BÀN ĐO ĐỘ CHẢY XÒE CỦA BÊ TÔNG- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Bàn xòe bê tông (bàn dằn bê tông) dùng để xác định độ lưu động của bê tông tự lèn (SCC). Nhờ có bàn đo độ chảy xòe giúp ngành xây dựng giải quyết được những bài toán khó nhằn trong xây dựng.
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Ở bài viết trước phần mềm nghiệm thu 360 đã hướng dẫn những tiêu chuẩn khi giám sát thi công và nghiệm thu công tác bê tông , ở bài viết này chúng tôi tiếp tục chia sẻ cách giám sát và nghiệm thu công tác nghiệm thu cốt pha nhằm đảm bảo chất lượng công trình được tốt nhất.
1.Yêu cầu của công tác giám sát và nghiệm thu công tác côp-pha
- Yêu cầu của công tác côp-pha và đà giáo là phải được thiết kế và thi công sao cho đúng vị trí của kết cấu, đúng kích thước hình học của kết cấu, đảm bảo độ cứng , độ ổn định , dễ dựng lắp và dễ tháo dỡ, đồng thời không cản trở đến các công tác lắp đặt cốt thép và đổ , đầm bê tông.
- Trước khi bên nhà thầu tiến hành lắp dựng cốp-pha, kỹ sư tư vấn đảm bảo chất lượng cần yêu cầu nhà thầu trình thiết kế cốp-pha với chủng loại vật liệu sử dụng, phải đề cập biện pháp dẫn toạ độ và cao độ của kết cấu, cần có thuyết minh tính toán kiểm tra độ bền , độ ổn định của đà giáo, cốp-pha. Trong thiết kế cần vạch chi tiết trình tự dựng lắp cũng như trình tự tháo dỡ.
- Với những cốp-pha sử dụng cho móng, cần kiểm tra các trường hợp tải trọng tác động khác nhau : khi chưa đổ bê tông , khi đổ bê tông.
- Cốp-pha phải được ghép kín khít sao cho quá trình đổ và đầm bê tông , nước xi măng không bị chảy mất ra ngoài kết cấu và bảo vệ đượcbê tông khi mới đổ. Trước khi lắp cốt thép lên cốp-pha cần kiểm tra độ kíncủa các khe cốp-pha . Nếu còn hở chút ít , cần nhét kẽ bằng giấy ngâm nước hoặc bằng dăm gỗ cho thật kín.
- Cốp-pha và đà giáo cần gia công , lắp dựng đúng vị trí trong thiết kế, hình dáng theo thiết kế , kích thước đảm bảo trong phạm vi dung sai. Kiểm tra sự đúng vị trí phải căn cứ vào hệ mốc đo đạc nằm ngoài công trình mà dẫn tới vị trí công trình. Nếu dùng biện pháp dẫn xuất từ chính công trình phải chứng minh được sự đảm bảo chính xác vị trí mà không mắc sai luỹ kế.
- Khuyến khích việc sử dụng cốp-pha tiêu chuẩn hoá bằng kim loại. Khi sử dụng cốp-pha tiêu chuẩn hoá cần kiểm tra theo catalogue của nhà chế tạo.
* Kiểm tra thiết kế cốp-pha
* Kiểm tra vật liệu làm cốp pha
* Kiểm tra gia công chi tiết các tấm cốp-pha thành phần tạo nên kết cấu
* Kiểm tra việc lắp dựng khuôn hộp cốp-pha
* Kiểm tra sự chống đỡ
Khi kiểm tra cốp-pha phái đảm bảo cho cốp-pha có đủ cường độ chịu lực , có đủ độ ổn định khi chịu lực.
Kiểm tra thiết kế côp-pha căn cứ vào các yêu cầu nêu trong mục (1) trên. Tải trọng tác động lên cốp pha bao gồm tải trọng thẳng đứng và tải trọng ngang.
Tải trọng thẳng đứng tác động lên côp-pha gồm tải trọng bản thân cốp-pha, đà giáo, thường khoảng 600 kg/m3 đến 490 kg/m3 gỗ, còn nếu bằng thép theo thiết kế tiêu chuẩn thì căn cứ theo catalogue của nhà sản xuất , tải trọng do khối bê tông tươi được đổ vào trong côp-pha , khoảng 2500 kg/m3 bê tông, tải trọng do trọng lượng cốt thép tác động lên cốp pha khoảng 100 kg thép trong 1 m3 bê tông và tải trọng do người và máy móc, dụng cụ thi công tác động lên côp-pha, đà giáo, khoảng 250 daN/m2 còn nếu dùng xe cải tiến thì thêm 350 daN/m2 sàn và tải trọng do đầm rung tác động lấy bằng 200 daN/m2.
Tải trọng ngang lấy 50% tải trọng gió cho ở địa phương. Ap lực ngang do bê tông mới đổ tác động lên thành đứng côp-pha có thể tính đơn giản khối lượng thể tích bê tông tươi đã đầm , thường lấy bằng 2500 kg/m3. Nếu tính chính xác , phải kể đến các tác động của sự đông cứng xi măng theo thời gian và thời tiết được phản ánh qua các công thức :
Trong đó: H là chiều cao lớp đổ (m) , v là tốc độ đổ bê tông tính theo chiều cao nâng bê tông trong kết cấu (m/h), k1 là hệ số tính đến ảnh hưởng của độ linh động của bê tông , lấy từ 0,8 đến 1,2 , độ sụt càng lớn thì k1 lấy lớn , k2 là hệ số kể đến ảnh hưởng của nhiệt độ , lấy từ 8,85 đến 1,15 , nếu nhiệt độ ngoài trời càng cao , k2lấy càng nhỏ. Công thức này ghi rõ trong phụ lục A của TCVN 4453-95.
Tải trọng động tác động lên côp-pha phải kể đến lực xung do phương pháp đổ bê tông. Nếu đổ bê tông bằng bơm, lực xung lấy bằng 400 daN/m2 và nếu đổ bê tông bằng benne khi dùng cần cẩu đưa bê tông lên , lấy từ 200 daN/m2 đến 600 daN/m2 tuỳ benne to hay bé. Benne bé lấy lực xung nhỏ, benne to lấy lực xung lớn.
- Hệ số độ tin cậy ( vượt tải) khi tính côp-pha là 1,1 với tải trọng tĩnh và 1,3 với các tải trọng động.
- Cần kiểm tra độ võng của các bộ phận côp-pha.
- Bề mặt cốp pha lộ ra ngoài độ võng phải nhỏ hơn 1/400 nhịp. Nếu kết cấu bị che, độ võng có thể nhỏ hơn 1/250. Độ võng đàn hồi hoặc độ lún của cây chống côp-pha phải nhỏ hơn 1/1000 nhịp.
- Cần dùng máy đo đạc kiểm tra cao độ đáy kết cấu nhịp trên 4 mét để kết cấu có độ vồng thi công đưọc đảm bảo :
- Độ vồng f = 3L / 1000 mà L là chiều rộng của nhịp , tính bằng mét.
- Cần kiểm tra phương pháp dẫn trục toạ độ và cao độ để xác định các đường tâm , đường trục của các kết cấu. Phần móng đã có ( bài giảng trước ), cần kiểm tra , đối chiếu bản vẽ hoàn công của kết cấu móng , rồi ướm đường tâm và trục cũng như cao độ của kết cấu , so sánh với thiết kế để biết các sai lệch thực tế so với thiết kế và nghiên cứu ý kiến đề xuất của nhà thầu và quyết định biện pháp xử lý.
- Nếu sai lệch nằm trong dung sai được phép, cần có giải pháp điều chỉnh kích thước cho phù hợp với kết cấu sắp làm. Nếu sai lệch quá dung sai được phép, phải yêu cầu bên tư vấn thiết kế cho giải pháp sử lý, điều chỉnh và ghi nhận điểm xấu cho bên nhà thầu. Nếu sai lệch không thể chấp nhận được thì quyết định cho đập phá để làm lại phần đã làm sai.
- Nhà thầu không tự ý sửa chữa sai lệch về tim , đường trục kết cấu cũng như cao trình kết cấu. Mọi quyết định phải thông qua giám sát tác giả thiết kế và tư vấn đảm bảo chất lượng, phải lập hồ sơ ghi lại sai lệch và biện pháp sử lý, thông qua chủ nhiệm dự án và chủ đầu tư.
- Những đường tim, đường trục và cao độ được vạch trên những chỗ tương ứng ở các bộ phận thích hợp của côp-pha để tiện theo dõi và kiểm tra khi lắp dựng toàn bộ hệ thống kết cấu cốp-pha và đà giáo.
- Khi kiểm tra, chủ yếu là cán bộ kỹ sư của nhà thầu tiến hành cùng đội công nhân thi công nhưng cán bộ tư vấn giám sát đảm bảo chất lượng của Chủ đầu tư chứng kiến và đề ra yêu cầu cho giám sát kiểm tra công tác của công nhân hoàn thành.
- Kinh nghiệm cho thấy, người công nhân thi công thường để một số chỗ chưa cố định ngay, chưa ghim đinh chắc chắn, chưa nêm , chốt chắc chắn vì lý do chờ phối hợp đồng bộ các khâu của việc lắp dựng côp-pha . Cần tinh mắt và thông qua việc lắc mạnh cây chống để phát hiện những chố công nhân chưa cố định đúng mức độ cần thiết để yêu cầu hoàn chỉnh việc cố định cho thật chắc chắn. Khi cán bộ kỹ thuật của nhà thầu kiểm tra công tác do công nhân thực hiện , cần có người công nhân đầy đủ dụng cụ như búa đinh, đinh, cưa , tràng, đục, kìm , clê mang theo , nếu cần gia cố , sửa chữa thì tiến hành ngay khi phát hiện khiếm khuyết. Không để cho khất , sửa sau rồi quên đi.
- Bảng sau đây cho dung sai trong công tác lắp đặt côp-pha ( TCVN 4453-95)
- Dung sai trong công tác lắp đặt cốp-pha , đà giáo
- Tháo dỡ cốp-pha chỉ được tiến hành khi bê tông đã đủ cường độ chịu lực. Không được tạo ra các xung trong quá trình tháo dỡ côp-pha. Cốp-pha thành bên không chịu lực thẳng đứng được rỡ khi cường độ của bê tông đạt 50 daN/cm2 , nghĩa là trong điều kiện bình thường, sử dụng xi măng Pooclăng PC 30, nhiệt độ ngoài trời trên 25oC, thì sau 48 giờ có thể dỡ côp-pha thành bên của kết cấu.
- Cốp-pha chịu lực thẳng đứng của kết cấu bê tông chỉ được dỡ khi bê tông đạt cường độ % so với tuổi bê tông ở 28 ngày
- Điều 3.6.6 của TCVN 4453-95 ghi rõ: Đối với công trình xây dựng trong khu vực có động đất và đối với các công trình đặc biệt, trị số cường độ bê tông cần đạt để tháo dỡ cốp-pha chịu lực do thiết kế qui định.
- Điều này được hiểu là thiết kế qui định không được nhỏ hơn các số trị cho ở bảng trên.
- Nếu sử dụng phụ gia đông kết nhanh của bê tông , phải có ý kiến của chuyên gia mới được dỡ cốp-pha. Chuyên gia này phải chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng bê tông khi sử dụng phụ gia và thời gian tháo dỡ cốp-pha.
- Nếu sử dụng các biện pháp vật lý để thúc đẩy sự đông cứng nhanh của xi măng như tưới bảo dưỡng bằng nước nóng phải có người đủ chuyên môn chịu trách nhiệm và phải có mẫu bê tông thí nghiệm bảo chứng kèm và được nén ép, cho kết quả tương thích mới được quyết định dỡ cốp-pha sớm.
- Khi làm nhà nhiều tầng, phải lưu ý giữ cốp-pha và đà giáo 2 tầng rưỡi là tối thiểu. Nếu tốc độ thi công nhanh , phải giữ cốp-pha và đà giáo nhiều hơn , tuỳ thuộc sự tính toán cho bê tông các tầng được dỡ phải đủ sức chịu tải bên trên.
Bài viết liên quan
BÀN ĐO ĐỘ CHẢY XÒE CỦA BÊ TÔNG- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Bàn xòe bê tông (bàn dằn bê tông) dùng để xác định độ lưu động của bê tông tự lèn (SCC). Nhờ có bàn đo độ chảy xòe giúp ngành xây dựng giải quyết được những bài toán khó nhằn trong xây dựng.
CHIA SẺ QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG SAN LẤP MẶT BẰNG THEO NGHỊ ĐỊNH 209/2004/NĐ-CP
- Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Tiêu chuẩn TCVN 4447:87 – Công tác đất – Quy phạm thi công, nghiệm thu.
- Tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu
- Hồ sơ thiết kế thi công hạng mục san lấp mặt bằng nhà máy.
- Các tiêu chuẩn hiện hành về giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng khác.
- Tất cả công tác giám sát thi công nghiệm thu san lấp mặt bằng đều phải thực hiện đúng Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 4447:1987.
Giám sát thi công và nghiệm thu công tác cốt thép
Việc tạo thành khung của kết cấu gồm các việc buộc cốt thép thành khung và lắp dựng đưa khung đúng vào vị trí đã có côp-pha hoặc để bọc cốp-pha cho khung cốt thép này.
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÔNG TÁC BÊ TÔNG CỐT THÉP CHI TIẾT NHẤT(PHẦN 1)
Công việc kiểm tra bê tông, cốt thép trong xây dựng vô cùng quan trọng, không những vậy còn ảnh hưởng tới chất lượng công trình do đó cần kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu cần kĩ lưỡng
Hướng dẫn lập dự toán THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP mới nhất 2020
Bài viết sau đây phần mềm nghiệm thu xây dựng sẽ hướng dẫn các bạn lập dự toán theo phương pháp trực tiếp 2020 định mức Thông tư 10, Chi phí TT09, Máy TT11
Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công xây dựng theo thông tư 15/2019/TT-BXD
Đơn giá nhân công xây dựng trong dự thảo này là đơn giá ngày công của công nhân xây dựng; lái xe; nghệ nhân; thợ điều khiển tàu, thuyền; kỹ sư; tư vấn xây dựng trong nước, trong đó đã bao gồm đầy đủ các khoản lương, phụ cấp lương, các khoản bảo hiểm thuộc trách nhiệm của người lao động phải nộp cho nhà nước theo quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp).
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG THEO THÔNG TƯ 15/2019/TT-BXD
Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn xác định đơn giá nhân công xây dựng.
Phương pháp xác định đơn giá nhân công xây dựng
Nguyên tắc xác định và điều chỉnh đơn giá nhân công
Hướng dẫn thực hiện Quản lý dự án - Phần 1 Kiến thức cơ bản
Phần mềm Quản lý chất lượng 360 gửi bạn Hướng dẫn thực hiện Quản lý dự án - Phần 1- Uông Thắng
Giới thiệu với anh em về ứng dụng Excel làm thủ tục Quản Lý Dự Án - (Tiệp)
Hướng dẫn thực hiện quản lý dự án trên 1 file excel khá hay
Hướng dẫn dự toán Hà Tĩnh 2020 theo Quyết định 47/QĐ-SXD ngày 27/04/2020
Triển khai thực hiện Thông tư 10/2019/TT-BXD và thông tư 11/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công tạm thời trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo Quy định tại Nghị định số 68/2019/NĐ-CP của Chính phủ
[Tổng hợp] Ký hiệu viết tắt của các thuật ngữ tiếng anh trong xây dựng
Đối với sinh viên ngành xây dựng cũng như các kỹ sư, người làm việc trong ngành xây dựng không ít lần gặp phải tình trạng khi xem bản vẽ xây dựng, hoặc đọc thông tin tài liệu về xây dựng gặp phải những từ viết tắt nhưng lại không hiểu.
Tổng hợp từ vựng tiếng anh về bê tông
Bê tông là một chất liệu quen thuộc và không thể thiếu trong xây dựng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng nghiệm thu xây dựng cập nhập những thuật ngữ tiếng anh trong xây dựng về bê tông sau đây nhé, hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho bạn.
Thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành xây dựng phổ biến
Đã bao giờ bạn đang đọc một tài liệu chuyên ngành và gặp 1 từ tiếng anh , bạn lại không hiểu nghĩa của từ đó ra sao để có thể áp dụng vào công việc của mình cho thuận lợi.
[Tổng hợp] Tên bản vẽ xây dựng bằng tiếng anh
Sẽ có nhiều trường hợp bạn sẽ không biết hoặc không hiểu chính xác nghĩa của từ đó như nào. Bài viết dưới đây Nghiệm thu xây dựng sẽ chia sẻ cũng như giải đáp một vài thuật ngữ, tên bản vẽ xây dựng bằng tiếng anh, hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho bạn.