Hồ sơ nghiệm thu giai đoạn và hạng mục công trình
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Đặt câu hỏi
- Hiện tại việc viết nhật ký thi công bị ảnh hưởng bởi những văn bản nào?
- Nội dung nào có trong nhật ký thi công theo quy định hiện hành?
- Để viết nhật ký phù hợp mà giảm được tối đa việc sau này thanh tra kiểm toán cứ Án tại hồ sơ để cắt giảm?
....
Trả lời
- Nội dung nào có trong nhật ký thi công theo quy định hiện hành?
Theo Nghị định 46/2015 và TT26/2016 thì nhật ký thi công được quy định như sau
+ Tại khoản 11 điều 25 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP chỉ vẻn vẹn có 1 dòng là "Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định"?
+ Theo Khoản 3, Điều 10 của Thông tư 26/2016/TT-BXD, Nội dung nhật ký thi công xây dựng bao gồm các thông tin chủ yếu sau:
- Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết và các thông tin liên quan); số lượng nhân công, thiết bị do nhà thầu thi công xây dựng huy động để thực hiện thi công tại hiện trường; các công việc xây dựng được nghiệm thu hàng ngày trên công trường;
- Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng, tai nạn lao động, các vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lí trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có);
- Các kiến nghị của nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng (nếu có);
- Những ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng của các bên có liên quan.
= > Như vậy theo nội dung trên thì nhật ký bắt buộc phải biết được nhiệt độ (cái này hơi khó vì 1 ngày nhiệt độ thay đổi liên tục), thời tiết, số lượng nhân công, thiết bị, các công việc được nghiệm thu hàng ngày (không thấy nội dung các công việc thực hiện trong ngày?) như vậy công việc thi công có thể chỉ là việc thể hiện để có nội dung cho các bên kiểm soát tốt hơn.
Phần sự cố, kiến nghị và các vấn đề về phát sinh thì đương nhiên phải ghi chép cụ thể rồi.
+ Nếu là nhật ký thi công xây dựng bình thường thì nội dung khá đơn giản như các vấn đề trên nhưng trường hợp có nhiều nhà thầu phụ thì nhật ký trở nên rắc rối và khó kiểm soát vì mỗi nhà thầu sẻ có cách viết khác nhau, thậm chí có sự khác nhau về THỜI TIẾT vì thời điểm viết nhật ký có thể khác nhau cũng có thể nó là vấn đề hoàn hồ sơ, việc khai báo về nhân công và thiết bi thi công cũng có thể khá khác nhau và cũng là vấn đề RỐI NÃO NHẤT đối với người viết và kiểm soát nhật ký thi công.
Một số Nhà thầu lớn như DelTa, Vin, Coteccons, HUD ... có nhiều nhà thầu phụ thường thêm cả khối lượng vào nhật ký để dể theo dõi thì việc khối lượng nhân công, thiết bị, thời tiết trở nên bất đồng bộ đòi hỏi người kiểm soát luôn luôn căng thẳng trong việc này
Thường để kiểm soát được việc này thì các Nhà thầu sẻ ngồi với nhau để thống nhất một số nội dung nhất là thời tiết chứ không lại ông viết nắng, ông viết mưa, ông viết mát ..., họ cũng có thể lập thành 1 nhóm để thống nhất việc này còn không thì những nội dung này được Tổng thầu lập bảng viết hàng ngày lên lịch theo dõi mới chính xác được
Phần nhân công nếu viết theo thực tế thì đương nhiên đơn giản nhưng không phải bao giờ cũng cũng viết ngay và luôn hoặc một số ông Chủ hay kiểm tra số lượng nhân công theo báo cáo để xem so với hồ sơ dự toán, đấu thầu thì có lợi nhuận hay không (cái này thường các Nhà thầu phụ hay kêu lỗ nhân công) nên họ cần có 1 có sở nào đó để so sánh và kiểm soát. Thường thì các ông Chủ hay kiểm tra trong đơn giá chi tiết hoặc lật định mức để xem (trước đây là định mức 1776 và 1777 còn hiện tại là Thông tư 10/2019 vì 2 định mức này là gần giống nhau nên vẫn tham khảo được).
Phần máy/ Thiết bi thi công cũng tương tự chủ yếu viết theo thực tế nhưng nhược điểm điểm là ở ngoài dùng máy xúc đào để thực hiện 1 số công tác như lắp đặt cống nhưng trong định mức là cần cẩu và biện pháp thi công thường là vẽ cái máy cẩu vào đó nên sau này khi thanh tra kiểm toán hoặc Nhà thầu chính sẻ đánh dấu hỏi về những nội dung này?
Bạn luôn phải nhớ 1 điều là mỗi mã định mức đều có thể khác nhau hoàn toàn về số lượng máy móc và nhân công như đều là đào đất nhưng nếu là bằng máy thì nhân công sẻ khác mà thực hiện đào đất hoàn toàn bằng nhân công sẻ khác, khi thực hiện bê tông có chiều cao thì sẻ khác nhau hoàn toàn như bê tông dầm, giằng nếu < = 6m thì khác, <= 28m thì có thêm cả cẩu tháp nữa nên không cẩn thận sẻ viết nhầm cả máy móc và nhân lực vào đó.
Như vậy để kiểm soát đúng và chuẩn thì bạn cần 1 quyển định mức để tra hao phí để nó tương ứng và tra thời tiết trên hệ thống thời tiết Quốc Gia. Hàng ngày nếu cùng 1 công việc thì bạn không nên đổi định mức tham khảo vì như vậy cùng 1 khối lượng như nhau nhưng lại có số lượng nhân công và máy khác nhau. Nếu có nhiều công việc khác nhau thì bạn cần cộng số lượng nhân công và thống kê máy móc cho đúng và đầy đủ.
Ở đây mình giới thiệu các bạn 1 công cụ kiểm soát nhanh và miễn phí để thực hiện tất cả các công tác trên mà không cần định mức tham khảo (vì phần mềm đã tự thực hiện rồi) và thời tiết cũng được cập nhật tự động luôn nên bạn không phải lo việc viết sai hay là mỗi nhà thầu 1 kiểu thời tiết khác nhau nữa, nếu bạn có phải hoàn hồ sơ hay là kiểm soát các Nhà thầu phụ hay là làm công việc thanh tra kiểm toán thì khi sử dụng công cụ miễn phí này cũng rất hiệu quả
Bạn có thể tải tại đây: https://nghiemthuxaydung.com/tai-ban-quyen_c
Liên hệ để được hỗ trợ: Zalo/ĐT 0787 64 6568 - 0377 101 345
Chi tiết phần mềm hỗ trợ
Tất nhiên phần mềm trên ngoài viêc sử dụng cho việc kiểm soát thời tiết, nhân công, máy thi công trong ngày và tại 1 thời điểm bất kỳ thì phần mềm còn hỗ trợ bạn thực hiện hoàn thiện 100% bộ hồ sơ nghiệm thu hoàn công, thanh quyết toán nhanh và đơn giản nhất
Liên hệ ngay để được hỗ trợ: Zalo/ĐT 0787 64 6568 - 0377 101 345
Bài viết liên quan