[Tổng hợp ] Những quy định về hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm
Hàng hóa lưu thông trên thị trường luôn có sự giám sát và quản lý của nhà nưới được thực hiện bằng các cán bộ chuyên ngành. Hàng hóa sản phẩm như nào sẽ được đánh giá là hợp quy chuẩn? Bài viết dưới đây phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 sẽ tổng hợp những quy định về hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm. Mời các bạn hãy theo dõi bài viết.
1. Căn cứ pháp lý về hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm
- Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006;
- Thông tư số 28/2012/TT – BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và các phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- Thông tư số 05/VBHN – BKHCN Thông tư quy định về Công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
2. Công bố hợp chuẩn, hợp quy là gì?
- Hệ thống tiêu chuẩn của nước ta bao gồm tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở. Theo đối hiện nay có hai loại giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất đó là chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ( hợp chuẩn) và chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật ( hợp quy).
- Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
Công bố hợp quy
- Chính là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp nhất với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Đối với chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn
- Đây chính là việc xác nhận đối tượng của các hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện. Tuy nhiên với nhiều trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì là trở thành bắt buộc.
- Đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn, việc lựa chọn phương thức đánh giá nào là do tổ chức chứng nhận hoặc cá nhân công bố hợp chuẩn quyết định nhưng phải tích hợp với những đối tượng để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá.
Chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật
- Đây chính là một trong những việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Các chứng nhận phù hợp với những quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện bắt buộc. Đây chính là cách đánh giá áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định cho từng kỹ thuật tương ứng.
Các đối tượng cần chứng nhận
- Sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa,quá trình, môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật địa phương quy định.
- Các đối tượng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật thường liên quan đến mức độ an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh thuộc những đối tượng mà pháp luật quy định.
- Quá trình thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, các chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn các doanh nghiệp cần phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp.
3. Quy trình đánh giá sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn
- Để đánh giá sản phẩm có tiêu chuẩn quốc gia hay không? Nếu như khách hàng áp dụng tiêu chuẩn quốc gia. Các tiêu chuẩn quốc gia chỉ quy định chung nên số lượng lớn khách hàng không có tiêu chuẩn quốc gia.
- Các bạn cần tư vấn khách hàng xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và yêu cầu cung cấp tính năng kỹ thuật và sản phẩm mẫu để kiểm tra, thử nghiệm từ đố đánh giá tiêu chuẩn cơ sở.
3.1 Các phương thức đánh giá sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn
- Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
- Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
- Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
- Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
- Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Đối với sản phẩm sản xuất trong nước việc đánh giá thông thường sẽ sử dụng phương thức 5, còn đối với sản phẩm nhập khẩu thì sử dụng phương thức 7. Những sản phẩm nhập khẩu với số lượng nhiều thì cần tiến hành đánh giá gây tốn kém thì cần phải tiến hành thử nghiệm, đánh giá theo lô sản phẩm, hàng hóa tại nguồn.
3.2 Hệ thống quản lý chất lượng phổ biến hiện nay:
Mọi sản phẩm lưu thông trên thị trường đều phải có hệ thống đảm bảo chất lượng.
- Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: không phụ thuộc vào sản phẩm và quy mô
- Hệ thống quản lý chất lượng 22.000 áp dụng cho lĩnh vực an toàn thực phẩm;
- Hệ thống quản lý chất lượng môi trường ISO 14.001 ( khi sản xuất phát thải ra môi trường bụi, khói, nước thải..thì doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy chứng nhận trước khi tiến hành sản xuất);
- Hệ thống quản lý chất lượng VIETGAP thường áp dụng cho phạm vi rộng như tỉnh, địa phương, nông trường…
- Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18.001: doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống OHSAS thường tích hợp nó với hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001) hoặc một tiêu chuẩn quản lý khác.
3.3 Các công việc cần thực hiện:
Đầu tiên kiểm tra xem có tiêu chuẩn không và có chứng nhận được không? Nếu không có tiêu chuẩn thì có thể mua tiêu chuẩn nước ngoài.
Các quy chuẩn phổ biến:
- Quy chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em;
- Quy chuẩn an toàn điện;
- Quy chuẩn vệ sinh thực phẩm;
- Quy chuẩn xây dựng ( Quy chuẩn 16/BXD).
Như vậy, cần tìm hiểu quy chuẩn của các bộ (Bộ y tế, Bộ giao thông vận tải, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ xây dựng…).
Đối với hợp quy, doanh nghiệp phải thực hiện 2 công việc là đánh giá hợp quy và công bố hợp quy.
Để cấp Giấy chứng nhận hợp quy là gì (tem CR là gì) cần có hệ thống đảm bảo chất lượng và có hoạt động sản xuất đối với sản phẩm đó ( sản phẩm sản xuất trong nước ) hoặc hồ sơ nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu.
Đối với sản phẩm mới sản xuất chưa có tiêu chuẩn thì doanh nghiệp cần trả 3 loại phí:
- Phí tư vấn xây dựng tiêu chuẩn;
- Phí đánh giá cấp chứng nhận lần đầu;
- Chi phí thử nghiệm mẫu điển hình ( cần cung cấp thông tin về sản phẩm để biết chi phí thử nghiệm)
- Ngoài ra, doanh nghiệp phải chịu phí duy trì hiệu lực chứng nhận trong vòng 03 năm ( tùy thuộc vào nhóm sản phẩm và độ phức tạp, quy mô mà số lượng đánh giá giám sát khác nhau, thông thường là 2- 3 lần đánh giá giám sát).
Giấy chứng nhận có hiệu lực 3 năm và phải thực hiện giám sát định kỳ. Hết hiệu lực, nếu doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục giấy chứng nhận đối với sản phẩm đó thì thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận mới và phải trả chi phí tư vấn đánh giá lại.