Hướng dẫn tư vấn giám sát thi công xây dựng theo quy định
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định quy định mức thu, nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng.
Tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thực hiện nộp lệ phí như sau:
1. Kể từ ngày 05 tháng 5 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020, nộp lệ phí bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 172/2016/TT-BTC ngày 27 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng (sau đây gọi là Thông tư số 172/2016/TT-BTC).
Trong thời gian có hiệu lực của Thông tư này, không nộp lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo mức quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 172/2016/TT-BTC.
2. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, nộp lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo mức thu quy định tại Điều 4 Thông tư số 172/2016/TT-BTC.
Chủ đầu tư các dự án là người nộp phí theo quy định tại Thông tư số 209/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở (sau đây gọi là Thông tư số 209/2016/TT-BTC) thực hiện nộp phí như sau:
1. Kể từ ngày 05 tháng 5 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020, nộp phí bằng 50% mức phí quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 209/2016/TT-BTC.
Trong thời gian có hiệu lực của Thông tư này, không nộp phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở theo mức quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 209/2016/TT-BTC.
2. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, nộp phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở theo mức quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 209/2016/TT-BTC.
Chủ đầu tư các dự án là người nộp phí theo quy định tại Thông tư số 210/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng (sau đây gọi là Thông tư số 210/2016/TT-BTC) thực hiện nộp phí như sau:
1. Kể từ ngày 05 tháng 5 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020, nộp phí bằng 50% mức phí quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 210/2016/TT-BTC.
Trong thời gian có hiệu lực của Thông tư này, không nộp phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở theo mức quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 210/2016/TT-BTC.
2. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, nộp phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở theo mức quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 210/2016/TT-BTC.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 05 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.
2. Các nội dung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, tổ chức thu, kê khai, thu, nộp phí, lệ phí; quản lý, sử dụng phí; chứng từ thu, công khai chế độ thu phí, lệ phí và các nội dung khác liên quan không quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 172/2016/TT-BTC, Thông tư số 209/2016/TT-BTC và Thông tư số 210/2016/TT-BTC.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.
___________________________
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn lập dự toán theo NĐ 68/2019 chuẩn nhất bao gồm cả thực hành
- Phần mềm Nghiệm thu, hoàn công quyết toán, nhật ký nào được sử dụng nhiều nhất?
Bài viết liên quan
3 phần mềm tối ưu nhất để làm hồ sơ nghiệm thu và quản lý thi công cũng như quản lý dự án
Mọi Doanh nghiệp đều phải áp dụng công nghệ 4.0 để tối ưu hóa cho doanh nghiệp mình
Chi tiết điều chỉnh hệ số 0,9 của Thông tư 02/2020/TT-BXD cho TT09 và NĐ68 hạng mục chung và nhà tạm
2 trường hợp phải điều chỉnh chi phí chung và nhà tạm về 0,9 được Phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 tổng hợp như sau
Lợi nhuận doanh nghiệp xây dựng là bao nhiêu? vì sao phải tăng cường công cụ hỗ trợ
Chia sẻ về vấn đề lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng nằm ở đâu?
Vai trò và trách nhiệm của nhà thầu phụ trong hồ sơ chất lượng, khối lượng thanh toán
Nhà thầu phụ có phải ký vào biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu khối lượng hoàn thành hay chỉ cần nhà thầu chính ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành với tư vấn giám sát và chủ đầu tư
NĐ số 62/2016/NĐ-CP quy định thành phần các bên tham gia ký vào phiếu Kết quả thí nghiệm vật liệu
Theo Phụ lục III của Nghị định số 62/2016/NĐ-CP Phiếu kết quả thí nghiệm do tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng lập được phần mềm Nghiệm thu xây dựng 360 tổng hợp
Thi công bê tông đầm lăn, ưu nhược điểm của bê tông đầm lăn.
Về định nghĩa, dựa vào thành phần cấu tạo, bê tông đầm lăn là loại bê tông nghèo xi măng.
KHOẢNG CÁCH HỢP LÝ GIỮA CÁC CỘT BÊ TÔNG CỐT THÉP NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ?
Cột là kết cấu chính trong kết cấu chịu lực của công trình. Cột chịu tất cả các lực trong nhà vì thế nên cần tính toán khoảng cách giữa các cột sao cho hợp lý.
BÊ TÔNG CỐT THÉP LÀ GÌ? ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM
Bê tông cốt thép là bê tông có chứa các thanh thép, tấm hoặc sợi nhúng để tăng cường vật liệu.