Nghị định 175/2024/NĐ-CP và Nghị định 111/2024/NĐ-CP hướng dẫn trong quản lý xây dựng #Nghị_định
Nghị định số 175/2024/NĐ-CP, ban hành ngày 30/12/2024, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng.
Những điểm chính của Nghị định bao gồm:
Phân loại dự án đầu tư xây dựng: Nghị định bổ sung tiêu chí phân loại dự án dựa trên nguồn vốn và hình thức đầu tư, tạo cơ sở quản lý phù hợp.
Lập, thẩm định, phê duyệt dự án: Quy định rõ trình tự, thủ tục, hồ sơ nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm trong quá trình thực hiện dự án.
Quản lý dự án: Nâng cao yêu cầu về năng lực của giám đốc quản lý dự án và các cá nhân tham gia, đảm bảo hiệu quả và chất lượng công trình
Thiết kế xây dựng: Quy định chi tiết về hồ sơ, thẩm quyền thẩm định, góp phần nâng cao chất lượng thiết kế công trình.
Giấy phép xây dựng: Xác định rõ các trường hợp được miễn giấy phép, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Điều kiện năng lực: Đặt ra yêu cầu khắt khe hơn đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng, kể cả nhà thầu nước ngoài, nhằm thúc đẩy nâng cao năng lực và chất lượng công trình
Đầu tư xây dựng tại nước ngoài: Hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Nghị định số 15/2021/NĐ-CP. Việc ban hành Nghị định 175/2024/NĐ-CP nhằm siết chặt quản lý, nâng cao chất lượng công trình, đồng thời tạo môi trường đầu tư xây dựng minh bạch, thuận lợi.
Nghị định số 111/2024/NĐ-CP, ban hành ngày 6/9/2024, quy định về hệ thống thông tin và Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/11/2024.
Các nội dung chính của Nghị định bao gồm:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: Nghị định quy định về hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến hoạt động xây dựng; áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng hệ thống này.
Nguyên tắc xây dựng và quản lý: Hệ thống thông tin và Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được xây dựng, quản lý tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương; đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời; duy trì hoạt động liên tục, ổn định và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.
Thành phần của hệ thống thông tin: Bao gồm cơ sở dữ liệu về hoạt động xây dựng, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm ứng dụng và các dịch vụ phần mềm phục vụ quản lý, vận hành, khai thác thông tin về hoạt động xây dựng.
Khai thác và sử dụng: Cơ quan quản lý nhà nước được quyền khai thác và sử dụng đầy đủ các trường dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng; cá nhân, tổ chức được khai thác, sử dụng dữ liệu mở được công bố và các dữ liệu khác theo quy định pháp luật.
Kết nối và chia sẻ dữ liệu: Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
Nghị định này nhằm thiết lập một hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu thống nhất, đồng bộ, phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước và đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực xây dựng.
-----------------
Thông tư 04/2017/TT-BVHTTDL
#Nghị_định_175_2024_NĐ_CP
#Nghị_định_111_2024_NĐ_CP
#Nghị_định
Triển khai thực hiện Thông tư 10/2019/TT-BXD và thông tư 11/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công tạm thời trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo Quy định tại Nghị định số 68/2019/NĐ-CP của Chính phủ
Đối với sinh viên ngành xây dựng cũng như các kỹ sư, người làm việc trong ngành xây dựng không ít lần gặp phải tình trạng khi xem bản vẽ xây dựng, hoặc đọc thông tin tài liệu về xây dựng gặp phải những từ viết tắt nhưng lại không hiểu.
Bê tông là một chất liệu quen thuộc và không thể thiếu trong xây dựng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng nghiệm thu xây dựng cập nhập những thuật ngữ tiếng anh trong xây dựng về bê tông sau đây nhé, hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho bạn.
Đã bao giờ bạn đang đọc một tài liệu chuyên ngành và gặp 1 từ tiếng anh , bạn lại không hiểu nghĩa của từ đó ra sao để có thể áp dụng vào công việc của mình cho thuận lợi.
Sẽ có nhiều trường hợp bạn sẽ không biết hoặc không hiểu chính xác nghĩa của từ đó như nào. Bài viết dưới đây Nghiệm thu xây dựng sẽ chia sẻ cũng như giải đáp một vài thuật ngữ, tên bản vẽ xây dựng bằng tiếng anh, hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho bạn.
Biết cách đọc bản vẽ thiết kế xây dựng sẽ giúp cho gia chủ nắm rõ được kết cấu xây dựng, cũng như dễ dàng biểu đạt mong muốn ý tưởng thiết kế xây dựng đảm bảo cho công trình xây dựng hoàn hảo nhất.
Phải thực hiện tốt công tác nghiệp vụ chuyên môn, biện pháp kỹ thuật thi công, biện pháp an tòan đề ra, bảo đảm chất lượng công trình, tiến độ thi công, an tòan lao động trên công trường.
Phần này sẽ hướng dẫn chi tiết cách dự toán Hà Nôi từ A đến Z cách lập bảng giá vật liệu, giá nhân công theo tháng theo quý để có thể tiến hành công việc đơn giản nhất.
Mới đây, Bộ Tài chính đã hướng dẫn chi tiết nội dung vường mắc của bà Lê Thị Bắc (Bắc Ninh) về việc, các gói thầu dưới 20 triệu đồng phải trình phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu và áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn hay không?