[GÓC CHIA SẺ] Kinh nghiệm và biện pháp thi công đào móng nhà tiết kiệm nhất
Tậu trâu, lấy vợ làm nhà
Cả ba việc ấy thật là khó thay
Làm nhà có nghĩa "an cư mới lập được nghiệp, "do đó để hoàn thành công việc làm nhà thật tốt sẽ phải chuẩn bị rất nhiều thứ như: thiết kế, vật tư, nhân công, thời gian, ....Để có được một ngôi nhà chắc chắn và vững chãi thì việc đào móng với kĩ thuật thi công vô cùng quan trọng, bài viết này phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 sẽ chia sẻ chi tiết về kỹ thuật thi công đào đất mà chắc chắn bạn sẽ cần dùng đến.
Đào đất cho móng nhà là công việc đầu tiên của việc làm móng và làm nhà, công việc này bao gồm: đào đất, tập kết, xử lý vật liệu và đắp trả...
Kinh nghiệm đào đất hố móng nhà ở dân dụng
Đào hố móng nhà ở dân dụng bao gồm công tác đào đất trong hố móng lộ thiên, đào hố móng trên cạn, công tác đào đất có sử dụng vòng vây cọc ván thép hay tường cừ, trên cạn, công tác đào đất có sử dụng vòng vây cọc ván thép hay tường cừ, trong nước, và tác đào đá hố móng. Tùy vào từng loại móng nhà sẽ sử dụng kỹ thuật thi công và dụng cụ xây dựng khác nhau để phù hợp với ngôi nhà của gia đình bạn.
Yêu cầu kĩ thuật cần đảm bảo khi đào đất hố móng
- Thứ nhất, trước khi xây dựng công trưng, cần phải giải phóng toàn bộ chướng ngại vật như cây, hiện trạng nhà cũ,…
- Thứ hai, chiều rộng đáy móng băng và móng độc lập tối thiểu phải bằng chiều rộng kết cấu cộng với lớp chống ẩm.
- Thứ ba, nếu có công nhân làm việc dưới đáy móng thì khoảng cách tối thiéu giữa kết cấu móng và vách hố móng phải lớn hơn 0,7m.
- Thứ tư, khi đào hố phải để lạí một lớp bảo vệ để chống xám thực và phá hoại của thiên nhiên
Những yêu cầu tiêu chuẩn khi tiến hành công tác đào đất hố móng
- Thứ nhất, đối với hố móng có vách thẳng đứng, thời hạn thi công móng phải rút ngắn tới mức thấp nhất để đảm bảo sự an toàn.
- Thứ hai, công tác đào hố phải tiến hành theo đúng quy trình công nghệ trong thiết kế thi công; phải có biện pháp chống sụt lở, lún để bảo vệ sự an toàn.
- Thứ ba, phải xây dựng hệ thống công tác tiêu nước bề mặt và nước ngầm trước khi đào hố móng.
Cách tính khối lượng đào đất hố móng
- Công thức tính khối lượng đào đất hố móng: V= 1/3H x ( S1 + S2 + SQRTS1x S2)
- S1: là diện tích đáy lớn
- S2: là diện tích đáy nhỏ
- SQRTS1 xS2: Là căn bậc hai của S1 x S2
- H: là chiều cao
Quy tình thi công đào đất hố móng
- B1: Chuẩn bị đào đất hố móng
- B2: Thi công, đào đất hố móng. Gồm có các việc như san mặt bằng, đào đất hố móng.
Lưu ý khi đào đất hố móng
- Thứ nhất, phải chọn dụng cụ thích hợp với từng loại đất
- Thứ hai, tuyệt đối tuân theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế.
- Thứ ba, đối với các công trình có nền đất yếu, chủ đầu tư phải gia cố nền đất trước khi tiến hành đào đố móng
- Thứ tư, sau khi đào hố, phải dọn sạch hố móng, đầm lớp đất đáy.
Trên đây là toàn bộ những lưu ý về kỹ thuật thi công đào đất mà bạn nên biết để khi xây dựng nhà cửa, căn nhà của mình chắc chắn và kiên cố hơn nhé.