Ban quản lý dự án và các cơ cấu tổ chức quản lý
Ban quản lý dự án và lý thuyết về quản lý, làm việc nhóm.
Các cơ cấu tổ chức quản lý theo nội dung dự án.
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
1. Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình, quản lý công trường xây dựng theo quy định.
2. Lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan về hệ thống quản lý thi công xây dựng của nhà thầu. Hệ thống quản lý thi công xây dựng phải phù hợp với quy mô, tính chất của công trình, trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng cá nhân đối với công tác quản lý thi công xây dựng, bao gồm: chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án của nhà thầu; các cá nhân phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp và thực hiện công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng, quản lý khối lượng, tiến độ thi công xây dựng, quản lý hồ sơ thi công xây dựng công trình.
3. Trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung sau:
a) Kế hoạch tổ chức thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;
b) Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình; biện pháp thi công;
c) Tiến độ thi công xây dựng công trình;
d) Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;
đ) Kế hoạch tổng hợp về an toàn theo các nội dung quy định tại Phụ lục III Nghị định này; các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao đã được xác định trong kế hoạch tổng hợp về an toàn;
e) Các nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định của hợp đồng xây dựng.
4. Xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình.
5. Bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. Tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện. Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng phải được đào tạo về chuyên ngành an toàn lao động hoặc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng và đáp ứng quy định khác của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
6. Thực hiện trách nhiệm của bên giao thầu trong việc mua sắm, chế tạo, sản xuất vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình theo quy định tại Điều 12 Nghị định này và quy định của hợp đồng xây dựng.
7. Tổ chức thực hiện các công tác thí nghiệm, kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của nhà thầu hoặc do nhà thầu thuê theo quy định của hợp đồng xây dựng phải đủ điều kiện năng lực để thực hiện công tác thí nghiệm và phải trực tiếp thực hiện công tác này để đảm bảo kết quả thí nghiệm đánh giá đúng chất lượng của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được sử dụng cho công trình.
8. Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng (nếu có), thiết kế xây dựng công trình. Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa hồ sơ thiết kế, hợp đồng xây dựng so với điều kiện thực tế trong quá trình thi công. Kiểm soát chất lượng thi công xây dựng do mình thực hiện theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường.
9. Dừng thi công xây dựng đối với công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình khi phát hiện có sai sót, khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố công trình và khắc phục các sai sót, khiếm khuyết, sự cố này. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công; khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.
10. Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.
11. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác thi công xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.
12. Sử dụng chi phí về an toàn lao động trong thi công xây dựng đúng mục đích.
13. Lập nhật ký thi công xây dựng công trình và bản vẽ hoàn công theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này.
14. Yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 Nghị định này.
15. Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư.
16. Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác.
17. Tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ quản lý thi công xây dựng công trình đối với phần việc do mình thực hiện.
18. Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm:
a) Triển khai thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đã được chủ đầu tư chấp thuận; phối hợp với các bên liên quan thường xuyên rà soát kế hoạch tổng hợp về an toàn, biện pháp đảm bảo an toàn và đề xuất điều chỉnh kịp thời, phù hợp với thực tế thi công xây dựng;
b) Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường; yêu cầu người lao động sử dụng đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động của người lao động; quản lý số lượng người lao động làm việc trên công trường;
c) Khi phát hiện vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động phải có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời; quyết định việc tạm dừng thi công xây dựng đối với công việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; đình chỉ tham gia lao động đối với người lao động không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn hoặc vi phạm các quy định về sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng và báo cáo cho chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án;
d) Tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động.
__________________________________________
Liên hệ mua phần mềm để được hỗ trợ tốt nhất:
Mr Thắng 090.336.7479
Tải bản dùng thử full: https://nghiemthuxaydung.com/tai-ban-quyen_c
#Nghiệm_thu_xây_dựng_360
Bài viết liên quan
Ban quản lý dự án và các cơ cấu tổ chức quản lý
Ban quản lý dự án và lý thuyết về quản lý, làm việc nhóm.
Các cơ cấu tổ chức quản lý theo nội dung dự án.
Phương Pháp lượng trong Quản Lý Dự Án (Pic Poc)
Phần mềm Quản lý chất lượng 360 giới thiệu phần Phương pháp lượng trong Quản ký dự án
Hướng dẫn thực hiện Quản lý nguồn lực dự án và quản lý nhân sự (Pic Poc)
Phần mềm Quản lý chất lượng 360 giới thiệu phần Quản lý nhân lực dự án
Cách thực hiện Quản lý hoạt động mua bán trong dự án (Pic Poc)
Phần mềm Quản lý chất lượng 360 giới thiệu phần quản lý mua bán trong Quản lý dự án
Hướng dẫn thực hiện Quản Lý Chi Phí Dự Án (Pic Poc)
Phần mềm Quản Lý Chất Lượng 360 giới thiệu đến bạn cách quản lý chi phí dự án
Hướng dẫn xử lý rủi ro trong Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Pic Poc)
Phần mềm Quản lý chất lượng 360 giới thiệu phần Quản lý rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng
Quản Lý Tiến Độ Dự Án trong đầu tư xây dựng (Pic Poc)
Quản lý chất lượng 360 gửi bạn video hướng dẫn Quản lý tiến độ dự án
Cơ cấu và tổ chức trong Quản lý dự án (Pic Poc)
Phần mềm Quản lý chất lượng 360 giới thiệu Video hướng dẫn phần cơ cấu Quản lý dự án
Chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Phần mềm quản lý chất lượng 360 giới thiệu Chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Chi phí dự án đầu tư xây dựng theo quyết định 79/QĐ-BXD năm 2017
Phầm mềm quản lý chất lượng 360 giới thiệu về Chi phí dự án đầu tư xây dựng theo quyết định 79/QĐ-BXD năm 2017
Quy trình, nội dung lập báo cáo đầu tư dự án xây dựng công trình
Vấn đề lập báo cáo, lập dự án đầu tư là bước khởi đầu quan trọng quyết định đến vấn đề xin giấy phép xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng công trình mặc dù chỉ là một nội dung trong giai đoạn chuẩn bị
Quy định các bước thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
Quy trình các bước thực hiện dự án đầu tư xây dựng chi tiết, đầy đủ nhất. Quy trình thực hiện theo điều 6 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Quy trình pháp lý của một dự án đầu tư xây dựng bao gồm 2 giai đoạn chính : chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư.
36 câu hỏi mà người làm Quản lý dự án cần nắm trong Nghị định 68/2019/NĐ-CP (Võ Minh Hoàn)
Những quy định mới trong Quản lý dự án của Nghị định 68/2019/NĐ-CP mà bạn cần nắm
(Giải đáp) Trong đấu thầu sử dụng giá dự toán từng hạng mục hay tổng dự toán gói thầu để đánh giá?
Luật đấu thầu (Điều 43 khoản 1 điểm e) quy định trong trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu, Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án.
Hướng dẫn thực hiện Quản lý dự án - Phần 3 Kiến thức cơ bản
Phần mềm Quản lý chất lượng 360 gửi bạn Hướng dẫn thực hiện Quản lý dự án - Phần 3- Uông Thắng