Hướng dẫn cách đọc bản vẽ đường ống nước, hạ tầng
TCVN 5422:2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn.
Tiêu chuẩn này quy định các ký hiệu quy ước đơn giản của đường ống và các bộ phận của đường ống trong sơ đồ và bản vẽ.
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Hàng hóa lưu thông trên thị trường luôn có sự giám sát và quản lý của nhà nưới được thực hiện bằng các cán bộ chuyên ngành. Hàng hóa sản phẩm như nào sẽ được đánh giá là hợp quy chuẩn? Bài viết dưới đây phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 sẽ tổng hợp những quy định về hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm. Mời các bạn hãy theo dõi bài viết.
- Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006;
- Thông tư số 28/2012/TT – BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và các phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- Thông tư số 05/VBHN – BKHCN Thông tư quy định về Công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- Hệ thống tiêu chuẩn của nước ta bao gồm tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở. Theo đối hiện nay có hai loại giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất đó là chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ( hợp chuẩn) và chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật ( hợp quy).
- Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
Công bố hợp quy
- Chính là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp nhất với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Đối với chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn
- Đây chính là việc xác nhận đối tượng của các hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện. Tuy nhiên với nhiều trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì là trở thành bắt buộc.
- Đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn, việc lựa chọn phương thức đánh giá nào là do tổ chức chứng nhận hoặc cá nhân công bố hợp chuẩn quyết định nhưng phải tích hợp với những đối tượng để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá.
Chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật
- Đây chính là một trong những việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Các chứng nhận phù hợp với những quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện bắt buộc. Đây chính là cách đánh giá áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định cho từng kỹ thuật tương ứng.
Các đối tượng cần chứng nhận
- Sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa,quá trình, môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật địa phương quy định.
- Các đối tượng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật thường liên quan đến mức độ an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh thuộc những đối tượng mà pháp luật quy định.
- Quá trình thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, các chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn các doanh nghiệp cần phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp.
- Để đánh giá sản phẩm có tiêu chuẩn quốc gia hay không? Nếu như khách hàng áp dụng tiêu chuẩn quốc gia. Các tiêu chuẩn quốc gia chỉ quy định chung nên số lượng lớn khách hàng không có tiêu chuẩn quốc gia.
- Các bạn cần tư vấn khách hàng xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và yêu cầu cung cấp tính năng kỹ thuật và sản phẩm mẫu để kiểm tra, thử nghiệm từ đố đánh giá tiêu chuẩn cơ sở.
- Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
- Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
- Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
- Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
- Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Đối với sản phẩm sản xuất trong nước việc đánh giá thông thường sẽ sử dụng phương thức 5, còn đối với sản phẩm nhập khẩu thì sử dụng phương thức 7. Những sản phẩm nhập khẩu với số lượng nhiều thì cần tiến hành đánh giá gây tốn kém thì cần phải tiến hành thử nghiệm, đánh giá theo lô sản phẩm, hàng hóa tại nguồn.
Mọi sản phẩm lưu thông trên thị trường đều phải có hệ thống đảm bảo chất lượng.
- Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: không phụ thuộc vào sản phẩm và quy mô
- Hệ thống quản lý chất lượng 22.000 áp dụng cho lĩnh vực an toàn thực phẩm;
- Hệ thống quản lý chất lượng môi trường ISO 14.001 ( khi sản xuất phát thải ra môi trường bụi, khói, nước thải..thì doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy chứng nhận trước khi tiến hành sản xuất);
- Hệ thống quản lý chất lượng VIETGAP thường áp dụng cho phạm vi rộng như tỉnh, địa phương, nông trường…
- Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18.001: doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống OHSAS thường tích hợp nó với hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001) hoặc một tiêu chuẩn quản lý khác.
Đầu tiên kiểm tra xem có tiêu chuẩn không và có chứng nhận được không? Nếu không có tiêu chuẩn thì có thể mua tiêu chuẩn nước ngoài.
Các quy chuẩn phổ biến:
- Quy chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em;
- Quy chuẩn an toàn điện;
- Quy chuẩn vệ sinh thực phẩm;
- Quy chuẩn xây dựng ( Quy chuẩn 16/BXD).
Như vậy, cần tìm hiểu quy chuẩn của các bộ (Bộ y tế, Bộ giao thông vận tải, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ xây dựng…).
Đối với hợp quy, doanh nghiệp phải thực hiện 2 công việc là đánh giá hợp quy và công bố hợp quy.
Để cấp Giấy chứng nhận hợp quy là gì (tem CR là gì) cần có hệ thống đảm bảo chất lượng và có hoạt động sản xuất đối với sản phẩm đó ( sản phẩm sản xuất trong nước ) hoặc hồ sơ nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu.
Đối với sản phẩm mới sản xuất chưa có tiêu chuẩn thì doanh nghiệp cần trả 3 loại phí:
- Phí tư vấn xây dựng tiêu chuẩn;
- Phí đánh giá cấp chứng nhận lần đầu;
- Chi phí thử nghiệm mẫu điển hình ( cần cung cấp thông tin về sản phẩm để biết chi phí thử nghiệm)
- Ngoài ra, doanh nghiệp phải chịu phí duy trì hiệu lực chứng nhận trong vòng 03 năm ( tùy thuộc vào nhóm sản phẩm và độ phức tạp, quy mô mà số lượng đánh giá giám sát khác nhau, thông thường là 2- 3 lần đánh giá giám sát).
Giấy chứng nhận có hiệu lực 3 năm và phải thực hiện giám sát định kỳ. Hết hiệu lực, nếu doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục giấy chứng nhận đối với sản phẩm đó thì thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận mới và phải trả chi phí tư vấn đánh giá lại.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn cách đọc bản vẽ đường ống nước, hạ tầng
TCVN 5422:2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn.
Tiêu chuẩn này quy định các ký hiệu quy ước đơn giản của đường ống và các bộ phận của đường ống trong sơ đồ và bản vẽ.
[Cập nhập] Lập dự toán công trình theo thông tư 09/2019 và định mức TT10/2019/BXD
Hướng dẫn dự toán theo Định mức 10 và nhân công theo QĐ địa phương
- Nhân công theo QĐ của địa phương số 710/2020
- Giá ca máy tính mới theo TT11/2019/BXD, phương pháp trực tiếp
- Vật liệu theo TT09/2019/BXD và cước vận chuyển theo TT10/2019/BXD
- Định mức thông tư 10/2019
- Chi phí quản lý TT09/2019
[Hướng dẫn] VIẾT NHẬT KÝ THI CÔNG MIỄN PHÍ
Viết, sử dụng nhật ký thi công sẽ giúp nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, cũng như đảm bảo việc ghi chép chính xác với tài liệu gốc về công tác thi công. Bài viết dưới đây phần mềm nghiệm thu 360 sẽ hướng dẫn cách ghi chép mẫu nhật ký thi công xây dựng công trình của các Sở ban ngành chuyên môn như sau:
CÁCH NHIỆT - ĐIỀU KIỆN TRUYỀN NHIỆT VÀ CÁC ĐẶC TÍNH CỦA VẬT LIỆU- THUẬT NGỮ THEO TCXDVN 300: 2003
TCXDVN 300: 2003 (ISO 9251:1987)- Cách nhiệt- Điều kiện truyền nhiệt và các đặc tính của vật liệu- Thuật ngữ chấp nhận từ ISO (ISO 9251:1987)- Cách nhiệt- Điều kiện truyền nhiệt và các đặc tính của vật liệu- Thuật ngữ .
TCXDVN 300: 2003 (ISO 9251:1987)- Cách nhiệt- Điều kiện truyền nhiệt và các đặc tính của vật liệu- Thuật ngữ do Viện Nghiên cứu Kiến trúc biên soạn, Vụ khoa học Công nghệ- Bộ Xây dựng đề nghị và được Bộ Xây dựng ban hành.
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỐNG ỒN - PHÂN LOẠI THEO TCVN 4923 : 1989
Tiêu chuẩn này quy định việc phân loại các phương tiện và phương pháp chống ồn, được sử dụng tại chỗ làm việc của các cơ sở sản xuất, các nhà máy, vùng dân cư và các công trình công cộng.
PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG. NGUYÊN TĂC CHUNG THEO TCVN 2748 : 1991
Tiêu chuẩn này quy định những nguyên tắc chung để phân cấp và xác định cấp công trình xây dựng bao gồm các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi... nhằm tạo điều kiện để xác định các giải pháp kinh tế kĩ thuật hợp lí khi thiết kế hoạch đầu tư xây dựng.
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỆ THỐNG PHÁT HIỆN CHÁY VÀ BÁO ĐỘNG CHÁY THEO TCXD 218 : 1998 (ISO 7240-1 : 1988)
Tiêu chuẩn này quy định các bộ phận của hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy, các yêu cầu để nối, lắp đặt, các đặc trưng kỹ thuật, cách thử nghiệm và vận hành từng bộ phận hoặc toàn bộ hệ thống.
Nghiệm thu kết cấu của Bê Tông Tự Lèn
Cũng giống như các công trình xây dựng cần phải có công tác nghiệm thu để kiểm tra độ chính xác của công trình thì với bê tông tự lèn cũng cần phải có thêm 1 công đoạn kiểm tra chất lượng thi công có đảm bảo tuân thủ đúng các khâu như lắp cốp pha đà giáo, cốt thép, chế tạo hỗn hợp bê tông và dung sai các kết cấu trong công trình.
[Cập nhập] Những điều cần biết về bê tông tự lèn
Cũng giống như những loại bê tông khác, bê tông tự lèn cũng sử dụng máy trộn bê tông tự hành, tự do, cưỡng bức… hay trạm trộn như bình thường nhưng có yêu cầu đặc biệt về thành phần cốt liệu và cấp phối.
Bê tông tự lèn là gì? Đặc điểm chính là gi?
Bê tông tự lèn là thuật ngữ khá xa lạ đối với nhiều người, nhưng với những người làm công trình xây dựng thì đây là thuật ngữ không còn quá xa lạ. Bê tông tự lèn là loại bê tông lỏng đặc biệt, nó có khả năng tự chảy dựa vào trọng lượng của chính nó để làm đầy hoàn toàn khuôn đúc hoặc cốp pha
Thủ tục Thẩm định dự án/dự án điều chỉnh hoặc thẩm định thiết kế cơ sở/thiết kế cơ sở điều chỉnh
Thủ tục Thẩm định dự án/dự án điều chỉnh hoặc thẩm định thiết kế cơ sở/thiết kế cơ sở điều chỉnh; thẩm định báo cáo kinh tế- kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình
Trình tự thủ tục thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng/thiết kế, dự toán xây dựng điều chỉnh
Phần mềm Quản lý chất lượng 360 tổng hợp cho bạn văn bản và trình tự về thẩm định dự toán xây dựng để bạn tham khảo
[GÓC CHIA SẺ] Kinh nghiệm và biện pháp thi công đào móng nhà tiết kiệm nhất
Đào hố móng nhà ở dân dụng bao gồm công tác đào đất trong hố móng lộ thiên, đào hố móng trên cạn, công tác đào đất có sử dụng vòng vây cọc ván thép hay tường cừ, trên cạn, công tác đào đất có sử dụng vòng vây cọc ván thép hay tường cừ, trong nước, và tác đào đá hố móng. Tùy vào từng loại móng nhà sẽ sử dụng kỹ thuật thi công và dụng cụ xây dựng khác nhau để phù hợp với ngôi nhà của gia đình bạn.
Thi công và nghiệm thu công tác nền móng theo TCVN 9361:2012
TCVN 9361:2012 được chuyển đổi từ TCXD 79:1980 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.