TCVN 3106 - 1993 HỖN HỢP BÊ TÔNG NẶNG - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘ SỤT
TCVN 3106 - 1993 quy định phương pháp thử độ sụt của hỗn hợp bê tông nặng có tính dẻo và đủ độ dính kết
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
ÁO ĐƯỜNG MỀM - CÁC YÊU CẦU VÀ CHỈ DẪN THIẾT KẾ
(Ban hành kèm theo quyết định số 52 /2006/QĐ-BGTVT ngày 28 / 12 / 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Ngoài áo đường trên phần xe chạy, trong tiêu chuẩn này cũng quy định các yêu cầu thiết kế đối với kết cấu áo đường trên phần lề có gia cố và kết cấu áo đường trên các đường bên bố trí dọc các đường cao tốc hoặc dọc các đường ô tô cấp I, cấp II.
Kết cấu áo đường mềm (hay gọi là áo đường mềm) gồm có tầng mặt làm bằng các vật liệu hạt hoặc các vật liệu hạt có trộn nhựa hay tưới nhựa đường và tầng móng làm bằng các loại vật liệu khác nhau đặt trực tiếp trên khu vực tác dụng của nền đường hoặc trên lớp đáy móng.
Tầng mặt áo đường mềm cấp cao có thể có nhiều lớp gồm lớp tạo nhám, tạo phẳng hoặc lớp bảo vệ, lớp hao mòn ở trên cùng (đây là các lớp không tính vào bề dày chịu lực của kết cấu mà là các lớp có chức năng hạn chế các tác dụng phá hoại bề mặt và trực tiếp tạo ra chất lượng bề mặt phù hợp với yêu cầu khai thác đường) rồi đến lớp mặt trên và lớp mặt dưới là các lớp chịu lực quan trọng tham gia vào việc hình thành cường độ của kết cấu áo đường mềm.
Tầng móng cũng thường gồm lớp móng trên và lớp móng dưới (các lớp này cũng có thể kiêm chức năng lớp thoát nước).
Tùy loại tầng mặt, tuỳ cấp hạng đường và lượng xe thiết kế, kết cấu áo đường có thể đủ các tầng lớp nêu trên nhưng cũng có thể chỉ gồm một, hai lớp đảm nhiệm nhiều chức năng.
Do kết cấu áo đường mềm là đối tượng của tiêu chuẩn này nên ở một số điều mục khi viết kết cấu áo đường (hoặc áo đường) thì cũng được hiểu là đó chỉ là kết cấu áo đường mềm (hoặc áo đường mềm).
Khu vực này là phần thân nền đường trong phạm vi bằng 80-100cm kể từ đáy kết cấu áo đường trở xuống. Đó là phạm vi nền đường cùng với kết cấu áo đường chịu tác dụng của tải trọng bánh xe truyền xuống. Đường có nhiều xe nặng chạy như đường cao tốc, cấp I, cấp II và đường chuyên dụng thì dùng trị số lớn. Trong TCVN 4054 : 2005 ở mục 7.1.2.1 khu vực này được xác định chung là 80cm kể từ đáy áo đường trở xuống.
Thuật ngữ này tương đương với từ subgrade trong tiếng Anh chuyên ngành.
Thuật ngữ lớp đáy móng tương đương với các từ capping layer hoặc improved subgrade trong tiếng Anh.
Hình 1-1: Sơ đồ các tầng, lớp của kết cấu áo đường mềm và kết cấu nền - áo đường
Là các lớp móng làm bằng các loại vật liệu hạt như cấp phối đá dăm; cấp phối sỏi cuội, cát, đất dính; cấp phối đồi; xỉ phế thải công nghiệp; đá dăm; đất hoặc các lớp móng làm bằng các loại vật liệu hạt có gia cố các loại nhựa đường.
Là các lớp móng làm bằng vật liệu hạt có gia cố chất liên kết vô cơ (xi măng, vôi, vôi và tro bay…)
Vật liệu hạt là một tập hợp các hạt rời có kích cỡ từ 0 đến D (D là kích cỡ hạt lớn nhất) trong đó cường độ liên kết giữa các hạt luôn nhỏ hơn nhiều so với cường độ bản thân mỗi hạt và do đó cường độ chung của một lớp vật liệu hạt được đặc trưng bằng sức chống cắt trượt của lớp.
Lớp kết cấu bằng vật liệu hạt không có tính liền khối.
Là loại tầng mặt có lớp mặt trên bằng bê tông nhựa chặt loại I trộn nóng (theo “Quy trình công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa”, 22 TCN 249).
Là loại tầng mặt có lớp mặt bằng bê tông nhựa chặt loại II trộn nóng (theo “Quy trình công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa”, 22 TCN 249) hoặc bê tông nhựa nguội trên có láng nhựa, đá dăm đen trên có láng nhựa hoặc bằng lớp thấm nhập nhựa (theo "Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường đá dăm thấm nhập nhựa", 22 TCN 270) hay lớp láng nhựa (theo "Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường láng nhựa", 22 TCN 271).
Là loại tầng mặt có lớp mặt bằng cấp phối đá dăm, đá dăm nước, cấp phối tự nhiên với điều kiện là phía trên chúng phải có lớp bảo vệ rời rạc được thường xuyên duy tu bảo dưỡng (thường xuyên rải cát bù và quét đều phủ kín bề mặt lớp).
Là loại tầng mặt có lớp mặt bằng đất cải thiện hay bằng đất, đá tại chỗ gia cố hoặc phế thải công nghiệp gia cố chất liên kết vô cơ với điều kiện là phía trên chúng phải có lớp hao mòn và lớp bảo vệ được duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
Là tổng số trục xe quy đổi về trục xe tiêu chuẩn 100 kN chạy qua một mặt cắt ngang trên một làn xe của đoạn đường thiết kế trong suốt thời hạn thiết kế kết cấu áo đường. Cách xác định thông số này được nêu ở Khoản A.2 Phụ lục A.
Là lượng giao thông gia tăng hàng năm trong môi trường kinh tế - xã hội đã có từ trước, khi chưa thực hiện các dự án làm mới hoặc nâng cấp, cải tạo đường và kết cấu áo đường.
Là lượng giao thông có từ trước nhưng vốn sử dụng các phương tiện vận tải khác (đường sắt, đường thuỷ…) hay vốn đi bằng các tuyến đường ô tô khác nhưng sau khi làm đường mới hoặc sau khi nâng cấp, cải tạo kết cấu áo đường cũ trở nên tốt hơn sẽ chuyển sang sử dụng đường mới.
Là lượng giao thông phát sinh thêm nhờ sự thuận tiện tạo ra do việc làm đường mới (làm kết cấu áo đường mới tốt hơn) và do đường mới có tác dụng thúc đẩy thêm sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng
Bài viết liên quan
TCVN 3106 - 1993 HỖN HỢP BÊ TÔNG NẶNG - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘ SỤT
TCVN 3106 - 1993 quy định phương pháp thử độ sụt của hỗn hợp bê tông nặng có tính dẻo và đủ độ dính kết
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM 4453-1995 KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP TOÀN KHỐI
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM 4453-1995 KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP TOÀN KHỐI.
TCVN 5637 -1991: QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG XÂY LẮP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG-NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
TCVN 5637 -1991:QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG XÂY LẮP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG-NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
TCVN ISO 4091 : 1985 NGHIỆM THU CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG: PHẦN II
TCVN ISO 4091 : 1985: NGHIỆM THU CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG: PHÂN II
TCVN ISO 4091 : 1985 NGHIỆM THU CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG. PHẦN I
TCVN ISO 4091 : 1985 NGHIỆM THU CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (Check and acceptance for building works)
TCVN 9261:2012 XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - DUNG SAI - CÁCH THỂ HIỆN ĐỘ CHÍNH XÁC KÍCH THƯỚC
TCVN 9261:2012-ISO 1803:1997
TCVN 9259-8:2012 ISO 3443-8:1989 DUNG SAI TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - PHẦN 8
TCVN 9259-8:2012 hoàn toàn tương đương với ISO 3443-8:1989.
TCVN 9259-8:2012 được chuyển đổi từ TCXD 211:1998 (ISO 3443-8:1989) theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và điểm a) Khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9259-1:2012 ISO 3443-1:1979 DUNG SAI TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - PHẦN 1: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
TCVN 5640:1991 BÀN GIAO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN Hand over of building - Basic prin
TCVN 5640:1991 BÀN GIAO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
Tiêu chuẩn này quy định nguyên tắc, nội dung và trình tự tiến hành công tác bàn giao công trình xây dựng đã hoàn thành xây lắp đưa vào sử dụng.
TCVN 5638 : 1991 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC XÂY LẮP – NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
Tiêu chuẩn này quy định nội dung và trình tự tiến hành đánh giá chất lượng công tác xây lắp các hạng mục công trình và các công trình (xây dựng mới và cải tạo) đã hoàn thành khi nghiệm thu đưa vào sử dụng.
TCVN 4517 : 1988 HỆ THỐNG BẢO DƯỠNG KĨ THUẬT VÀ SỬA CHỮA MÁY XÂY DỰNG
TCVN 4517 : 1988 HỆ THỐNG BẢO DƯỠNG KĨ THUẬT VÀ SỬA CHỮA MÁY XÂY DỰNG - QUY PHẠM NHẬN VÀ GIAO MÁY XÂY DỰNG TRONG SỬA CHỮA LỚN- YÊU CẦU CHUNG
TCVN 4087:2012 SỬ DỤNG MÁY XÂY DỰNG - YÊU CẦU CHUNG Use constructionmachinery - General Requirements
TCVN 4087 : 2012 thay thế TCVN 4087 : 1985