Thí nghiệm đối chứng kiểm định xây dựng thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Từ kinh nghiệm qua nhiều vị trí và quan điểm cá nhân Dương Thắng xin được phân tích và chia sẻ bài viết sau
- Với bạn nào làm dự toán mà không thi công thực tế thì vẫn có thể hiểu mang máng kiểu như đơn giá đã bao gồm lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Với bạn thi công lâu năm mà chưa phải làm hồ sơ thanh toán (không xem đơn giá thầu) thì gần như chưa hiểu lợi nhuận được tính như thế nào và nó nằm ở đâu?
- Với 1 bạn làm thi công và công tác hồ sơ thanh toán thì có thể hiểu sơ bộ có thể có lời.
- Với 1 bạn làm cả dự toán, thi công và hồ sơ thanh toán nếu để ý 1 tý thì họ sẻ hiểu cơ bản lợi nhuận doanh nghiệp?
Ở đây Dương Thắng chỉ phân tích theo hướng đúng và đủ, không phân tích sâu về vấn đề ABC của Nhà thầu với Chủ đầu tư
Đầu tiên bạn cần biết về cấu tạo đơn giá của nhà thầu (cấu tạo đơn giá dự toán của Chủ đầu tư và đơn vị thi công là luôn luôn giống nhau trừ dự phòng phí của Chủ đầu tư) nó bao gồm tất cả các chi phí liên quan cả trên văn phòng và lán trại cũng như lương kỹ thuật với thuế cho Nhà Nước. Bạn có thể xem bảng cấu tạo đơn giá theo quy định ở dưới để tham khảo
Nó phân thành các phần gồm chi phí trực tiếp thực hiện tại công trình (chi phí trực tiếp), chi phí gián tiếp (chi phí quản lý và văn phòng của doanh nghiệp), chi phí lợi nhuận của doanh nghiệp (chi phí thu nhập chịu thuế tính trước), thuế phải nộp cho Nhà Nước (Thuế giá trị gia tăng).
Trên thực tế thường thì giá vật liệu trong dự toán là thấp hơn thực tế, lâu lâu có thể có một vài cái tương đối (có thể có địa phương tương đối sát thực tế), giá nhân công theo dự toán thì cực thấp (do khung trả lương là Bộ XD quy định), giá máy thi công thì cũng không cần phải bàn giá rất thấp, thậm chí chỉ được 2/3 giá thị trường.
Do trước đến nay chúng ta vẫn dùng ĐM cũ, chủ yếu dịch từ tài liệu Liên Xô cũ nên hao phí khá cao (giá từng loại thấp nhưng hao phí theo dự toán tốn nhiều hơn so với thực tế) nên đơn giá cuối cùng khá cao và hầu hết không bao giờ hết được vật liệu như dự toán, nhiều công tác được định mức là nhân công nhưng thực tế làm bằng máy nên giảm được nhiều công sức, hao phí trên công trường chính vì vậy Doanh nghiệp có lợi nhuận khá cao sau khi đã ABC rồi còn các chi phí đuôi thì gần như trên thực tế nó bằng không.
Hiện tại Bộ XD đã ban hành bộ định mức xây dựng mới là TT10/2019/TT-BXD có thể nói là khá sát so với thực tế nếu không muốn nói là một số máy móc còn không đủ chi phí nên chỉ cần Nhà thầu kiểm soát không sát để thất thoát lãng phí hoặc chất lượng kém phải sửa đi sửa lại thì coi như lỗ chắc chắn luôn, bản thân mình là CHT nhiều năm nên mình nắm rất rõ vấn đề này
Vì sao Doanh nghiệp vẫn bị thua lỗ do vấn đề thi công kém và quản lý không tốt? chủ yếu do mức lương không đủ hấp dẫn để thu hút người có đủ kỹ năng như vậy. Nếu 1 công ty nhỏ mà tuyển 2 người như vậy mà 1 năm chỉ 2 công trình dưới 1 tỷ thì coi như lỗ to, bình thường với 1 người làm cho doanh nghiệp địa phương ở mức phải trả khoảng 10 đến 12 triệu cho 1 người, nếu họ làm được cả dự toán, đấu thầu và hồ sơ thanh toán thì không sao, nếu phải thuê ngoài nữa thì đúng là khủng hoảng về cân đối tài chính, Nếu 2 người tổng 22 triệu/1 tháng thì duy trì năm năm công ty sẻ mất tổng 264 triệu trong khi lợi nhuận với cả 2 công trình nếu tính cao nhất (điều kiện không phải sửa chữa nhiều, lấy đúng, lấy đủ thì mới được hơn 94 triệu). tính cả chi phí quản lý doanh nghiệp, văn phòng, thí nghiệm, giấy tờ, máy in, hồ sơ … mới được tổng là 200 triệu nên Doanh nghiệp sẻ lỗ là chắc chắn. Đó cũng là lý do vì sao Doanh nghiệp địa phương thường là tự làm hoặc thuê kỹ thuật mới ra trường với giá rẻ nhất có thể, họ lại sẵn sàng phải trả người khi chưa nhận được công trình mới nhất là các nhân viên kỹ thuật không phải người chủ chốt (người có ít kỹ năng), thời điểm 2020 trở đi bắt đầu có nhiều thay đổi về cách nhìn của các công ty xây dựng do khá nhiều yếu tố khách quan
Ông chủ Doanh nghiệp rất cần những người có ít nhất kỹ năng về thi công và hồ sơ nghiệm thu thanh toán vì dự toán và đấu thầu chỉ xảy ra trong 1 thời điểm rất ngắn nên có cũng được, không có cũng không sao nhưng người thi công và làm hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết toán thì nó kéo dài cho đến hết bảo hành thì thôi, việc quản lý hồ sơ nghiệm thu sẻ khó hơn khi người làm hồ sơ chưa có nhiều kinh nghiệm kiểm soát nó và NẾU CÁN BỘ HỒ SƠ THANH TOÁN NGhỈ THÌ SAO? câu hỏi này luôn nằm trong tâm trí của bất cứ lãnh đạo nào. Dịp cuối năm lại là dịp áp lực giải ngân cho các Chủ đầu tư khá cao mà nhiều Chủ đầu tư bây giờ không có hồ sơ, nhật ký là họ không cho thanh toán bởi họ luôn sợ là Doanh nghiệp đang cần tiền mà họ còn chưa làm hồ sơ thì lấy tiền rồi chưa biết khi nào họ mới hoàn hồ sơ cho mình nên việc 1 kỹ thuật hiện trường phải biết làm hồ sơ nghiệm thu là rất cần thiết, nhiều khi nó giúp cho Doanh nghiệp không những chỉ qua cơn khát mà còn có thể có vốn để Doanh nghiệp tiếp tục thi công.
Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ để tối ưu công việc của mình ví dụ như công tác hồ sơ, nhật ký và quyết toán thì có thể sử dụng phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 để xử lý toàn bộ các vướng mắc trên và không cần quá nhiều người trong doanh nghiệp cũng không bao giờ sợ nợ hồ sơ nghiệm thu QLCL và nhật ký nữa, việc cán bộ hồ sơ có nghỉ cũng không thành vấn đề vì phần mềm được cấu tạo dạng gói gọn hoàn hảo từ giai đoạn làm khối lượng thanh toán, đầu việc số liệu nghiệm thu đến quyết toán (được lưu trữ bằng 1 file duy nhất). Người làm hồ sơ nghiệm thu, quyết toán cũng không cần đầu tư quá nhiều thời gian nghiên cứu các giao thức của Word và excel nữa nên việc chuyển giao hay lâu quá không làm cũng không sao. Trên thực tế thì việc nghiên cứu word và excel là rất cần thiết nhưng không phải bao giờ cũng có đủ thời gian để học và học xong chưa làm lại quên mất, mỗi lần đụng đến hồ sơ lại phải mất rất nhiều thời gian tìm hiểu lại các giao thức này, nhiều lệnh nâng cao nên quên luôn, làm mãi không được hoặc cứ lỗi lên lỗi xuống, loay hoay mãi thành ra mất thời gian và chậm tiến độ. Nếu được bạn hãy thử đầu tư vào phần mềm phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 (Đăng ký ở đây: https://nghiemthuxaydung.com/dat-hang_c giá chỉ 3 triệu khóa cứng cập nhật vĩnh viễn, dùng trên bất cứ máy tính nào) để đơn giản nhất thao tác, không cần tìm hiểu về các giao thức loàng ngoằng của excel và word.
Hãy chia sẻ cho nhân viên hiện trường của mình bài viết này để họ hiểu về tâm tư và khó khăn của ông chủ
Bài viết ở trên là chia sẻ từ kinh nghiệm cá nhân của Dương Thắng, người đã từng tham gia tất cả các công việc trên từ kỹ thuật hồ sơ đến CHT đến trưởng phòng.
Tác giả bài viết
Mr: Dương Thắng
ĐT/Zalo: 090 336 7479 – 096 636 0702
Liên hệ để được hỗ trợ nếu cần thiết
Bài viết liên quan
3 phần mềm tối ưu nhất để làm hồ sơ nghiệm thu và quản lý thi công cũng như quản lý dự án
Mọi Doanh nghiệp đều phải áp dụng công nghệ 4.0 để tối ưu hóa cho doanh nghiệp mình
Chi tiết điều chỉnh hệ số 0,9 của Thông tư 02/2020/TT-BXD cho TT09 và NĐ68 hạng mục chung và nhà tạm
2 trường hợp phải điều chỉnh chi phí chung và nhà tạm về 0,9 được Phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 tổng hợp như sau