Chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
1. Ban quản lý dự án là gì?
Khái niệm ban quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì? Ban quản lý dự án hay ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Điều 7 Thông tư 16/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 59/2015/NĐ-CP về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng thì đây là một tổ chức sự nghiệp công công lập, hoạt động theo nguyên tắc tự bảo đảm về kinh phí hoạt động quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Thông tư 16/2016/TT-BXD và do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập.
Hiện nay, theo quy định tại điều 63 LXD năm 2014 thì ban quản lý dự án đầu tư sẽ phân thành các loại:
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
Trong đó, các ban quản lý nào đều có các bộ phận cơ bản bao gồm:
- Ban giám đốc ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Các giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Các bộ phận quản lý dự án đầu tư xây dựng khác
2. Chức năng của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Chức năng của Ban Quản lý Dự án quy định tại Khoản 2 Điều 63 của Luật Xây dựng năm 2014, Khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Khoản 2 Điều 7 của Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng, cụ thể như sau:
- Làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực dân dụng và công nghiệp sử dụng vốn ngân sách, vốn Nhà nước ngoài ngân sách do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư, trừ các trường hợp do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giao cho cơ quan, tổ chức khác làm chủ đầu tư;
- Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban Quản lý Dự án quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng năm 2014 và quy định của pháp luật có liên quan;
- Thực hiện các chức năng khác khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng;
- Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư;
- Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và các hợp đồng tư vấn xây dựng khác khi có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.
3. Nhiệm vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Theo quy định thì ban quản lý dự án được thành lập để:
- Giao làm chủ đầu tư một số dự án
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý dự án, tham gia tư vấn quản lý dự án khi cần thiết.
Căn cứ theo quy định luật quản lý dự án đầu tư xây dựng tại khoản 3 Điều 63 Luật Xây dựng 2014 quy định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực và chuyên ngành gồm:
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư theo quy định tại Điều 68 của Luật này, trực tiếp quản lý đối với những dự án do người quyết định đầu tư giao và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 69 của Luật xây dựng;
- Bàn giao công trình cho cơ quan, đơn vị quản lý vận hành, khai thác sử dụng; trường hợp cần thiết được người quyết định đầu tư giao thì trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình.
- Thực hiện tư vấn quản lý dự án đối với dự án khác khi có yêu cầu và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 70 LXD 2014.
4. Thẩm quyền, cách thành lập ban quản lý dự án
Khoản 1 Điều 63 Luật Xây dựng quy định thẩm quyền thành lập ban quản lý dự án xây dựng công trình bao gồm:
- Thủ trưởng các Cơ quan ngang cấp Bộ thành lập các Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực phù hợp với các chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý hoặc theo yêu cầu về xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng tại các vùng, khu vực.
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương thành lập các Ban sau để thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng (thuộc quản lý của cấp Tỉnh) trên địa bàn tỉnh bao gồm:
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp;
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông;
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, Ban quản lý dự án phát triển đô thị (Chỉ áp dụng cho Thành phố trực thuộc TW).
- Chủ tịch UBND quận, huyện thành lập: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc với vai trò là chủ đầu tư và quản lý dự án cấp quận/huyện đầu tư xây dựng.
Tùy thuộc vào mục tiêu, tính chất, quy mô công trình, hạng mục công trình, nơi thực hiện dự án để xác định người có thẩm quyền thành lập ban quản lý dự án đầu tư công trình xây dựng.
* Lưu ý: Các trường hợp phải thuê Ban quản lý dự án khu vực, chuyên ngành và lựa chọn đơn vị có kinh nghiệm, đủ điều kiện quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm:
- Dự án sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước mà Người quyết định đầu tư giao cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình làm Chủ đầu tư sẽ phải.
- Dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước thuộc cấp xã, phường, thị trấn mà nằm ngoài phạm vi cho phép Chủ đầu tư tự thực hiện công tác quản lý dự án.
5. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
Hiện nay, nội dung quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 66 Luật xây dựng 2014 như sau:
- Quản lý về phạm vi, kế hoạch, khối lượng công việc; quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng; quản lý tiến độ, gia hạn dự án đầu tư xây dựng;
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Quản lý an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro của dự án đầu tư xây dựng;
- Quản lý hệ thống thông tin công trình, hồ sơ quản lý dự án đầu tư xây dựng và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đồng thời, chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoặc giao Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án, tổng thầu (nếu có) thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định về nội dung quản lý dự án đầu tư tại Điều 66 Luật Xây dựng.
Hiện nay có nhiều những phần mềm quản lý dự án đầu tư xây dựng giúp việc quản lý có trình tự, hiệu quả, nhanh chóng, đầy đủ hơn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quy định pháp luật về quy trình, các thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng công trình và quy chế quản lý dự án. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc có được những tin tức hữu ích, góc nhìn toàn diện khi đang muốn thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình cụ thể trên cả nhước nắm được quy trình, trình tự, thủ tục thực hiện và các quy định có liên quan giúp có thể hoàn thành được việc lập kế hoạch dự án đầu tư xây dựng và và thực hiện được hiệu quả nhất.