Giới thiệu với anh em về ứng dụng Excel làm thủ tục Quản Lý Dự Án - (Tiệp)
Hướng dẫn thực hiện quản lý dự án trên 1 file excel khá hay
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
1. Công trình xây dựng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 45 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 bao gồm:
a) Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia; công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo quy định tại Phụ lục VIII Nghị định này;
b) Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công;
c) Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng ngoài các công trình đã nêu tại điểm a, điểm b khoản này.
2. Thẩm quyền kiểm tra:
a) Hội đồng theo quy định tại Điều 25 Nghị định này thực hiện kiểm tra đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này bao gồm: công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên; công trình thuộc dự án do cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; công trình thuộc dự án do các tập đoàn kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư; trừ các công trình quy định tại điểm a khoản này;
c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này, trừ các công trình quy định tại điểm a, điểm b khoản này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
đ) Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình.
3. Nội dung, trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện theo chế độ làm việc của Hội đồng quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định này.
4. Nội dung kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng:
a) Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Kiểm tra các điều kiện nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
5. Trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng:
a) Sau khi nhận được thông báo khởi công xây dựng công trình của chủ đầu tư quy định tại Phụ lục V Nghị định này, cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra không quá 03 lần đối với công trình cấp đặc biệt và công trình cấp I, không quá 02 lần đối với các công trình còn lại trong quá trình từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành công trình, trừ trường hợp công trình có sự cố về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng hoặc trường hợp chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này;
b) Căn cứ báo cáo thông tin công trình của chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng quyết định thời điểm tổ chức kiểm tra và thông báo cho chủ đầu tư kế hoạch kiểm tra; tổ chức thực hiện kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều này và ra văn bản thông báo kết quả kiểm tra trong quá trình thi công xây dựng công trình gửi chủ đầu tư; thời hạn ra văn bản không quá 14 ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt và không quá 7 ngày đối với các công trình còn lại kể từ ngày tổ chức kiểm tra.
6. Trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình:
a) Trước 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc trước 10 ngày đối với công trình còn lại so với ngày chủ đầu tư dự kiến tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình theo quy định tại Điều 23 Nghị định này, chủ đầu tư phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này tới cơ quan chuyên môn về xây dựng;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm b khoản 4 Điều này, trường hợp công trình không được kiểm tra trong quá trình thi công theo quy định tại khoản 5 Điều này thì thực hiện kiểm tra theo các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này; ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này hoặc ra văn bản không chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư trong đó nêu rõ các nội dung còn tồn tại cần được khắc phục. Thời hạn ra văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 30 ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt và 20 ngày đối với công trình còn lại kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu;
c) Trong quá trình kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này được quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan giải trình, khắc phục các tồn tại (nếu có) và yêu cầu thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình theo quy định tại Điều 5 Nghị định này;
d) Cơ quan có thẩm quyền được mời các tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu.
7. Việc kiểm tra công tác nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này không thay thế, không làm giảm trách nhiệm của chủ đầu tư về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và trách nhiệm của các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng về chất lượng công trình xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật.
8. Chi phí cho việc kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng do chủ đầu tư lập dự toán, thẩm định, phê duyệt và được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
9. Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình.
____________________________
Liên hệ mua phần mềm để được hỗ trợ tốt nhất:
Mr Thắng 090.336.7479 (Zalo/ĐT)
Bản quyền phần mềm Quản Lý Dự Án 360: https://nghiemthuxaydung.com/phan-mem-phap-ly-quan-ly-du-an-360-danh-cho-cdt-va-tu-van_sp3
#Quản_Lý_Dự_Án_Xây_Dựng_360
#Quản_Lý_Thi_Công_Xây_Dựng_360
Bài viết liên quan
Giới thiệu với anh em về ứng dụng Excel làm thủ tục Quản Lý Dự Án - (Tiệp)
Hướng dẫn thực hiện quản lý dự án trên 1 file excel khá hay
Hướng dẫn dự toán Hà Tĩnh 2020 theo Quyết định 47/QĐ-SXD ngày 27/04/2020
Triển khai thực hiện Thông tư 10/2019/TT-BXD và thông tư 11/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công tạm thời trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo Quy định tại Nghị định số 68/2019/NĐ-CP của Chính phủ
[Tổng hợp] Ký hiệu viết tắt của các thuật ngữ tiếng anh trong xây dựng
Đối với sinh viên ngành xây dựng cũng như các kỹ sư, người làm việc trong ngành xây dựng không ít lần gặp phải tình trạng khi xem bản vẽ xây dựng, hoặc đọc thông tin tài liệu về xây dựng gặp phải những từ viết tắt nhưng lại không hiểu.
Tổng hợp từ vựng tiếng anh về bê tông
Bê tông là một chất liệu quen thuộc và không thể thiếu trong xây dựng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng nghiệm thu xây dựng cập nhập những thuật ngữ tiếng anh trong xây dựng về bê tông sau đây nhé, hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho bạn.
Thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành xây dựng phổ biến
Đã bao giờ bạn đang đọc một tài liệu chuyên ngành và gặp 1 từ tiếng anh , bạn lại không hiểu nghĩa của từ đó ra sao để có thể áp dụng vào công việc của mình cho thuận lợi.
[Tổng hợp] Tên bản vẽ xây dựng bằng tiếng anh
Sẽ có nhiều trường hợp bạn sẽ không biết hoặc không hiểu chính xác nghĩa của từ đó như nào. Bài viết dưới đây Nghiệm thu xây dựng sẽ chia sẻ cũng như giải đáp một vài thuật ngữ, tên bản vẽ xây dựng bằng tiếng anh, hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho bạn.
Hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng sau 30 phút
Biết cách đọc bản vẽ thiết kế xây dựng sẽ giúp cho gia chủ nắm rõ được kết cấu xây dựng, cũng như dễ dàng biểu đạt mong muốn ý tưởng thiết kế xây dựng đảm bảo cho công trình xây dựng hoàn hảo nhất.
Hướng dẫn thi công - Nghiệm thu công trình xây dựng
Phải thực hiện tốt công tác nghiệp vụ chuyên môn, biện pháp kỹ thuật thi công, biện pháp an tòan đề ra, bảo đảm chất lượng công trình, tiến độ thi công, an tòan lao động trên công trường.
CHI TIẾT ĐIỀU 36 NGHỊ ĐỊNH 68/2019/NĐ-CP- QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
7 điểm mấu chốt về quản lý dự án và 9 bước về khung quan trọng trong Quản lý dự án
Các mấu chốt và khung quan trọng trong Quản lý dự án xây dựng
Tổng quan về các vấn đề cơ bản của người làm Quản lý dự án cần tìm hiểu
Đầu tư xây dựng là gì? Tại sao lại phải phân loại dự án
Quy định về lập giá dự toán, lấy báo giá và thời gian thực hiện, quy trình chào hàng theo NĐ63/2014
Quy định chi tiết lập giá thầu theo quy định được thực hiện như thế nào? Phần mềm nghiệm thu, hoàn công, QLCL 360 tổng hợp cho các bạn như
[CHI TIẾT] Hướng dẫn dự toán Hà Nội từ A đến Z đơn giá 2020
Phần này sẽ hướng dẫn chi tiết cách dự toán Hà Nôi từ A đến Z cách lập bảng giá vật liệu, giá nhân công theo tháng theo quý để có thể tiến hành công việc đơn giản nhất.