Hồ sơ nghiệm thu giai đoạn và hạng mục công trình
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
TCVN 9393:2012 quy định phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh dọc trục áp dụng cho cọc đơn thẳng đứng, cọc đơn xiên, không phụ thuộc kích thước và phương pháp thi công (đóng, ép, khoan thả, khoan dẫn, khoan nhồi...) trong các công trình xây dựng. Tiêu chuẩn không áp dụng cho thí nghiệm cọc tre, cọc cát và trụ vật liệu rời.
Trên đường cong quan hệ tải trọng - chuyển vị, sức chịu tải giới hạn Pgh là tải trọng quy ước ứng với chuyển vị giới hạn quy ước, Sgh. Bảng E.1 giới thiệu một số giá trị Pgh và Sgh theo đề nghị của các tác giả khác nhau.
Bảng Giá trị sức chịu tải giới hạn ứng với chuyển vị giới hạn theo các đề nghị khác nhau
Chuyển vị giới hạn |
Điều kiện áp dụng |
Phương pháp đề nghị |
10 % D |
Các loại cọc |
Tiêu chuẩn Pháp DTU 13-2 Tiêu chuẩn Anh BS 8004: 1986 Tiêu chuẩn Nhật JSF 1811 - 1993 |
2 Smax |
Pgh ứng với 1/2 Sgh Smax ứng với 0,9P |
Brinch Hansen Thụy Điển |
2,5 % D |
Cọc khoan nhồi |
De Beer |
(3 % đến 6 %) D 40 mm đến 60 mm 60 mm đến 80 mm hoặc (2PL/3EA) + 20 mm |
Cọc khoan nhồi chống
Cọc có L/D từ 80 đến 100 |
Trung Quốc |
Sức chịu tải giới hạn được xác định dựa trên hình dạng đường cong quan hệ tải trọng - chuyển vị S = f(P), logS = f(logP), trong nhiều trường hợp cần kết hợp với các đường cong khác như S = f(logt), P = f(S/logt)... Tùy thuộc vào hình dạng đường cong quan hệ tải trọng - chuyển vị, sức chịu tải giới hạn được xác định theo một trong hai trường hợp sau:
a) Trường hợp đường cong có điểm uốn rõ ràng: sức chịu tải giới hạn được xác định trực tiếp trên đường cong, là tải trọng ứng với điểm đường cong bắt đầu thay đổi độ dốc đột ngột hoặc đường cong gần như song song với trục chuyển vị;
b) Trường hợp đường cong thay đổi chậm, rất khó hoặc không thể xác định chính xác điểm uốn: sức chịu tải giới hạn được xác định theo các phương pháp đồ thị khác nhau.
Tùy thuộc vào quy trình gia tải, loại cọc thí nghiệm và điều kiên đất nền, có thể áp dụng một trong các phương pháp đồ thị sau đây để xác định sức chịu tải giới hạn của cọc, trong đó:
c) Phương pháp De Beer, phương pháp Chin, phương pháp 80 % của Brinch Hansen là các phương pháp thích hợp xác định sức chịu tải từ kết quả thí nghiệm theo quy trình gia tải tốc độ chậm;
b) Phương pháp Davission, phương pháp Fuller và Hoy, phương pháp Butler và Hoy là các phương pháp thích hợp xác định sức chịu tải từ kết quả thí nghiệm theo quy trình gia tải tốc độ nhanh;
c) Phương pháp 90 % của Brinch Hansen là phương pháp thích hợp xác định sức chịu tải từ kết quả thí nghiệm theo quy trình gia tải tốc độ với tốc độ chuyển vị không đổi CRP.
CHÚ THÍCH 1: Các phương pháp Chin, 80 % của Brinch Hansen là các phương pháp thích hợp cho cả quy trình gia tải tốc độ chậm và tốc độ nhanh;
CHÚ THÍCH 2: Phương pháp Davission chỉ thích hợp cho cọc đóng, phương pháp Fuller và Hoy không thích hợp cho cọc dài;
CHÚ THÍCH 3: Giá trị sức chịu tải giới hạn xác định theo phương pháp đồ thị khác nhau có thể khác nhau. Viêc xác định sức chịu tải giới hạn của cọc bằng phương pháp đồ thị phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của người sử dụng.
Sức chịu tải cho phép thường được xác định bằng sức chịu tải giới hạn hoặc tải trọng phá hoại chia cho hệ số an toàn. Thông thường hệ số an toàn Fs = 2, tuy nhiên việc áp dụng hệ số an toàn cao hơn hoặc thấp hơn do thiết kế quyết định tùy thuộc vào mức độ quan trọng của công trình, điều kiện đất nền, đặc điểm cọc và phương pháp thí nghiệm.
Hệ số an toàn Fs > 2 thường được áp dụng cho các trường hợp sau:
a) Khi xác định Pgh từ đường cong quan hệ tải trọng - chuyển vị phát triển chậm khó xác định điểm uốn;
b) Đối với cọc ma sát trong đất dính từ dẻo mềm đến dẻo chảy;
c) Đối với cọc thí nghiệm thăm dò khác về chủng loại, kích thước hoặc chiều dài của cọc được dùng sau này;
b) Đối với cọc xiên mà sức chịu tải xác định theo kết quả thí nghiệm cọc thẳng đứng;
d) Số lượng cọc thí nghiệm hạn chế trong điều kiện đất nền phức tạp, địa tầng thay đổi mạnh;
e) Đối với công trình quan trọng đòi hỏi yêu cầu cao về độ lún.
f) Hệ số an toàn Fs £ 2 có thể được áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Khi Pgh xác định từ điểm uốn rõ ràng trên đường cong quan hệ tải trọng - chuyển vị;
b) Đối với cọc thí nghiệm kiểm tra trong điều kiện thuận lợi phù hợp với điều kiện thiết kế;
c) Đối với cọc thí nghiệm có kết quả gần phù hợp với các phương pháp khác;
d) Trong cùng một hiện trường có điều kiện đất nền đồng nhất, kết quả thí nghiệm của các cọc sai lệch không đáng kể;
e) Khi có kết quả đo chính xác chuyển vị mũi cọc và dọc thân cọc.
Tải đầy đủ TCVN 9393:2012: TẠI ĐÂY
Trên đây là bài chia sẻ của PHẦN MỀM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 360 tới cho bạn đọc về Phương pháp xác định sức chịu tải của cọc từ kết quả thí nghiệm nén tĩnh
Mọi khó khắn trong quá trình làm hồ sơ quản lý chất lượng các bạn đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất. Chúng tôi với đội ngũ cán bộ với nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình làm hồ sơ nội nghiệp, bên cạnh những công cụ tối ưu giúp các bạn có thể hoàn thành công việc của mình một cách nhanh và đầy đủ nhất.
Phần mềm QUẢN LÝ CHÂT LƯỢNG 360 là 1 phần mềm nghiêm thu hoàn công quyêt toán và nhật ký tự động. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng phần mềm làm hồ sơ hoàn công để đồng bộ với kiểm soát hồ sơ cho tốt thì hãy liên hệ với chúng tôi Ms Thúy 0787 64 65 68 (ĐT/Zalo) - Mr Hòa 0377 101 345 (ĐT/Zalo)
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHẦN MỀM
Ms Thúy 0787 64 65 68 (ĐT/Zalo) - Mr Hòa 0377 101 345 (ĐT/Zalo)
Bài viết liên quan