Một số lưu ý khi tiến hành đào và san lấp hố móng
Móng được xem là phần quan trọng nhất của một công trình xây dựng, được ví như chân đế vững trắc nâng đỡ toàn bộ công trình. Với nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, tùy thuộc vào khung nhà và trọng tải công trình bên trên mà móng có độ cao và diện tích khác nhau.
Đào hố móng và san lấp hố móng là hai quá trình quan trọng khi thi công một công trình xây dựng. Móng nhà quyết định đến sự bền vững, kiên cố của ngôi nhà, vì thế quá trình đào và san lấp hố móng cần phải được thực hiện cẩn trọng và tuân theo quy trình chuẩn đã đề ra.
1. công tác đào đất hố móng.
Kinh nghiệm đào đất hố móng nhà ở dân dụng
Công tác đào đất hố móng
+ Từng lớp đất được đào theo từng đợt và đầm chặt bằng máy đầm cóc đến độ chặt theo thiết kế.
+ Trong quá trình thi công nên có bộ phận trắc đạc theo dõi sát sao, kiểm tra độ cao hố móng. Khi đào lên thì đất sẽ được chuyển tới bãi riêng, một phần để lại xung quanh hố móng để sau này lấp đất hố móng,và tôn nền, còn lại thì tùy theo mục đích của chủ sử dụng mà ta có thể xử lý tùy hoàn cảnh, hoặc đưa vào khâu vận chuyển rác thải xây dựng để di dời đi nơi khác tránh ảnh hưởng đến công tác thi công.
+ Móng được đào theo độ vát thiết kế để tránh tình trạng sạt lở.
+ Một số yêu cầu kỹ thuật đối liên quan tới việc đào hố móng :
Chiều rộng đáy móng độc lập và móng bằng tối thiểu phải bằng chiều rộng kết cấu cộng và lớp chống ẩm, khoảng cách để đặt ván khuôn, neo chằng phải phù hợp.
Trong một số trường hợp có công nhân làm việc dưới đáy móng thì khoảng cách tối thiểu giữa vách hố móng và kết cấu móng phải lớn hơn 0,7m.
Đặc biệt đào hố móng công trình phải để ý tới bề dày của bản thiết kế để đưa ra những phương án làm việc thích hợp nhất. Lưu ý quan trọng là lớp bảo vệ chỉ được bóc đi trước khi bắt đầu xây dựng công trình.
Với kiểu hố móng có vách thẳng đứng thì thời gian thi công phải xử lý thật nhanh và gọn gàng. Đồng thời đặt biển báo nguy hiểm nếu đào gần những nơi có các phương tiện thi công đi lại.
Khi đào hố móng công trình mới sâu hơn những công trình đang sử dụng ở cạnh đó thì phải tiến hành theo đúng quy trình công nghệ trong bản thiết kế thi công; có biện pháp chống sụt lở, lún; lập bản vẽ thi công cho từng trường hợp cụ thể.
2. yêu cầu kĩ thuật của công tác lấp đất hố móng.
Sau khi thực hiện xong quá trình bê tông đài móng (móng băng) và giằng móng, được nghiệm thu và cho phép chuyển bước thi công, thì mới bắt đầu công việc lấp đất hố móng, công tác lấp đất hố móng được thực hiện bằng máy móc, như máy xúc đào, máy ủi, xe cẩu,…kết hợp với làm thủ công. Đất sẽ được chuyển đến và đầm chặt bằng máy đầm cóc đến độ chặt thiết kế theo đúng quy định đề ra.
Lượng đất lấp móng và cát tôn nền được chia thành từng lớp dày khoảng 20-25cm, được đầm chặt bằng máy đầm cóc kết hợp đầm thủ công ở các góc cạnh.
Nguồn: Inter Net
Có thể bạn quan tâm:
►Tải phần mềm viết nhật ký tự động miễn phí vĩnh viễn
► Hướng dẫn cách lập hồ sơ nghiệm thu, hoàn công, thanh quyết toán
► Hướng dẫn lập hồ sơ dự toán, đấu thầu
►Hướng dẫn các nội dung cho bạn nào làm về Quản lý dự án