Một số lưu ý trong quá trình nghiệm thu công trình.
Quy trình nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Đây được hiểu là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng.
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Bê tông là một loại đá nhân tạo, được hình thành bởi việc trộn các thành phần: Cốt liệu thô, cốt liệu mịn, chất kết dính,… theo một tỷ lệ nhất định. Về sức bền vật lý, bê tông chịu lực nén khá tốt nhưng khả năng chịu lực kéo không tốt lắm. Vì vậy, trong xây dựng các công trình, các vật liệu chịu lực kéo tốt (thép) để đưa vào trong lòng khối bê tông, đóng vai trò là bộ khung chịu lực nhằm cải thiện khả năng chịu kéo của bê tông.
Tuy vậy, cốt thép trong bê tông rất dễ bị ăn mòn do các tác động của môi trường gây hư hỏng công trình. Vậy các nguyên nhân dẫn đến ăn mòn bê tông cốt thép là gì? Cách khắc phục, hạn chế quá trình ăn mòn bê tông cốt thép như thế nào?
Có thể nói rằng Bê tông cốt thép là vật liệu xây dựng phổ biến và thành công nhất trong lịch sử ngành xây dựng với xấp xỉ 12 tỉ tấn BTCT được sản xuất hằng năm, nhiều hơn bất kỳ vật liệu nhân tạo nào trên thế giới.
Bình thường, cốt thép được bảo vệ hoàn toàn trong môi trường kiềm của bê tông nhờ vào hàm lượng lớn của canxi oxit, natri oxit và kali oxit hoà tan. Các hợp chất kiềm trong bê tông giữ độ pH ở mức 12-13 giúp tạo nên một lớp màng bảo vệ mỏng trên bề mặt cốt thép. Trong điều kiện thông thường, lớp màng mỏng có khả năng bảo vệ cốt thép chống lại sự tấn công của các tác nhân ăn mòn từ môi trường. Cơ chế này được gọi là “cơ chế bảo vệ thụ động” của BTCT.
Có hai cơ chế có thể phá vỡ sự tự bảo vệ của kết cấu BTCT và được xem như là tác nhân chính dẫn đến ăn mòn của cốt thép trong bê tông. Đó là hiện tượng cacbonat hoá và sự xâm nhập của ion clorua.
Sự tập trung hàm lượng dung dịch Canxi hydroxit hoà tan (Ca(OH)2) trong các lỗ hổng của kế cấu bê tông là kết quả của quá trình thuỷ hoá xi măng giúp giữ độ pH ở ngưỡng an toàn 12-13.
Như đã nói, trong môi trường kiềm, cốt thép hoàn toàn được bảo vệ khỏi các tác nhân ăn mòn nhờ vào lớp màng mỏng trên bề mặt (dày từ 2-20 nanomét). Tuy nhiên, quá trình carbonat hoá với sự hiện diện của CO2, nước và Ca(OH)2 tạo nên canxi carbonat và trung hoà môi trường kiềm trong bê tông theo phản ứng dưới đây:
CO2 + H2O + Ca(OH)2 ===> CaCO3 (calcium carbonate) + 2H2O
Sau quá trình trung hoà, khi độ pH trong bê tông giảm xuống dưới mức 9, cơ chế “tự bảo vệ thụ động” của BTCT không còn tồn tại và cốt thép bắt đầu bị ăn mòn.
Quá trình ăn mòn bắt đầu khi gỉ thép xuất hiện và phát triển trên bề mặt cốt thép và gây nứt tại những vị trí tiếp giáp với bê tông. Sự phát triển của vết nứt phát triển dần dưới sự tấn công của các tác nhân ăn mòn cho đến khi phá vỡ hoàn toàn sự kết dính giữa bê tông và cốt thép (spalling) như hình minh hoạ trên.
Tốc độ của quá trình carbonat hoá phụ thuộc vào tác động của các tác nhân từ môi trường như độ ẩm không khí, nhiệt độ, hàm lượng CO2 và tính chất cơ lý của bê tông như độ kiềm và độ thẩm thấu. Điều kiện lý tưởng thúc đẩy quá trình carbonat hoá hoạt động mạnh là khi độ ẩm không khí ở mức 60-75%. Hơn nữa, tốc độ quá trình carbonat hoá tăng dần khi hàm lượng CO2 trong không khí và nhiệt độ tăng dần. Mặt khác, hàm lượng xi măng là một yếu tố quan trọng để tăng độ kiềm và làm chậm quá trình carbonat hoá.
Ngoài ra, bề dày lớp bê tông bảo vệ cũng đóng vai trò quan trọng giảm quá trình ăn mòn.
Carbonat hoá là một quá trình chậm, đặc biệt khi nhiệt độ môi trường ở mức bình thường. Tốc độ của quá trình này có thể đo đạc được và ngăn chặn. Tuy nhiên, nó lại là vấn đề nghiêm trọng đối với những công trình có tuổi thọ cao (≥ 30 năm).
Clorua có thể tồn tại trong hỗn hợp bê tông thông qua nhiều cách. Clorua có thể được đúc vào kết cấu thông qua phụ gia CaCl2 (đã ngừng sử dụng). Hoặc các ion clorua có thể tồn tại trong hỗn hợp cát, cốt liệu, nước, một cách vô tình hay cố ý. Tuy nhiên, nguyên nhân chính của hiện tượng ăn mòn do clorua trong hầu hết các công trình là do sự khuếch tán của ion clorua từ môi trường như:
• Kết cấu tiếp xúc trực tiếp với môi trường biển có nhiều muối;
• Việc sử dụng muối làm tan băng hoặc các hợp chất hoá học có clorua.
Tương tự quá trình carbonat hoá, quá trình xâm nhập của clorua không trực tiếp ăn mòn cốt thép. Ngoại trừ chúng phá vỡ lớp màng bảo vệ trên bề mặt cốt thép và thúc đẩy quá trình ăn mòn phát triển. Nói cách khác, clorua đóng vai trò như một chất xúc tác cho quá trình ăn mòn BTCT. Tuy nhiên, cơ chế ăn mòn do ion clorua khác quá trình carbonat hoá ở chỗ ion clorua xâm nhập qua lớp bê tông bảo vệ và tấn công cốt thép ngay cả khi độ pH trong hỗn hợp vẫn ở mức cao (12-13).
Ăn mòn cục bộ do sự tập trung của ion Cl- trên bề mặt cốt thép trong BTCT. Có bốn cơ chế xâm nhập của ion clorua qua lớp bảo vệ bê tông:
• Sức hút mao dẫn;
• Sự thẩm thấu do tập trung hàm lượng ion clorua cao trên bề mặt BTCT;
• Thẩm thấu dưới áp căng bề mặt;
• Sự dịch chuyển do chênh lệch điện thế.
Trong thực tế, kết cấu BTCT thường xuyên làm việc dưới tác động hỗn hợp của cả hai cơ chế trên. Clorua aluminat (AlCl4-), được tạo ra từ phản ứng giữa ion clorua và xi măng có tác dụng làm giảm lượng clorua. Qua đó làm chậm quá trình ăn mòn. Tuy nhiên, khi quá trình carbonat hoá làm giảm độ pH trong bê tông, AlCl4- sẽ bị phá vỡ. Kết quả là những kết cấu chịu sự tác động của cả hai cơ chế trên đồng thời sẽ nhạy cảm hơn nhiều với ăn mòn và khó để kiểm soát hơn.
Chất lượng bê tông và việc tính toán hợp lý bề dày lớp bảo vệ cốt thép là những nhân tố đầu tiên giúp làm chậm quá trình ăn mòn cốt thép. Bê tông sử dụng phải có tỉ lệ nước/xi măng (w/c) đủ thấp để làm chậm quá trình xâm nhập của ion clorua và quá trình carbonat hoá qua các lỗ hổng trong kết cấu bê tông.
Tỉ lệ nước/xi măng nên ≤ 0.5 để làm chậm quá trình carbonat hoá và ≤ 0.4 để hạn chế quá trình xâm nhập của clorua. Tiêu chuẩn của hiệp hội bê tông Hoa Kỳ ACI 318 khuyến cáo chiều dày lớp bảo vệ cốt thép ≥ 1.5 in. (38.1 mm) và lớn hơn ít nhất ≥ 0.75 in. (19.05 mm) so với kích thước cốt liệu thô trong hỗn hợp bê tông. Bên cạnh đó, ACI 357 khuyến cáo lớp bảo vệ cốt thép tối thiểu 2.5 in. (63.5 mm) đối với kết cấu BTCT xây dựng trong môi trường biển.
Hàm lượng cốt thép đủ lớn có tác dụng kiềm chế sự phát triển và mở rộng vết nứt. Tiêu chuẩn ACI 224 kiến nghị bề rộng vết nứt cho phép không được vượt quá 0.006 in. (0.152 mm) cho kết cấu BTCT trong môi trường biển.
Bê tông cần được đúc và bảo dưỡng bê tông một cách chính xác để hạn chế ăn mòn. Kết cấu cần được dưỡng hộ tối thiểu 07 ngày sau khi đúc ở nhiệt độ 21oC (đối với bê tông có tỷ lệ nước/xi măng = 0.4). Và lên đến 06 tháng đối với bê tông có tỷ lệ nước/xi măng = 0.6. Nhiều báo cáo khoa học đã chỉ ra rằng độ rỗng của bê tông giảm rõ rệt khi thời gian dưỡng hộ tăng lên. Và tất nhiên khả năng chống ăn mòn cũng được cải thiện đáng kể.
Nguồn: https://lamtho.vn/khac-phuc-an-mon-be-tong-cot-thep/
Xem thêm:
►Tải phần mềm viết nhật ký tự động miễn phí vĩnh viễn
► Hướng dẫn cách lập hồ sơ nghiệm thu, hoàn công, thanh quyết toán
Bài viết liên quan
Một số lưu ý trong quá trình nghiệm thu công trình.
Quy trình nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Đây được hiểu là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng.
Biên bản nghiệm thu giai đoạn, quy định pháp luật về nghiệm thu giai đoạn hoặc bộ phận công trình
Nghị định 46/2015/NĐ-CP quy định về Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, thành phần tham gia ký biên bản nghiệm thu.
Quy định về biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình theo quy định mới
Các quy định về nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
Trả lời thắc mắc về biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn và hoàn thành hạng mục công trình
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 46/2015/NĐ-CP chủ đầu tư không được phép đơn phương tổ chức nghiệm thu giai đoạn, bộ phận công trình xây dựng khi không có sự tham gia của nhà thầu thi công
Hình thức và cách viết nhật ký thi công xây dựng mới nhất
Thông tư 26/2016/TT-BXD cho phép nhật ký thi công được phép đánh máy không bắt buộc phải viết tay.
Nhật ký thi công xây dựng có cho phép ghi gộp ngày không?
Quy định nào cho phép ghi gộp ngày trong nhật ký?
Có cần làm phiếu yêu cầu nghiệm thu và biên bản nội bộ không? Chi tiết nội dung
Phiếu yêu cầu của nhà thầu có bắt buộc gửi trước khi nghiệm thu không?
Phiếu yêu cầu nghiệm thu xây dựng, các biểu mẫu thông dụng và một số vấn đề cần quan tâm khi lập
Những biểu mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu thông dụng thường được sử dụng rộng rãi, và một số vấn đề cần quan tâm khi lập phiếu yêu cầu
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng và các vấn đề cần quan tâm trong công tác nghiệm thu
Những điểm cần lưu ý khi tiến hành công tác nghiệm thu công việc xây dựng và lập biên bản nghiệm thu.
Biểu mẫu thanh toán 8b sử dụng thế nào và có khác gì so với mẫu 3a và 04? khi nào dùng mẫu 8a
So sánh số liệu mẫu 8b và mẫu 3a với 04 và khi nào thì sử dụng mẫu 8a và khi nào dùng 8b. Phần mềm Nghiệm thu và Quản lý chất lượng 360 sẻ giới thiệu bạn nội dung này
Hướng dẫn ghi biểu mẫu 8b Nghị định 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 thay thế mẫu 3a và 04 năm 2016
Phần mềm Nghiệm thu, Quyết tóan 360 hướng dẫn cách sử dụng mẫu 8b thay thế mẫu 3a và 04 cũ, thành phần ký có hơi khác chút
Quản lý biên bản nghiệm thu xây dựng - Nghiệm thu khối lượng
Ngoài việc có kết quả trước khi bắt tay vào công việc thi công thì cần có biên bản theo dõi chất lượng bê tông, số lượng vữa xây trát, ốp lát, sơn, đắp đất.... Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách quản lý biên bản nghiệm thu xây dựng mà bạn không nên bỏ lỡ.
Biên bản nghiệm thu vật liệu đóng và ép cọc theo tiêu chuẩn nghiệm thu TCVN 9394-2012
Công việc nghiệm thu thi công đóng cọc và ép cọc được tiến hành và thi công dựa vào hồ sơ cũng như biên bản nghiệm thu vật liệu xây của tiêu chuẩn nghiệm thu TCVN 9394-2012
Thành phần ký biên bản nghiệm thu các công trình xây dựng quy định như nào?
Bất kì công trình xây dựng nào trước khi được đưa vào hoạt động sử dụng cũng đều được kiểm tra nghiệm thu các công trình xây dựng nhằm đảm bảo công trình đó đảm bảo yêu cầu ban đầu đề ra cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng.