Hướng dẫn lập hồ sơ nghiệm thu quản lý chất lượng miễn phí cấp tốc đơn giản nhất (Dương Thắng)
Do thời gian không bố trí được nhiều mà tất cả các anh em đều phải tranh thủ cơm áo, gạo tiền nên việc biên tập tài liệu hướng dẫn chưa được như mong muốn. Tài liệu hiện tại đủ kiến thức để bạn xem và tự nghiên cứu làm hồ sơ, nếu trong quá trình nghiên cứu bạn cần thêm thông tin hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ thêm
GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH CẤP TỐC HỒ SƠ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ HỒ SƠ THANH TOÁN MIỄN PHÍ
GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ
Với mục đính hỗ trợ anh em trong ngành làm và hiểu được công tác lập hồ sơ nghiệm thu, quản lý chất lượng nhanh nhất, ngắn gọn nhất và chỉ tập trung vào nội dung cần thiết đủ để làm được 1 bộ hồ sơ ngay cả với người chưa từng làm hồ sơ bao giờ thì Dương Thắng và anh em tổ nghiệp vụ Phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 đã soạn giáo trình này để gửi anh em tham khảo tự học để không phải đi mò như mình cách đây hơn 15 năm
CẤU TRÚC TÀI LIỆU
Giới thiệu sơ bộ tổng quan và hiểu về bản chất các bước lập hồ sơ nghiệm thu
CÁCH SỬ DỤNG TÀI LIỆU HIỆU QUẢ
Xem nhanh phần giới thiệu sơ bộ để biết nội dung gồm có những gì? Trong phần ví dụ của mục 5 thì in ra xem nội dung nào cần thiết thì đánh dấu lại (mục này là quan trọng nhất và phải hiểu để làm được mọi loại hồ sơ nghiệm thu – Quản lý chất lượng).
Tiếp theo bạn xem cấu trúc và nội dung của các loại biên bản để hiểu về vị trí và nội dung của công việc mình sẻ phải làm, hiểu về nội dung tối thiểu trong các biên bản nghiệm thu và hiện tại nó đang bị ảnh hưởng bởi văn bản nào?
Cuối cùng là xem chi tiết phần thực hành để hiểu đúng và đầy đủ bản chất của 1 bộ hồ sơ khi in ra nó gồm có những gì và mặt mũi nó như thế nào để lấy được tiền từ Chủ đầu tư
NỘI DUNG
- Hồ sơ thanh toán có ở thời điểm nào và cần những kiến thức nào?
- Vì sao phải làm hồ sơ quản lý chất lượng?
- Hồ sơ quản lý chất lượng gồm những nội dung gì?
- Hồ sơ thanh toán gồm những nội dung nào?
- Hướng dẫn chi tiết cụ thể về trình tự hồ sơ quản lý chất lượng
- Chi tiết quy định biên bản theo quy định của Nhà Nước và hồ sơ thanh toán
- Bài tập thực hành thanh toán đủ 1 bộ hồ sơ nghiệm thu, Quản lý chất lượng công trình
TRÌNH TỰ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU THEO THỰC TẾ
THỰC HIỆN
Hồ sơ thanh toán có ở thời điểm nào và cần những kiến thức nào?
Hồ sơ thanh toán được thực hiện ở giai đoạn sau khi bạn đã thi xong phần khối lượng công việc được giao theo hợp đồng trước đó
Kiến thức tối thiểu để bạn là được là bạn cần đọc được bản vẽ xây dựng (nếu bạn làm cả phần thanh toán khối lượng) còn nếu bạn chỉ căn cứ vào khối lượng có sẵn theo đầu việc trước đó để làm nghiệm thu thì bạn chỉ cần biết về trình tự thi công là được. Tất nhiên trong mỗi công tác nghiệm thu bạn cần biết các tiêu chuẩn nghiệm thu của nó nữa nhưng hầu hết phần mềm đã làm việc đó cho bạn, kể cả biểu mẫu nghiệm thu thì trên mạng cũng có sẵn mẫu và trong phần mềm cũng cập nhật đúng và đủ cho bạn rồi nên bạn không cần quá căng thăng về vấn đề này
Vì sao phải làm hồ sơ Quản lý chất lượng
Với 1 công trình để sử dụng được thì cần đảm bảo nó đúng thiết kế, đủ sức chịu đựng, chịu tải theo đúng dự kiến ban đầu (hồ sơ thiết kế). Như vậy Chủ đầu tư (người chi tiền) sẻ dùng các phương pháp của mình để kiểm tra các đơn vị thi công trực tiếp sản phẩm của mình thì hầu như các Chủ đầu tư đều vận dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn (chủ yếu là Việt Nam nhưng cũng có nhiều tiêu chuẩn nước ngoài) mà các quy định này sẻ được đưa ra trước khi thi công (thường thì Tư vấn giám sát sẻ làm đề cương hoặc trong hợp đồng thi công xây dựng Chủ đầu tư sẻ viết căn cứ tiêu chuẩn và căn cứ pháp luật Việt Nam) trong cả quá trình thi công thì Chủ đầu tư sẻ tự kiểm soát theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn này hoặc thuê Tư vấn giám sát làm việc này (giai đoạn giao đưa vào sử dụng hoặc 1 số thời điểm có cả Giám sát thiết kế). Tất cả nội dung thi công sẻ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ để là căn cứ cho việc nghiệm thu bàn giao lấy tiền mà ở Việt Nam đang căn cứ theo khung pháp luật là Nghị định 46/2015/NĐ-CP và Thông tư 26/2016/TT-BXD (04/2019/TT-BXD phần bổ sung) trong đó gồm có khối lượng thực hiện theo thực tế (để thanh toán), biên bản nghiệm thu, nhật ký thi công (để chứng minh cho công việc thực hiện và chất lượng công trình).
Hồ sơ Quản lý chất lượng gồm những nội dung gì?
Theo quy định của Việt Nam thì việc Quản lý chất lượng được căn cứ vào Nghị định 46/2015/NĐ-CP và Thông tư 26/2016/TT-BXD (Thông tư 04/2019/TT-BXD bổ sung và sửa đổi cho TT26/2016) về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thì gồm nhưng nội dung cơ bản như sau
Bản vẽ hoàn công, lệnh khỏi công, biên bản nghiệm thu công tác, hoàn thành hạng mục giai đoạn, biên bản nghiệm thu vật liệu trước và trong quá trình thi công, biên bản nghiệm thu thiết bị không tải, có tải, nhật ký thi công, bảng kê các thay đổi so với thiết kế (nếu có), biên bản sự cố (nếu có), biên bản nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng
Hồ sơ thanh toán gồm những gì?
Hồ sơ thanh toán giai đoạn (nếu là Quyết toán thì cần tổng hợp thêm các tài liệu pháp lý).
Trường hợp thông dụng nhất gồm: Công văn đề nghị thanh toán, bảng giá trị đề nghị thanh toán 8b hoặc 8a (trước đây là 3a và 04) và toàn phần hồ sơ quản lý chất lượng ở mục 3
Trường hợp đầy đủ: Công văn đề nghị thanh toán, bảng giá trị đề nghị thanh toán 8b hoặc 8a (trước đây là 3a và 04), biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành, bảng chi tiết đo bóc khối lượng theo TT17/2019/BXD, hợp đồng (phụ lục hợp đồng nếu có) và toàn phần hồ sơ quản lý chất lượng ở mục 3
Ví dụ cụ thể về trình tự hồ sơ quản lý chất lượng
Bạn làm hồ sơ nghiệm thu cho móng như hình vẽ sau
Trên thực tế thì bạn thi công / đâu phải làm hồ sơ nghiệm thu / đó nhưng trong phạm vi hướng dẫn này mình hướng dẫn bạn trên bản vẽ này để bạn hình dung được các công việc cần phải làm
PHÂN TÍCH NỘI DUNG TỪ BẢN VẼ
Từ bản vẽ này bạn list (thống kê) các công việc chính theo trình tự gồm đóng cọc (hoặc ép cọc), bê tông lót, ván khuôn bê tông cốt thép móng, ván khuôn bê tông cốt thép cổ cột, đào móng (nếu là ép âm, đóng xong mới đào còn ngược lại thì cái này thi công trước), đắp móng. Về trình tự là như thế nhưng không phải cứ đóng cọc xong là thi công lót, xong lót là thi công bê tông móng, cổ cột mà nó còn liên quan / các quy định về tiêu chuẩn nghiệm thu riêng cho mỗi loại công tác là khác nhau mình sẻ hướng dẫn cụ thể sau.
= = > Nguyên tắc phải nghiệm thu công tác bị che lấp hoặc công tác phía trước nó trước khi thi công công tác tiếp theo
(Trong biên bản nghiệm thu luôn có dòng chữ kết luận: Chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho nhà thầu triển khai các công việc tiếp theo)
Như vậy để tiếp tục thi công bê tông lót thì bạn phải nghiệm thu công tác đóng (ép) cọc, để thi công bê tông móng thì bạn phải nghiệm thu bê tông lót, thường thì bê tông cổ cột được thi công cùng với bê tông móng nhưng bạn có thể thi công sau cũng được mà chưa cần đợi kết quả R28 (thời gian nghiệm thu bê tông theo quy định) vì nó nằm độc lập với móng và vẫn có thể kiểm tra đối chứng bằng các biện pháp khác nếu có vấn đề. Bạn phải tự chịu trách nhiệm nếu kết quả R28 không đạt cường độ theo yêu cầu (cái này đã được BXD trả lời), bạn chỉ được lấp phần móng này khi đã có biên bản nghiệm thu các kết cấu phần móng đã thi công.
PHẦN IV: CHI TIẾT VIDEO HƯỚNG DẪN LẬP HỒ SƠ NGHIỆM THU HOÀN CÔNG QUYẾT TOÁN MIỄN PHÍ
Đào hố móng và san lấp hố móng là hai quá trình quan trọng khi thi công một công trình xây dựng. Móng nhà quyết định đến sự bền vững, kiên cố của ngôi nhà, vì thế quá trình đào và san lấp hố móng cần phải được thực hiện cẩn trọng và tuân theo quy trình chuẩn đã đề ra.
Nghiệm thu vật liệu đầu vào là một trong những khâu cơ bản và quan trọng trong quá trình xây dựng. Vậy việc nghiệm thu được quy định ra sao? Hồ sơ như thế nào? Bài viết dưới đây của nghiệm thu xây dựng sẽ giúp bạn đọc có những cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn về vấn đề này.
Phần mềm nghiệm thu, hoàn công 360, giúpngười dùng sử dụng làm hồ sơ, xuất biên bản nghiệm thu, nhật ký, tiến độ, thanh toán theo NĐ11/2020/NĐ-CP để quyết toán nhanh mẫu 8a và 8b.
Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công. Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.
Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình được quy định tại phụ lục III (kèm theo thông tư số 26/2016/tt-bxd quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựngngày 26 tháng 10 năm 2016 của bộ xây dựng)
Một quy trình giám sát thi công xâydựng chuẩn và hợp lý sẽ đảm bảo công trình thi công đảm bảo hiệu quả hơn, giám sát toàn bộ hoạt động của nhà thầu giúp công trình đảm bảo an toàn, đạt chất lượng và đúng tiến độ thời gian thực hiện hợp đồng của thầu xây dựng.
Nội dung của báo cáo công tác giám sát thi công xây dựng công trình được quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
Cách làm hồ sơ thanh quyết toán công trình là một trong những kỹ năng mà người làm việc trong lĩnh vực này cần phải nắm được và làm một cách thông thạo.
Trách nhiệm của chủ đầu tư về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng được quy định tại Điều 2 Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.