Hồ sơ nghiệm thu giai đoạn và hạng mục công trình
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
+ Căn cứ vào hồ sơ thiết kế dẫn dòng đã được phê duyệt, nhà thầu xây dựng phải thiết kế chi tiết biện pháp dẫn dòng thi công trên cơ sở điều kiện địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn của công trình, trang thiết bị thi công, vật liệu, nhân lực hiện có (kể cả thiết bị dự phòng) và phải được chủ đầu tư chấp thuận. Nếu điều kiện địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn không đúng như hồ sơ thiết kế, nhà thầu xây dựng có thể yêu cầu chủ đầu tư giao cho nhà thầu tư vấn thiết kế xem xét, khảo sát tính toán lại hoặc có thể tự mình làm công việc này nhưng kết quả phải được chủ đầu tư chấp thuận.
+ Nhà thầu xây dựng được quyền đề xuất phương án sửa đổi biện pháp dẫn dòng thi công. Trong trường hợp này nhà thầu xây dựng chịu trách nhiệm lập hồ sơ thiết kế biện pháp dẫn dòng trình chủ đầu tư phê duyệt. Nếu hồ sơ thiết kế này được phê duyệt thì chi phí dẫn dòng thi công không được vượt quá giá trị được duyệt, ngoại trừ trường hợp biện pháp thi công trong hồ sơ thiết kế mời thầu thực tế là bất khả thi.
- Thi công các công trình dẫn dòng phải đảm bảo đúng tiến độ, đặc biệt là những công trình, bộ phận công trình sẽ bị ngập nước, sau khi chặn dòng không thể thi công được nữa, đồng thời phải tiến hành nghiệm thu trước khi bị ngập nước.
- Những bộ phận của công trình dẫn dòng mà thiết kế quy định sau này sẽ là những bộ phận của công trình vĩnh cửu như phần đê quai sẽ được dùng làm thân đập, tuy nen, cống dẫn dòng sau này trở thành cống xả đáy, cống xả cát, xả lũ và các hạng mục khác (nếu có) cần được đảm bảo chất lượng và các yêu cầu thiết kế của công trình vĩnh cửu.
- Trước khi ngăn dòng và dâng nước trong hồ phải làm tốt công tác thu dọn, vệ sinh và xử lý lòng hồ (xử lý các điểm có khả năng thấm mạnh hoặc mất nước, các mái đất có khả năng sạt trượt khi ngập nước), tổ chức công tác di dân tái định cư, thi công bãi đánh cá (nếu cần), khai thác hết lâm sản, khoáng sản, di chuyển mồ mả, di dời hoặc bảo vệ không cho ngập các công trình văn hóa đã được xếp hạng cần được bảo tồn. Ngoài ra cũng phải xử lý các hóa chất nằm trong lòng hồ có khả năng hòa tan trong nước gây ô nhiễm nguồn nước.
- Khi có yêu cầu đắp đập vượt lũ thì trước khi ngăn dòng, cao trình đập đắp dở phải vượt mực lũ tính toán với tần suất thiết kế tương ứng với cấp đập tại thời điểm ngăn dòng với chiều cao an toàn (a) quy định tại TCVN 8216. Đập đắp dở nên đắp lên đều toàn mặt cắt, trong trường hợp bất khả kháng không thể đắp lên đều thì có thể đắp theo mặt cắt kinh tế nhưng phải đảm bảo hệ số ổn định lớn hơn hệ số an toàn của đập thiết kế quy định trong điều kiện thi công.
- Trước khi ngăn dòng phải bảo đảm duy trì cấp nước phục vụ sinh hoạt bình thường cho dân cư ở hạ du và các công trình đảm bảo vận tải thủy như thiết kế đã quy định. Trường hợp bất khả kháng là dòng chảy đến không đáp ứng yêu cầu thì tối thiểu cũng phải duy trì theo điều kiện dòng chảy thực tế. Hình thức cấp nước có thể sử dụng công trình chính đã xây dựng hoặc các công trình tạm thời thay thế trong thời gian thi công. Trong trường hợp khi ngăn dòng mà các công trình trên đây chưa xong, làm cho sinh hoạt của dân cư vùng hạ lưu, vận tải trên sông và các yếu tố cần thiết khác bị ảnh hưởng thì phải được cơ quan liên quan và chính quyền địa phương chấp thuận.
- Thời điểm và biện pháp ngăn dòng được xác định trong thiết kế. Nhà thầu xây dựng phải căn cứ vào các yêu cầu của hồ sơ thiết kế, chuẩn bị vật tư đầy đủ và tính toán sao cho từ khi ngăn dòng đến đầu mùa mưa lũ có đủ khả năng đắp đập vượt được lũ theo tần suất đã được xác định trong các tiêu chuẩn hiện hành. Nhà thầu xây lắp cần kiểm tra vị trí ngăn dòng để xác định một cách chính xác các điều kiện thuận lợi nhất cho việc ngăn dòng như đoạn sông hẹp, dòng chảy thuận, lòng sông nông, ít bị xói và ít thấm nước.
- Thời điểm ngăn dòng chính thức phải được cấp quyết định đầu tư phê duyệt sau khi có văn bản báo cáo của chủ đầu tư về việc chuẩn bị đầy đủ điều kiện chặn dòng (đã hoàn thành công việc giải phóng mặt bằng, di dân khỏi lòng hồ, đủ vật tư, thiết bị chặn dòng, phương án thi công đắp đập vượt lũ).
- Nhà thầu xây dựng cần chuẩn bị đủ vật liệu ngăn dòng để không bị động khi thi công. Khối lượng vật liệu ngăn dòng cần chuẩn bị từ (105 đến 110) % khối lượng tính toán đối với đá các cỡ, 120% khối lượng tính toán với các vật liệu lớn khác. Phương án ngăn dòng và khối lượng vật liệu ngăn dòng phải được nhà thầu tư vấn thiết kế và chủ đầu tư thông qua. Trường hợp đặc biệt phải thử nghiệm mô hình để xác định quy cách vật liệu chặn dòng tuân thủ theo TCVN 9160.
- Nhà thầu xây dựng có quyền đề xuất điều chỉnh thời điểm và biện pháp ngăn dòng. Trong trường hợp này nhà thầu xây dựng có trách nhiệm lập hồ sơ thiết kế biện pháp ngăn dòng trình chủ đầu tư phê duyệt. Nếu hồ sơ thiết kế này được phê duyệt thì chi phí ngăn dòng thi công không được vượt quá giá trị được duyệt.
- Trước khi đắp đê quai ngăn dòng, nền của đê quai phải được xử lý đúng theo yêu cầu của thiết kế đã đề ra. Trong trường hợp đê quai là một phần của đập chính sau này thì phải tổ chức nghiệm thu việc xử lý nền trước khi đắp đê quai và phải đảm bảo chất lượng như đắp đập chính.
- Trong quá trình đắp đê quai ngăn dòng phải thường xuyên quan trắc diễn biến lòng sông, tốc độ dòng chảy, độ chênh lệch mực nước thượng hạ lưu dòng chảy, việc xói lở ở hai bờ để kịp thời đề ra các biện pháp xử lý thích hợp.
- Sau khi đã ngăn được dòng chảy phải khẩn trương tiến hành các công việc chống thấm đồng thời nhanh chóng nâng cao mặt đê quai đảm bảo đúng tiến độ, cao trình thiết kế đã đề ra, đảm bảo cho đỉnh đê quai luôn luôn cao hơn mực nước dâng lên trong hồ chứa trong thời hạn đê quai làm nhiệm vụ chắn nước.
- Sau khi hoàn chỉnh đê quai, phải tiến hành ngay việc xử lý nền đập và đắp đập chính theo tiến độ đã được đề ra, đảm bảo các tiêu chuẩn về thấm và ổn định, cao trình đập phải luôn vượt mực nước dâng lên của hồ chứa.
- Trong thời gian thi công phải đảm bảo được sự vận hành bình thường của công trình dẫn dòng, tăng cường dự báo khí tượng, chủ động xây dựng những phương án ứng phó trong tình huống bất thường, làm tốt công tác cứu hộ, cứu nạn và dự trữ vật liệu. Khi sử dụng đường hầm (tuy nen) hoặc cống để dẫn dòng thi công, phải chủ động các biện pháp phòng chống hiện tượng tắc nghẽn do cành cây, vật nổi, rác và các yếu tố khác gây ra.
- Cần tiến hành theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện những yếu tố có thể tác động xấu đến quá trình dẫn dòng. Nếu phát hiện thấy các yếu tố bất lợi, phải tiến hành loại bỏ hoặc có giải pháp phù hợp để khắc phục.
- Hoành triệt các công trình dẫn dòng tuân thủ theo thiết kế riêng cho các hạng mục, trong đó cần chú ý lựa chọn thời điểm thích hợp để hoành triệt để tránh ảnh hưởng của việc mực nước hồ dâng cao trong thời gian ngắn. Kết cấu hoành triệt phải đạt được chất lượng để đảm bảo khả năng vận hành lâu dài như tuổi thọ của đập. Kế hoạch và kết cấu hoành triệt phải được chủ đầu tư phê duyệt.
Tải phần mềm Nghiệm thu xây dựng 360 miễn phí: https://nghiemthuxaydung.com/tai-ban-quyen_c
Bài viết liên quan