36 câu hỏi mà người làm Quản lý dự án cần nắm trong Nghị định 68/2019/NĐ-CP (Võ Minh Hoàn)
Khoản 1 Điều 1:
“1. Nghị định này quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)”
Khoản 1 Điều 2:
“1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 60 Luật xây dựng, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)”
Khoản 4, 5 Điều 3:
“4. Các công trình xây dựng đặc thù thuộc loại công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách áp dụng nguyên tắc, phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng và hệ thống công cụ định mức, đơn giá xây dựng, chỉ số giá quy định tại Nghị định nàyđể xác định chi phí đầu tư xây dựng, làm cơ sở xác định giá trị hình thành tài sản công đối với các công trình xây dựng này. Việc thẩm định, phê duyệt chi phí đầu tư xây dựng các công trình này được thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình xây dựng đặc thù tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.”
Chi phí hoàn trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng thuộc nội dung chi phí nào?
Điểm a, Khoản 4 Điều 4:
“a) Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất, thuê đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí di dời, hoàn trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác;”
“Chi phí gián tiếp” thay cho “Chi phí chung” trong cơ cấu Chi phí xây dựng?
Điểm b, Khoản 4 Điều 4:
“b) Chi phí xây dựng gồm chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình xây dựng của dự án; công trình, hạng mục công trình xây dựng tạm, phụ trợ phục vụ thi công; chi phí phá dỡ các công trình xây dựng không thuộc phạm vi của công tác phá dỡ giải phóng mặt bằng đã được xác định trong chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Cơ cấu chi phí xây dựng gồm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng;”
“Chi phí quản lý mua sắm thiết bị công trình của nhà thầu” thuộc nội dung chi phí nào?
Điểm c, Khoản 4 Điều 4:
“c) Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí quản lý mua sắm thiết bị công trình của nhà thầu; chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của dự án (nếu có); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí gia công, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí chạy thử nghiệm thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác;”
Chi phí quản lý dự án với dự án đầu tư theo hình thức PPP bao gồm những gì?
Điểm d, Khoản 4 Điều 4:
“d) Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) chi phí quản lý dự án gồm chi phí quản lý dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chi phí hoạt động của đơn vị quản lý dự án thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án và chi phí quản lý dự án của nhà đầu tư;”
Khoản 1 Điều 5:
“Dự án thực hiện theo phương thức hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án - thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng (sau đây gọi là phương thức chìa khóa trao tay) thì sơ bộ tổng mức đầu tư phải xác định trên cơ sở khối lượng tính theo thiết kế sơ bộ kết hợp với các phương pháp khác để xác định giá gói thầu.”
Phê duyệt TMĐT trong trường hợp vượt giá trị Sơ bộ TMĐT thì phải làm gì?
Khoản 7 Điều 6:
“Trường hợp tổng mức đầu tư xây dựng có giá trị cao hơn giá trị sơ bộ tổng mức đầu tư, người quyết định đầu tư phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng sau khi có ý kiến thống nhất của người quyết định chủ trương đầu tư.”
Khoản 9, 10 Điều 6:
“9. Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư để lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo chuẩn bị đầu tư do cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư thẩm định và phê duyệt. Các khoản mục chi phí này sẽ được cập nhật vào Tổng mức đầu tư của dự án sau khi dự án được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
10. Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án để lập Báo cáo nghiên cứu khả thi do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư dự án thẩm định làm cơ sở trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt chi phí này. Các khoản mục chi phí này sẽ được cập nhật vào Tổng mức đầu tư của dự án để phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.”
Khoản 3 Điều 10:
“3. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng (bao gồm cả dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng) được thực hiện theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Riêng dự toán các công việc chuẩn bị để lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công thì cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư dự án thẩm định làm cơ sở trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt chi phí này. Các khoản mục chi phí này sẽ được cập nhật vào dự toán xây dựng công trình để phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.”
Khoản 3 Điều 7:
“3. Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí gồm cả chi phí dự phòng do điều chỉnh giá theo chỉ số giá tăng so với chỉ số giá tính trong chi phí dự phòng trượt giá của tổng mức đầu tư nhưng không làm vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh và trình người quyết định đầu tư phê duyệt.”
(Theo quy định trước tại Nghị định 32/2015/NĐ-CP: Chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh của mình.)
Chủ đầu tư được quyết định việc sử dụng Chi phí dự phòng khi nào?
Khoản 4 Điều 7:
“4. Người quyết định đầu tư quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng của dự án đầu tư xây dựng. Chủ đầu tư quyết định sử dụng chi phí dự phòng đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”
Khoản 4 Điều 11:
“4. Người quyết định đầu tư quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng của dự toán xây dựng. Chủ đầu tư quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng trong dự toán của dự án lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.”
Phê duyệt TMĐT điều chỉnh làm tăng quy mô (nhóm) dự án phải được chấp thuận?
Khoản 5 Điều 7:
“5. Trường hợp tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này làm tăng, giảm quy mô (nhóm) dự án thì việc quản lý dự án vẫn thực hiện theo quy mô (nhóm) dự án đã được phê duyệt trước khi điều chỉnh.
Trường hợp điều chỉnh làm tăng quy mô (nhóm) dự án lên dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, người quyết định đầu tư phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh sau khi có ý kiến chấp thuận của cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo quy mô (nhóm) mới của dự án.”
Sự khác nhau giữa “Dự toán xây dựng công trình” và “Dự toán xây dựng” trong quy định mới?
Nghị định 32/2015/NĐ-CP không chỉ rõ khái niệm về “Dự toán xây dựng”, chỉ có nội dung về “Dự toán xây dựng công trình” theo Điều 8 NĐ32 :
- “Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình.”
- Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.
- Đối với dự án có nhiều công trình xây dựng, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán xây dựng công trình để quản lý chi phí. Tổng dự toán xây dựng công trình được xác định bằng cách cộng các dự toán xây dựng công trình và các chi phí khác có liên quan của dự án.
Tóm lại, theo Nghị định 32/2015/NĐ-CP:
- “Dự toán xây dựng” và “Dự toán xây dựng công trình” được hiểu như nhau;
- Nội dung (cơ cấu) của Dự toán xây dựng công trình gồm:
Gxdct = Gxd + Gtb + Gqlda + Gtv + Gk + Gdp
- Đối với dự án có nhiều công trình:
Tổng dự toánxdct = ∑(Gxdct) i + Chi phí khác có liên quan
Trong Nghị định 68/2019/NĐ-CP, khái niệm “Dự toán xây dựng” được chỉ rõ, và có sự khác biệt so với “Dự toán xây dựng công trình” theo Điều 8 NĐ68 :
- “Dự toán xây dựng” là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính ở giai đoạn trước khi lựa chọn nhà thầu để xây dựng công trình, các công trình, các gói thầu, được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật đối với thiết kế 3 bước hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với thiết kế 2 bước hoặc thiết kế FEED đối với trường hợp thực hiện theo hình thức EPC, EC, EP, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, đơn giá xây dựng.”
- Nội dung dự toán xây dựng gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.
- Đối với dự án có nhiều công trình xây dựng, chủ đầu tư xác định dự toán xây dựng của dự án theo từng công trình. Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng của công trình; chi phí thiết bị của công trình; các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của công trình; các chi phí khác liên quan đến công trình và chi phí dự phòng của công trình.
- Dự toán xây dựng của dự án (Tổng dự toán) gồm tổng các dự toán xây dựng công trình và chi phí quản lý dự án, các chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng có tính chất chung liên quan của dự án.
Tóm lại, theo Nghị định 68/2019/NĐ-CP:
Khái niệm “Dự toán xây dựng công trình” dùng để chỉ chi phí cần thiết cho từng công trình cụ thể trong trong hợp dự án có nhiều công trình; còn khái niệm “Dự toán xây dựng” và “Tổng dự toán” dùng để chỉ chi phí của cả dự án;
- Do vậy nội dung (cơ cấu) của Dự toán xây dựng công trình bao gồm:
Gxdct = Gxd + Gtb + Gtv + Gk + Gdp (Không bao gồm chi phí quản lý dự án)
Đối với dự án có nhiều công trình:
Dự toán xây dựng (Tổng dự toán) = ∑(Gxdct)i + Gqlda + Gtv + Gk + Gdp
(có tính chất chung)
Khoản 3 Điều 8:
“3. Đối với dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư xác định dự toán xây dựng của dự án theo dự toán các gói thầu xây dựng thuộc danh mục các gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.
Khi đó dự toán xây dựng của dự án gồm các dự toán gói thầu xây dựng và chi phí quản lý dự án, các chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng có tính chất chung liên quan của dự án.”
Khoản 1 Điều 10:
Thẩm định dự toán xây dựng được thực hiện đồng thời với việc thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công như sau:
a) Dự toán xây dựng của dự án được thẩm định trên cơ sở thẩm định đồng bộ các dự toán xây dựng công trình, các dự toán gói thầu xây dựng và các khoản mục chi phí có liên quan khác của dự án;
b) Trường hợp dự án có quy mô lớn từ nhóm A trở lên, người quyết định đầu tư cho phép tổ chức triển khai thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công cho từng công trình, từng gói thầu xây dựng theo từng giai đoạn kế hoạch thực hiện dự án thì thực hiện thẩm định dự toán xây dựng công trình của từng công trình, dự toán gói thầu xây dựng cùng với việc thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của từng công trình hoặc của từng gói thầu;”
Khoản 1 Điều 10:
“c) Các gói thầu hỗn hợp EPC, EC, EP đã ký hợp đồng thì không thực hiện thẩm định dự toán;
d) Trường hợp các gói thầu xây dựng hỗn hợp EPC, EC, EP xác định dự toán theo thiết kế FEED để làm cơ sở xác định giá gói thầu thì thực hiện thẩm định dự toán trên cơ sở dự toán lập theo thiết kế FEED.”
Khoản 1 Điều 11:
Dự toán xây dựng đã phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp:
a) Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng;
Khoản 3 Điều 11:
“3. Trường hợp dự toán xây dựng điều chỉnh do điều chỉnh giá theo chỉ số giá tăng so với chỉ số giá tính trong dự phòng trượt giá nhưng không làm thay đổi giá trị dự toán xây dựng đã được phê duyệt thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh và phê duyệt sau khi có ý kiến chấp thuận của người quyết định đầu tư. Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của người quyết định đầu tư thì người quyết định đầu tư phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt điều chỉnh của mình.”
b) Thay đổi, bổ sung thiết kế nhưng không trái với thiết kế cơ sở, thiết kế cơ sở điều chỉnh hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán kể cả chi phí dự phòng do điều chỉnh giá theo chỉ số giá tăng so với chỉ số giá tính trong dự phòng trượt giá nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt.”
Khoản 2 Điều 12:
Tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng của dự án, dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng được phê duyệt là cơ sở để xác định, phê duyệt giá gói thầu. Giá gói thầu xây dựng được xác định cụ thể như sau:
a) Trường hợp đã có dự toán gói thầu xây dựng, giá gói thầu xây dựng được xác định trên cơ sở dự toán gói thầu xây dựng được phê duyệt;
b) Trường hợp chưa có dự toán gói thầu xây dựng, giá gói thầu xây dựng được xác định theo cơ cấu chi phí của dự toán gói thầu xây dựng trên cơ sở các khoản mục chi phí có liên quan đến phạm vi công việc của gói thầu đã được xác định trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng của dự án, dự toán xây dựng công trình được phê duyệt.
c) Chi phí dự phòng trong giá gói thầu xây dựng được xác định phù hợp với hình thức hợp đồng sử dụng cho gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.”
Khoản 3 Điều 12:
3. Trường hợp thời điểm tổ chức lựa chọn nhà thầu thực tế khác với kế hoạch triển khai của dự án thì chủ đầu tư phải tổ chức cập nhật giá gói thầu xây dựng theo mặt bằng giá ở thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu.
Khoản 3 Điều 12:
“Trường hợp giá gói thầu xây dựng sau khi cập nhật cao hơn giá gói thầu xây dựng đã phê duyệt và làm vượt tổng mức đầu tư xây dựng của dự án, thì chủ đầu tư phải điều chỉnh chủng loại, xuất xứ vật tư, thiết bị đảm bảo yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật nhưng có giá phù hợp để không vượt tổng mức đầu tư và báo cáo Người quyết định đầu tư quyết định.”
Điều 13, Điều 14:
- Định mức kinh tế - kỹ thuật:
+ Định mức cơ sở gồm định mức sử dụng vật liệu, định mức năng suất lao động, định mức năng suất máy và thiết bị thi công;
+ Định mức dự toán xây dựng công trình là mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công của dự án và biện pháp thi công cụ thể để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng công trình.
- Định mức chi phí:
+ Định mức tính bằng tỷ lệ phần trăm (%)
+ Định mức tính bằng giá trị
+ Định mức tính bằng khối lượng đối với chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Điểm b, Khoản 4 Điều 15:
b) Đối với các định mức dự toán xây dựng mới hoặc định mức dự toán xây dựng điều chỉnh, khi áp dụng tính toán xác định đơn giá xây dựng thấp hơn đơn giá xây dựng áp dụng định mức đã ban hành thì người quyết định đầu tư quyết định phê duyệt áp dụng cho dự án, công trình để xác định dự toán xây dựng, dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng và gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý. Đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phê duyệt;
Khoản 6 Điều 15:
6. Hệ thống định mức xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành được rà soát thường xuyên và ban hành theo định kỳ 02 năm/lần đối với các định mức mới và định mức cũ có điều chỉnh. Kinh phí cho việc rà soát được bố trí từ nguồn ngân sách.”
Khoản 1 Điều 16: Giá xây dựng công trình gồm:
- Đơn giá xây dựng chi tiết của công trình được xác định cho các công tác xây dựng của công trình, làm cơ sở để xác định dự toán xây dựng:
- Giá xây dựng tổng hợp được xác định theo nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình, công trình làm cơ sở để xác định dự toán xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng.
Khoản 2 Điều 17:
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh và công bố theo định kỳ hàng tháng hoặc quý các thông tin về giá thị trường các loại vật liệu xây dựng, thiết bị công trình; đơn giá nhân công xây dựng; giá ca máy, giá thuê máy móc thiết bị thi công xây dựng. Nguồn thông tin phục vụ cho việc công bố giá được tổng hợp từ việc điều tra thị trường; kết quả trúng thầu các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh; báo giá của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh về lĩnh vực sản xuất vật liệu, thiết bị công trình xây dựng, doanh nghiệp kinh doanh cung cấp, cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng, doanh nghiệp kinh doanh phân phối hoặc đại lý bán hàng cho các nhà sản xuất thiết bị, vật liệu xây dựng ngoài địa bàn tỉnh.”
Khoản 3 Điều 17:
3. Chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân sách, dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn của tỉnh có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương về mức giá trong kết quả trúng thầu các gói thầu của dự án làm cơ sở để ban hành thông báo giá.”
Khoản 1 Điều 24:
1. Dự toán chi phí tư vấn đầu tư xây dựng đã phê duyệt là chi phí tối đa để thực hiện công tác tư vấn đầu tư xây dựng và chỉ được điều chỉnh khi thay đổi về phạm vi công việc, điều kiện và tiến độ thực hiện công tác tư vấn đầu tư xây dựng. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được quản lý thông qua hợp đồng tư vấn xây dựng.”
Khoản 1 Điều 26:
1.Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thanh toán theo quy định, cơ quan thanh toán vốn đầu tư có trách nhiệm thanh toán vốn đầu tư theo đề nghị thanh toán của chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư trên cơ sở kế hoạch vốn được giao.”
Khoản 2 Điều 26:
2. Chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư chịu trách nhiệm về đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán trong hồ sơ đề nghị thanh toán; cơ quan thanh toán vốn đầu tư không chịu trách nhiệm về đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán trong hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư. Trong quá trình thanh toán, trường hợp phát hiện những sai sót trong hồ sơ đề nghị thanh toán, cơ quan thanh toán vốn đầu tư thông báo bằng văn bản để chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.”
Khoản 1 Điều 27:
“1. Các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) đều phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn khi cấp có thẩm quyền có văn bản dừng hoặc cho phép chấm dứt thực hiện dự án.”
Khoản 4 Điều 27:
4. Nhà thầu có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng.”
Khoản 5 Điều 27:
5. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựng để trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 9 tháng kể từ ngày công trình được ký biên bản nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng.
Khoản 6 Điều 27:
6. Cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán có trách nhiệm thực hiện thẩm tra, phê duyệt quyết
toán chậm nhất là 9 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quyết toán theo quy định.”
Khoản 1 Điều 36:
1. Dự án đầu tư xây dựng đã phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực và đang triển khai thì tiếp tục thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng (bao gồm cả việc điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự toán xây dựng) theo quy định của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.”
Khoản 2 Điều 36:
2. Dự án đầu tư xây dựng đã lập, thẩm định nhưng chưa được phê duyệt, hoặc đã phê duyệt nhưng chưa triển khai thì các hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng tiếp theo thực hiện theo quy định của Nghị định này; việc điều chỉnh lại cơ cấu khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư đã phê duyệt theo quy định tại Nghị định này do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và hiệu quả trong công tác quản lý. Đối với các công việc, gói thầu đã triển khai ký hợp đồng thì thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký.”
Tác giả: Vũ Minh Hoàn – Nguyễn Văn Toàn
Tải phần mềm nghiệm thu hoàn công quyết toán miến phí
Tải về: https://nghiemthuxaydung.com/tai-ban-quyen_c