Một số lưu ý trong quá trình nghiệm thu công trình.
Quy trình nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Đây được hiểu là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng.
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
II. KIỂM TOÁN TÍNH KINH TẾ, TÍNH HIỆU QUẢ, TÍNH HIỆU LỰC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
- Các thông tin, thông số làm căn cứ lập dự án đầu tư không hợp lý: Các chỉ số về kinh tế, thị trường; các thông số về môi trường (nước thải, tiếng ồn, ô nhiễm, vv); các chỉ số kỹ thuật (mức độ chịu bão, gió, mưa, động đất, vv); các tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp (độ bền, tuổi thọ, chất lượng vật liệu, ...);
- Chưa xem xét tất cả các phương án đầu tư có thể có để có sự lựa chọn tối ưu;
- Lựa chọn địa điểm đầu tư không hợp lý, theo ý chủ quan chưa tính đến các yếu tố liên quan (địa chất, giao thông, nguồn nguyên liệu, thị trường, nguồn nhân lực, ...);
- Lựa chọn công nghệ không không theo tiêu chí so sánh chi phí – hiệu quả; không đảm bảo tính đồng bộ, không nêu rõ các tiêu chuẩn, đặc tính và thông số kinh tế kỹ thuật của thiết bị;
- Tính toán không xem xét đến điều kiện thực tế về hạ tầng hiện có như điện, nước, thoát nước, ...;
- Lựa chọn giải pháp xây dựng chưa lưu ý đến sự lạc hậu về công nghệ và tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
2. Thiết kế, dự toán
- Thiết kế khi chưa đủ thông tin về nhu cầu đầu tư, chưa căn cứ trên nhu cầu;
- Khảo sát thiếu chính xác dẫn tới phương án thiết kế không phù hợp;
- Thiết kế, bố trí dây chuyền công nghệ không hợp lý;
- Thiết kế không đầy đủ, chưa lường hết được các phạm vi khối lượng công việc cần thiết dẫn tới phát sinh khối lượng lớn phải giao thầu bổ sung làm chậm tiến độ và vượt dự toán chi phí;
- Thiết kế trang thiết bị kỹ thuật và thiết kế xây dựng không có sự phối hợp đồng bộ;
- Thiết kế quá nhu cầu của bên sử dụng, giải pháp quá tốn kém: hành lang và lối thông nhau quá rộng một cách không cần thiết; trang bị nội thất quá xa xỉ; thiết bị vận hành kỹ thuật quá tốn kém về các chi phí không chỉ ban đầu mà cả chi phí thường xuyên, duy tu, bảo dưỡng nảy sinh trong quá trình vận hành về sau, ...;
- Thời hạn thiết kế quá ngắn vì vậy đến khi thi công việc thiết kế mới được hoàn thành đầy đủ dẫn tới tiến độ thi công bị ảnh hưởng và không thể kiểm soát được chi phí;
- Dự toán chi phí chưa chính xác do thông tin chưa đầy đủ, thiếu cẩn thận trong tính toán hoặc chủ ý lập dự toán thấp để dự án dễ được phê duyệt và khi đã thi công sẽ đề nghị duyệt kinh phí bổ sung để hoàn thành; ngược lại, lập dự toán cao để có nguồn kinh phí mua sắm những trang thiết bị đắt tiền;
- Dự toán bị cắt giảm một cách vô cớ trong quá trình thẩm định và phê duyệt, sau này lại phải duyệt bổ sung;
- Dự toán chi phí khối lượng phát sinh được lập muộn, thậm chí khi đã thi công xong hạng mục, vì vậy không có tác dụng đối với việc quản lý chi phí.
3. Lựa chọn nhà thầu
- Không đấu thầu rộng rãi mà chỉ đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu.
- Hồ sơ mời thầu lập có sai sót dẫn tới việc lựa chọn nhà thầu không đảm bảo yêu cầu dự án làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình;
- Mô tả gói thầu không đầy đủ, rõ ràng dẫn đến cách hiểu không như nhau dễ dẫn đến xẩy ra tranh chấp khi thực hiện hợp đồng;
- Chủ đầu tư và nhà thầu thông đồng với nhau nên đã thông tin cho nhà thầu về một phần khối lượng công việc nào đó trong gói thầu sẽ được giao bổ xung. Nhà thầu biết thông tin sẽ bỏ với đơn giá cao đột biến cho những công việc đó, giảm đơn giá các công việc còn lại để thắng thầu, khi được thanh toán sẽ được hưởng lợi rất lớn ở phần giao bổ xung, dẫn tới chi phí công trình tăng;
- Thông thầu: một nhà thầu mua tất cả hồ sơ mời thầu; các nhà thầu thoả hiệp với nhau để một nhà thầu nào đó thắng thầu rồi phân chia lợi ích giữa các nhà thầu với nhau (thường là trong đấu thầu hạn chế), ...;
- Thẩm định thiếu chính xác, phê duyệt giá gói thầu quá cao;
- Xét thầu thiếu công bằng, không theo những tiêu thức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu không hợp lý, qua đó tạo điều kiện cho các nhà thầu có ít năng lực, kinh nghiệm vẫn có thể tham gia đấu thầu và trúng thầu hoặc có thể đưa ra những tiêu chí đánh giá bất lợi cho các nhà thầu có năng lực.
4. Hợp đồng và thực hiện hợp đồng
- Các điều khoản hợp đồng không chặt chẽ;
- Giá trên hợp đồng không căn cứ vào giá trúng thầu;
- Hợp đồng không được điều chỉnh kịp thời khi thay đổi thiết kế, do đó không có được cái nhìn tổng quát về diễn biến chi phí, chi phí vượt trội không được phát hiện kịp thời. Trong những trường hợp đó, thường giá cả của chi phí phát sinh, bổ sung thường cao hơn giá hợp đồng gốc (các ban quản lý xây dựng thường lấy lý do là thi công không cùng thời điểm).
5. Quản lý thi công xây dựng
- Tiến độ bị kéo dài do nguyên nhân chủ quan, khách quan;
- Do giám sát không tốt nên không phát hiện kịp thời các hạng mục có khiếm khuyết kỹ thuật, sử dụng nguyên vật liệu kém chất lượng; các trang thiết bị kỹ thuật không đúng thông số đã thoả thuận ... dẫn đến hư hại công trình xây dựng;
- Khi nghiệm thu các hạng mục phát hiện ra khiếm khuyết nhưng không kiên quyết yêu cầu đơn vị thi công khắc phục ngay;
- Việc quá chậm trễ đưa ra yêu cầu sửa chữa các khiếm khuyết có thể do đơn vị sử dụng sau khi nhận bàn giao công trình đã không thông báo kịp thời và đầy đủ cho ban QLXD về những khiếm khuyết đó, dẫn đến bên nhận thầu có thể viện lý do hết hiệu lực thời hạn bảo hành, sẽ tốn kém chi phí cho việc khắc phục.
6. Điều kiện, năng lực của tổ chức cá nhân trong hoạt động xây dựng
- Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng không có đủ năng lực về tài chính, kỹ thuật, chuyên môn;
- Các tổ chức cá nhân không đúng chức năng, ngành nghề, không có đủ độ tin cậy và kinh nghiệm…
Xem tiếp phần I và phần III
Bài viết liên quan
Một số lưu ý trong quá trình nghiệm thu công trình.
Quy trình nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Đây được hiểu là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng.
Biên bản nghiệm thu giai đoạn, quy định pháp luật về nghiệm thu giai đoạn hoặc bộ phận công trình
Nghị định 46/2015/NĐ-CP quy định về Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, thành phần tham gia ký biên bản nghiệm thu.
Quy định về biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình theo quy định mới
Các quy định về nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
Trả lời thắc mắc về biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn và hoàn thành hạng mục công trình
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 46/2015/NĐ-CP chủ đầu tư không được phép đơn phương tổ chức nghiệm thu giai đoạn, bộ phận công trình xây dựng khi không có sự tham gia của nhà thầu thi công
Hình thức và cách viết nhật ký thi công xây dựng mới nhất
Thông tư 26/2016/TT-BXD cho phép nhật ký thi công được phép đánh máy không bắt buộc phải viết tay.
Nhật ký thi công xây dựng có cho phép ghi gộp ngày không?
Quy định nào cho phép ghi gộp ngày trong nhật ký?
Có cần làm phiếu yêu cầu nghiệm thu và biên bản nội bộ không? Chi tiết nội dung
Phiếu yêu cầu của nhà thầu có bắt buộc gửi trước khi nghiệm thu không?
Phiếu yêu cầu nghiệm thu xây dựng, các biểu mẫu thông dụng và một số vấn đề cần quan tâm khi lập
Những biểu mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu thông dụng thường được sử dụng rộng rãi, và một số vấn đề cần quan tâm khi lập phiếu yêu cầu
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng và các vấn đề cần quan tâm trong công tác nghiệm thu
Những điểm cần lưu ý khi tiến hành công tác nghiệm thu công việc xây dựng và lập biên bản nghiệm thu.
Biểu mẫu thanh toán 8b sử dụng thế nào và có khác gì so với mẫu 3a và 04? khi nào dùng mẫu 8a
So sánh số liệu mẫu 8b và mẫu 3a với 04 và khi nào thì sử dụng mẫu 8a và khi nào dùng 8b. Phần mềm Nghiệm thu và Quản lý chất lượng 360 sẻ giới thiệu bạn nội dung này
Hướng dẫn ghi biểu mẫu 8b Nghị định 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 thay thế mẫu 3a và 04 năm 2016
Phần mềm Nghiệm thu, Quyết tóan 360 hướng dẫn cách sử dụng mẫu 8b thay thế mẫu 3a và 04 cũ, thành phần ký có hơi khác chút
Quản lý biên bản nghiệm thu xây dựng - Nghiệm thu khối lượng
Ngoài việc có kết quả trước khi bắt tay vào công việc thi công thì cần có biên bản theo dõi chất lượng bê tông, số lượng vữa xây trát, ốp lát, sơn, đắp đất.... Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách quản lý biên bản nghiệm thu xây dựng mà bạn không nên bỏ lỡ.
Biên bản nghiệm thu vật liệu đóng và ép cọc theo tiêu chuẩn nghiệm thu TCVN 9394-2012
Công việc nghiệm thu thi công đóng cọc và ép cọc được tiến hành và thi công dựa vào hồ sơ cũng như biên bản nghiệm thu vật liệu xây của tiêu chuẩn nghiệm thu TCVN 9394-2012
Thành phần ký biên bản nghiệm thu các công trình xây dựng quy định như nào?
Bất kì công trình xây dựng nào trước khi được đưa vào hoạt động sử dụng cũng đều được kiểm tra nghiệm thu các công trình xây dựng nhằm đảm bảo công trình đó đảm bảo yêu cầu ban đầu đề ra cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng.