nhận được phiếu yêu cầu của nhà thầu xây lắp:
-Các loại vật liệu, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công trình;
-Các loại thiết bị, máy móc trước khi đưa vào lắp đặt cho công trình.
4. Điều kiện cần để nghiệm thu
-Có chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, lý lịch của các thiết bị, các văn bản bảo hiểm, bảo hành thiết bị (nếu có), các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành thiết bị máy móc của nhà sản xuất;
-Có kết quả thí nghiệm mẫu lấy tại hiện trường (nếu hồ sơ thiết kế, chủ đầu tư hoặc tiêu chuẩn, quy phạm yêu cầu).
5. Nội dung và trình tự nghiệm thu
a)Kiểm tra tại chỗ đối tượng nghiệm thu;
b)Kiểm tra chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, lý lịch của các thiết bị, các văn bản bảo hiểm, bảo hành thiết bị (nếu có), các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành thiết bị máy móc của nhà sản xuất;
c)Kiểm tra các tài liệu thí nghiệm;
d)Trong khi nghiệm thu, trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau:
-Yêu cầu nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm để thí nghiệm bổ sung;
-Thử nghiệm lại đối tượng nghiệm thu;
-Thẩm tra mức độ đúng đắn của các kết quả thí nghiệm có liên quan đến chất lượng đối tượng nghiệm thu do nhà thầu xây lắp thực hiện và cung cấp.
e. Đối chiếu các kết quả kiểm tra, kiểm định (nếu có) với tài liệu thiết kế được duyệt, các yêu cầu của các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng.
f) Trên cơ sở đánh giá chất lượng bản nghiệm thu đưa ra kết luận:
- Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn để sử dụng vào công trình; Kết quả nghiệm thu ghi vào biểu mẫu Phụ lục 01 kèm theo Hướng dẫn này.
+ Ghi rõ tên và số lượng các đối tượng không chấp nhận nghiệm thu;
- Trường hợp thứ hai: Không Chấp nhận nghiệm thu các vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn để sử dụng vào công trình. Hội đồng nghiệm thu lập biên bản (vào sổ nhật ký thi công) về nội dung sau:
+ Ghi rõ tên và số lượng các đối tượng không chấp nhận nghiệm thu;
+ Thời gian nhà thầu xây lắp phải đưa các đối tượng không chấp nhận nghiệm thu ra khỏi công trường.
Liên hệ mua phần mềm để được hỗ trợ tốt nhất:
Mr Thắng 090.336.7479
Tải bản dùng thử full: https://nghiemthuxaydung.com/tai-ban-quyen_c
#Nghiệm_thu_xây_dựng_360