Quy định về nội dung viết nhật ký thi công theo TT26/2016, Chi tiết thực hiện. Nhà thầu phụ có phải viết nhật ký không?
Nhật ký có bắt buộc viết tay không? Nếu đánh máy thì cần điều kiện gì?
Kinh nghiệm và kỹ năng viết nhật ký thi công phù hợp nhất (tham khảo)
Lập nhật ký thủ công theo thực tế thi công (Khi không có file dự toán dự thầu, không có mã hiệu định mức công tác)
Khi viết nhật ký đã có sẵn hồ sơ dự toán, dự thầu và có khối lượng thanh toán
Khi có nhiều hạng mục trong cùng 1 ngày thì phân biệt hạng mục thế nào?
Mẫu nhật ký thi công xây dựng thông dụng nhất 2020
Nội dung hướng dẫn viết nhật ký thi công
Quy định về nội dung viết nhật ký thi công theo TT26/2016, chi tiết thực hiện
a) Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết và các thông tin liên quan); số lượng nhân công, thiết bị do nhà thầu thi công xây dựng huy động để thực hiện thi công tại hiện trường; các công việc xây dựng được nghiệm thu hàng ngày trên công trường;
b) Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng, tai nạn lao động, các vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lí trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có);
c) Các kiến nghị của nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng (nếu có);
d) Những ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng của các bên có liên quan.
Trường hợp chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình phát hành văn bản để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trên công trường thì các văn bản này được lưu giữ cùng với nhật ký thi công xây dựng công trình.
Nhà thầu phụ có phải viết nhật ký thi công không?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 26/2016/TT-BXD Nhà thầu thi công xây dựng phải lập Nhật ký thi công xây dựng công trình cho từng gói thầu xây dựng hoặc toàn bộ công trình xây dựng. Trường hợp có nhà thầu phụ tham gia thi công xây dựng thì tổng thầu hoặc nhà thầu chính thỏa thuận với nhà thầu phụ về trách nhiệm lập nhật ký thi công xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Chủ đầu tư thỏa thuận với nhà thầu thi công xây dựng về hình thức và nội dung của nhật ký thi công xây dựng làm cơ sở thực hiện trước khi thi công xây dựng công trình
Như vậy theo quy định thì cả nhà thầu chính và nhà thầu phụ đều phải lập nhật ký thi công với phần việc của mình thực hiện
Nhật ký có bắt buộc viết tay không? Nếu đánh máy thì cần điều kiện gì?
Tại điều 10 Thông tư 26/2016/TT-BXD hướng dẫn như sau
Chủ đầu tư thỏa thuận với nhà thầu thi công xây dựng về hình thức và nội dung của nhật ký thi công xây dựng làm cơ sở thực hiện trước khi thi công xây dựng công trình
Như vậy việc nhật ký thi công viết tay hay đánh máy là do thỏa thuận giữa Chủ đầu tư và nhà thầu trước khi thi công
Kinh nghiệm và kỹ năng viết nhật ký thi công phù hợp nhất (tham khảo)
Về nguyên tắc bạn bắt buộc phải viết đúng và viết đủ như thực tế nhưng có nhiều trường hợp bạn cần phải cân nhắc nội dung thể hiện trong nhật ký. Bài viết dưới đây là nội dung cho bạn tham khảo về cách viết phù hợp
Để lập được nhật ký thi công chính xác thì bạn cần phải thực hiện tại hiện trường hàng ngày nhưng trên thực tế có rất nhiều hệ lụy sau này đến quyển nhật ký chủ yếu do nội dung giữa các giai đoạn, các bộ phận thực hiện không khớp nhau, do khi làm hồ sơ dự toán, dự thầu và đấu thầu đều có tổng khối lượng nhân công, vật liệu máy móc. Khi thi công thì có kế hoạch và báo cáo ở hiện trường …. Nếu bạn là 1 người làm tổng hợp tất cả các công tác này mới nhìn thấy được sự bất cập của nó. Ví dụ kế hoạch là tuần này thi công 10m3 bê tông móng, xây 100m2 tường … thì khối lượng nhân công phải bao nhiêu với phù hợp, trên thực tế nó cũng phải đúng như vậy, nếu có thay đổi thì cũng không đáng kể vì khi ban hành định mức xây dựng họ phải thử nghiệm rất nhiều lần mới ra được con số đó. Nếu bạn ghi không sát giữa khối lượng thi công, máy móc tương đối so với khối lượng thi công, thanh toán sẽ ảnh hưởng rất nhiều khi bị thanh tra tra, kiểm toán, hóa đơn … đó là chưa kể nhiều bạn ẩu hoặc quên nên vài ngày với ghi nhật ký 1 lần nên không nhớ gì ghi đại cho xong còn nếu bạn nào làm hồi ký thì còn kinh nữa, cả tuần chỉ có thi công mà không có nghiệm thu nhưng trên thực tế các công tác ván khuôn, cốt thép, đào đắp … vẫn thực hiện hàng ngày hoặc ghi nhầm nội dung so với biên bản nghiệm thu, việc này thì tôi gặp rất nhiều. Bản thân tôi cũng có trên 14 năm trong nghề, cũng phải viết nhật ký và làm biên bản nghiệm thu rất nhiều, sai cũng rất nhiều, chỉ đến khi tôi phải làm việc với thanh tra, kiểm toán mới hiểu được điều này. Chính vì vậy tôi làm phần mềm Phần mềm Nghiệm thu xây 360 và miễn phí hoàn toàn chức năng Lập nhật ký tự động này để tặng anh em, ngoài chức năng Nhật ký tự động còn có chức năng “Lập tiến độ thi công” cũng là miễn phí 100% vĩnh viễn cho anh em, nếu anh em có phải làm báo cáo tuần, tháng, hồ sơ thầu … thì cứ lấy mà dùng miễn phí.
Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng phần mềm phù hợp nhất cho anh em nên bạn cứ tải về dùng thoải mái nhé
Lập nhật ký thủ công theo thực tế thi công (Khi không có file dự toán dự thầu, không có mã hiệu định mức công tác)
Trên phần mềm bạn nhập tên công việc thi công thực tế hoặc đầu việc theo hồ sơ thanh toán, khi đó phần mềm sẻ list cho bạn danh sách các công việc tương ứng để bạn chọn. Sau khi hoàn thành công tác thì bạn phải sửa lại TÊN công tác vì nó là câu chữ trong nhật ký xuất ra của bạn, sau khi hoàn thành tất cả các công tác bạn mới quay lại nhập khối lượng thi công và ngày bắt đầu, ngày kết thúc cho mỗi công tác (có thể xuất ra excel thiết lập công thức để nhập và đọc lại cho nhanh, bạn xem video để hiểu thêm về cách làm). Phía dưới của nó có bảng “Chi tiết nhật ký” và bạn chọn vào đó để chỉnh sửa hao phí, định mức nếu cần.
Ví dụ có khối lượng cần thanh toán như sau:
Tại cửa sổ chính của phần mềm bạn tìm tên công tác thanh toán như nội dung được giao thì nó tìm được các đầu việc tương ứng với công tác trên hồ sơ. Bạn cần tìm 1 công tác gần sát nhất với đầu việc thanh toán (thông thường không giống 100%) mà không giống 100% vì đầu việc trong phần mềm là đầu việc định mức nhà nước, đầu việc trên hồ sơ thanh toán là đầu việc trên bản vẽ và thực tế thi công
Sau khi hoàn thành ngày giờ cho công tác thì bạn tiến hành nhập thời tiết và sự cố công trình (nếu có).
Đầu tiên bạn đặt chuột tại dòng đã nhập ngày tháng, nhấn chọn sang bảng “Chi tiết nhật ký” rồi nhấn vào “Nhật ký thời tiết”
Tiếp theo vào “Chi tiết nhật ký” nhập thời tiết, sự cố, kỹ thuật, đo đạc (vì định mức xây dựng không có các ông này) còn phần máy thi công và nhân công bạn để trống để phần mềm tự tính toán và cân đối cho bạn phù hợp nhất
Chỉ như vậy là bạn hòan thành phần nhật ký thi công, tất cả công việc khác phần mềm sẻ tự xử lý, bạn chỉ chọn chế độ xuất là được
Tại phần màn hình chính bạn chọn vào nút “Xuất biên bản – Word”
Tiếp theo bạn chọn “Xuất nhật ký” hoặc chuyển sang bảng “Nhật ký” để thực hiện các công tác nâng cao nếu cần. Trường hợp bạn muốn sửa lại biểu mẫu nhật ký theo mẫu của bạn thi bạn chọn nút “Xuất biểu mẫu” nó sẻ xuất mẫu gốc ra word cho bạn sửa lại.
Sau khi chọn các chế độ hoặc sửa mẫu nhật ký theo mẫu riêng của bạn thì nhấn vào “Thêm mẫu” để tải mẫu của bạn lên và quay lại bảng “Danh sách công tác” để xuất nhật ký. Tại đây bạn sẻ có 2 lựa chọn hoặc xuất mẫu đầy đủ (mẫu chuẩn, chỉ in và ký) và mẫu rút gọn (mẫu này chỉ xuất nội dung để bạn viết tay lại), trong quá trình xuất bạn có thể lựa chọn xuất theo ngày mà bạn muốn xuất.
Mẫu nhật ký đầy đủ sau khi xuất chỉ in, đóng quyển và ký
Mẫu nhật ký rút gọn sau khi xuất để sử dụng cho việc viết tay
Khi viết nhật ký đã có sẵn hồ sơ dự toán, dự thầu và có khối lượng thanh toán
Khi đã có file excel dự toán, dự thầu thì bạn chỉ cần đọc nguyên file vào phần mềm là được mà không cần ngồi gõ tay lại. Nếu file là word thì bạn copy nó qua excel để đọc vào theo hướng dẫn sau
Khi đọc file excel vào thì bạn chọn đến đúng bảng khối lượng cần lấy và nhập đúng tên cột, số cột. Trường hợp không có cột khối lượng hoặc không có (hoặc không có cả 2) thì bạn nhập 2 cột này vào cột bất kỳ mà có số là được, ví dụ chọn cả 3 cột là mã hiệu, khối lượng và vào cột số thứ tự cũng không sao, bạn có thể xem thêm video đọc file thủ công để hiểu thêm về cách đọc này
Sau khi đọc được file vào thì các bước còn lại như nhập khối lượng hay nhập ngày giờ xuất nhật ký là như phần nhập thủ công ở trên.
Khi có nhiều hạng mục trong cùng 1 ngày thì phân biệt hạng mục thế nào?
Trong TT26 không quy định bắt buộc viết gộp hay viết tách nhưng khi xuất nhật ký bạn cần có thông tin rõ dàng hơn nếu có nhiều hơn 1 hạng mục. Bản thân bạn và các cơ quan chuyên môn khi xem sẻ không biết bạn đang viết nội dung đó cho cho hạng mục nào. Trong phần mềm Nghiệm thu và Quản lý chất lượng 360 cho phép bạn xử lý đa dạng về việc này, bạn xem hình và video để biết thêm chi tiết của thao tác này
Mẫu nhật ký thi công xây dựng thông dụng nhất 2020 được phần mềm cập nhật sẵn
Mẫu nhật ký thông dụng hiện tại là mẫu theo TT26/2016/BXD
Đáp ứng đủ các yêu cầu về nội dung như thời tiết, nhiệt độ, nhân công, máy và thiết bị thi công. Các công tác thi công và nghiệm thu trong ngày
Khi xuất ra nhật ký từ phần mềm Nghiệm thu xây dựng 360 có dạng cụ thể như sau, các hạng mục được phân riêng rất rõ ràng, thi công cái gì, hạng mục nào, nghiệm thu cái gì và hạng mục nào. Bản thân các biên bản nghiệm thu cũng được đồng bộ chính xác đến từng câu, từng chữ như thế nên tất cả các bên rất yên tâm về độ chuyên nghiệp của bạn.
Mẫu doanh nghiệp thì thường có thêm các nội dung về chất lượng, thường mẫu này bỏ bớt các nội dung không cần thiết và thiên về mặt thực tế hơn
Nghị định 46/2015/NĐ-CP quy định về Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, thành phần tham gia ký biên bản nghiệm thu.
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 46/2015/NĐ-CP chủ đầu tư không được phép đơn phương tổ chức nghiệm thu giai đoạn, bộ phận công trình xây dựng khi không có sự tham gia của nhà thầu thi công
So sánh số liệu mẫu 8b và mẫu 3a với 04 và khi nào thì sử dụng mẫu 8a và khi nào dùng 8b. Phần mềm Nghiệm thu và Quản lý chất lượng 360 sẻ giới thiệu bạn nội dung này
Ngoài việc có kết quả trước khi bắt tay vào công việc thi công thì cần có biên bản theo dõi chất lượng bê tông, số lượng vữa xây trát, ốp lát, sơn, đắp đất.... Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách quản lý biên bản nghiệm thu xây dựng mà bạn không nên bỏ lỡ.
Công việc nghiệm thu thi công đóng cọc và ép cọc được tiến hành và thi công dựa vào hồ sơ cũng như biên bản nghiệm thu vật liệu xây của tiêu chuẩn nghiệm thu TCVN 9394-2012
Bất kì công trình xây dựng nào trước khi được đưa vào hoạt động sử dụng cũng đều được kiểm tra nghiệm thu các công trình xây dựng nhằm đảm bảo công trình đó đảm bảo yêu cầu ban đầu đề ra cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Cũng giống như việc nghiệm thu xây dựng thì việc thí nghiệm bê tông sẽ phải lấy tổ mẫu gồm 03 viên mẫu được lấy cùng một lúc ở cùng một chỗ theo quy định của TCVN 3105:1993. Kích thước viên mẫu 10x10x10cm hoặc 15x15x15cm.