Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Quy trình nghiệm thu công trình là gì?
Quy trình nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Đây được hiểu là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng. Quá trình nghiệm thu được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công từ đó có các quyết định công trình có đủ chất lượng, kỹ thuật để được đưa vào sử dụng hay không.
Khi nghiệm thu công trình xây dựng, bao giờ cũng trải qua 3 bước sau:
– Kiểm tra hiện trạng đối tượng nghiệm thu.
– Kiểm tra hệ thống chống đỡ tạm, giàn giáo và các giải pháp bảo đảm an toàn.
– Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, máy móc thiết bị.
– Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với thiết kế được duyệt, quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng.
– Đánh giá kết quả công việc, đánh giá chất lượng đối với từng công việc xây dựng; lập bản vẽ hoàn công công việc. Cho phép chuyển công việc tiếp theo khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu.
Từ các cơ sở nêu trên, lập biên bản nghiệm thu
– Thực hiện khi kết thúc các giai đoạn xây lắp nhằm đánh giá kết quả và chất lượng của từng giai đoạn xây lắp, trước khi Chủ đầu tư cho phép chuyển sang thi công giai đọan xây lắp tiếp theo.
– Nội dung công tác nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp:
+ Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường; kiểm tra các biên bản nghiệm thu công việc, cấu kiện có liên quan.
+ Kiểm tra các kết quả thí nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện, kết cấu bộ phận công trình, thiết bị. Công việc kiểm tra là bắt buộc đối với:
– Kết quả thử tải các loại bể chứa, thử áp lực đường ống…
– Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử máy móc thiết bị lắp đặt trong công trình: cấp điện, cấp nước, thoát nước, thang máy, điều hòa không khí trung tâm, báo cháy báo khói, chữa cháy, chống sét, quan sát – bảo vệ, mạng vi tính, điện thoạt, âm thanh, thiết bị của hệ thống điện tử, …
– Các tài liệu đo đạc kích thước hình học, tim, mốc, biến dạng, chuyển vị, thấm (nếu có), kiểm tra khối lượng kết cấu, bộ phận công trình.
– Thực hiện khi kết thúc việc xây dựng để đánh giá chất lượng công trình và toàn bộ kết quả xây lắp trước khi đưa công trình hoặc hạng mục công trình vào sử dụng.
– Nội dung công tác nghiệm thu hoàn thành xây dựng:
+ Kiểm tra hiện trường
+ Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng xây lắp (kỹ, mỹ thuật) của hạng mục hoặc toàn bộ công trình so với thiết kế được duyệt.
+ Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ.
+ Kết quả đo đạc, quan trắc lún và biến dạng (độ lún, độ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay) của các hạng mục công trình (trụ tháp, nhà cao tầng hoặc kết cấu nhịp lớn, …) trong thời gian xây dựng (ngay sau khi thi công móng cho đến thời điểm nghiệm thu), đặc biệt là trong quá trình thử tải các loại bể.
+ Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động thực tế của công trình so với thiết kế được duyệt, quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tương ứng của Nhà nước, của ngành hiện hành được chấp thuận sử dụng và những điều khoản quy đinh tại hợp đồng xây lắp;
+ Kiểm tra chất lượng hồ sơ hoàn thành công. Tùy thuộc vào tính chất, quy mô công trình, chủ đầu tư xác định danh mục hồ sơ tài liệu phù hợp phục vụ nghiệm thu.
– Trong trường hợp có những thay đổi so với thiết kế được duyệt, có các công việc chưa hoàn thành, hoặc những hư hỏng sai sót (kể cả những hư hỏng, sai xót đã được sửa chữa), các bên có liên quan phải lập, ký, đóng dấu các bảng kê theo mẫu quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Có 3 thành phần chính tham gia nghiệm thu, đó là:
• Đơn vị thi công xây dựng
• Người hoặc đơn vị giám sát thi công
• Chủ đầu tư
Ngoài ra khi tiến hành “Nghiệm thu hoàn thành công trình, hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng” nếu có sự yêu cầu của chủ đầu từ thì nhà thầu thiết kế cũng phải tham gia quá trình nghiệm thu.
Khi giám sát nghiệm thu công trình xây dựng, bạn cần đảm bảo hai tiêu chí sau:
• Đúng và đủ
• Công việc kiểm tra giám sát cần được tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình thi công
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý các nội dung cơ bản cần xem xét như sau:h3
• Thường xuyên theo dõi chất lượng thi công của nhà thầu
• Kiểm tra công tác an toàn lao động thường xuyên
• Kiểm tra chất lượng, quy cách và mẫu mã vật tư xây dựng
• Khi kiểm tra cần có biên bản kiểm tra từng giai đoạn, từng hạng mục thi công
• Nếu có vấn đề cần báo ngay cho bên thi công để khắc phục lại đảm bảo đúng yêu cầu
• Cần phải thận trọng, tỉ mỉ khi kiểm tra chất lượng công trình
• Việc nghiệm thu được thực hiện với tất cả các hạng mục thi công từ bê tông tươi, xây trát đến hệ thống kỹ thuật và kiểm tra xem hoàn thiện có đúng với yêu cầu thực tế đã đề ra hay không, đã đúng với các tiêu chuẩn kỹ thuật và bản vẽ chưa?
• Đối với các bộ phận bị che khuất, khó nhìn thấy được thì cần được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành công việc tiếp theo. Các giấy tờ này chính là cơ sở pháp lý để quyết toán sau đó và tránh trường hợp không đáng có
• Phải thực hiện nghiệm thu cẩn trọng, chi tiết và có biên bản
• Nghiệm thu kết thúc và các hạng mục thì bàn giao lại cho chủ đầu tư
• Cần ký hợp đồng bảo hành công trình để đảm bảo chất lượng công trình sau khi nghiệm thu theo cam kết và nhà thầy sửa chữa kịp thời trong thời gian bảo hành
Xem thêm:
►Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình mới nhất
►Mẫu Biên bản nghiệm thu giai đoạn, bộ phận công trình mới nhất
Nội dung liên quan:
►Tải phần mềm nghiệm thu, hoàn công miễn phí
►Hướng dẫn nghiệp vụ lập hồ sơ miễn phí