Quy trình, nội dung lập báo cáo đầu tư dự án xây dựng công trình
Mỗi giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình sẽ có rất nhiều công việc và trong đó có những công việc mang tính chất then chốt được quy định kỹ càng về quy trình (trình tự, thủ tục) đầu tư dự án cụ thể.
Vấn đề lập báo cáo, lập dự án đầu tư là bước khởi đầu quan trọng quyết định đến vấn đề xin giấy phép xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng công trình mặc dù chỉ là một nội dung trong giai đoạn chuẩn bị. Theo quy định lập dự án đầu tư xây dựng là một nội dung thực hiện dự án đầu tư xây dựng quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị. Theo quy định cách lập dự án đầu tư xây dựng sẽ phụ thuộc vào loại dự án cụ thể để lập các loại báo cáo.
Trình tự, thủ tục lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình và xin phép đầu tư
Dự án đầu tư xây dựng quan trọng quốc gia theo quy định phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình trình quốc hội thông qua chủ chương và cấp phép đầu tư;
* Nội dung Báo dựng công trình
- Tính cần thiết của dự án đầu tư xây dựng, thuận lợi, khó khăn…
- Quy mô dự kiến: công suất, diện tích, hạng mục xây dựng công trình chính, phụ..
- Phân tích cơ bản sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật, hạ tầng, phương án mặt bằng, tái định cư, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động…
- Hình thức đầu tư: vốn và phương án huy động vốn, thời hạn, tiến độ, phân kỳ…
* Thủ tục xin phép đầu tư xây dựng công trình
- Chủ đầu tư: nộp Báo cáo đầu tư xây dựng công trình tới Bộ quản lý ngành để lấy ý kiến các đơn vị liên quan và Bộ ngành tổng hợp đề xuất ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ.
- Thời hạn lấy ý kiến:
- 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Báo cáo đầu tư xây dựng công trình, Bộ quản lý ngành phải gửi văn bản lấy ý kiến của các bộ ngành địa phương liên quan.
- 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời về những nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình.
- 7 ngày sau khi nhận được văn bản trả lời theo thời hạn trên, Bộ quản lý ngành phải lập Báo cáo để trình Thủ tướng Chính phủ.
- Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ: tóm tắt nội dung báo cáo, ý kiến các bộ ngành liên quan, đề xuất ý kiến kèm bản gốc văn bản ý kiến.
Trình tự, thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng công trình
Khi nào phải lập dự án đầu tư xây dựng? Theo quy định các dự án đầu tư xây dựng nhóm A phải lập dự án để làm rõ về sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả đầu tư xây dựng công trình không phân biệt vốn đầu tư. Nội dung lập dự án đầu tư xây dựng công trình gồm hai phần: thuyết minh dự án và thiết kế cơ sở.
* Nội dung của thuyết minh dự án đầu tư xây dựng công trình
- Sự cần thiết đầu tư dự án (cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng về pháp lý, kinh tế - kỹ thuật, nhu cầu thị trường, khả năng phát triển…), mục tiêu đầu tư, đánh giá thị trường, hình thức đầu tư xây dựng, địa điểm, nhu cầu sử dụng đất…
- Mô tả về quy mô, diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình
- Đưa ra các giải pháp thực hiện dự án: giải phóng mặt bằng, tái định cư, thiết kế kiến trúc đối với công trình, khai thác dự án, sử dụng lao động, tiến độ, phân kỳ, hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy, nổ và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
- Tổng mức đầu tư của dự án: nguồn vốn, huy động vốn, phương án hoàn trả vốn đối với dự án cần thu hồi vốn, chỉ tiêu tài chính, đánh giá hiệu quả dự án…
* Nội dung thiết kế cơ sở của dự án
- Giải pháp thiết kế chủ yếu, đảm bảo đủ điều kiện để xác định tổng mức đầu tư và triển khai.
- Thuyết minh thiết kế cơ sở dự án: tóm tắt nhiệm vụ thiết kế, thuyết minh công nghệ, xây dựng. Thuyết minh có thể trình bày riêng hoặc chung với bản thiết kế dự án.
Một số nội dung cơ bản báo cáo đầu tư dự án
Trình tự thủ tục lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật về đầu tư
Theo quy định đối với các dự án xây dựng công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản (có thể thiết kế mẫu và xử lý nền móng không phức tạp thì chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật về đầu tư (gọi tắt là Báo cáo đầu tư). Các dự án thuộc đối tượng chỉ lập báo cáo đầu tư theo quy định bao gồm:
- Các công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân;
- Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
- Công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở cơ quan có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng;
- Các dự án xây dựng, sửa chữa, bảo trì sửa chữa vốn sự nghiệp và các dự án của các ngành đã có thiết kế mẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật được Bộ quản lý ngành phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trên cơ sở phù hợp với quy hoạch ngành, quy hoạch vùng hoặc kế hoạch trung và dài hạn có vốn đầu tư dưới 3 tỷ đồng;
- Các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước cho hạ tầng xã hội có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng. Các dự án này phải không nhằm mục đích kinh doanh, phù hợp với quy hoạch KT-XH và xây dựng, đã có chủ trương đầu tư hoặc đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư hàng năm.
* Nội dung báo cáo đầu tư dự án xây dựng
Hồ sơ pháp lý dự án đầu tư xây dựng cần chuẩn bị khi làm bán cáo đầu tư dự án xây dựng bao gồm:
- Căn cứ pháp lý và sự cần thiết đầu tư
- Tên dự án và hình thức đầu tư (dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, bảo trì)
- Chủ đầu tư: ghi rõ tên cơ quan đơn vị, cá nhân
- Địa điểm và mặt bằng: phường (đường, phố)/xã, quận/huyện, thành phố/tỉnh
- Khối lượng công việc
- Vốn đầu tư và nguồn vốn
- Thời gian khởi công và hoàn thành
Ngoài ra, đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà máy… phục vụ sản xuất kinh doanh thì cần bổ sung thêm các nội dung trong báo cáo đầu tư:
- Sản phẩm, (dịch vụ) và quy mô công suất.
- Thiết bị (ghi rõ giá trị và nguồn cung cấp).
- Nguồn cung cấp nguyên liệu, vật liệu.
- Khả năng trả nợ (nếu có vốn vay) và thời hạn hoàn vốn.
– Biện pháp bảo vệ môi trường (nếu có dự án tác động xấu tới môi trường).
Ngoài ra, đối với các dự án đầu tư xây dựng dưới 100 triệu đồng không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các nội dung báo cáo đầu tư.
Sơ đồ vòng đời của dự án đầu tư xây dựng hiện nay