Các yêu cầu kiểm tra chất lượng bê tông theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995
Tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 chỉ áp dụng cho việc thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối bằng bê tông nặng thông thường
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0377 101 345
Zalo: 0377 101 345
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0377 101 345
Mr Quyết
098 884 9199
(Kèm theo Thông tư số .../2020/TT-BXD ngày ../../2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
Định mức dự toán mới của công trình được xác định theo trình tự sau:
Mỗi danh mục công tác xây dựng hoặc kết cấu mới cần thể hiện rõ đơn vị tính khối lượng và yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện, biện pháp thi công chủ yếu của công tác hoặc kết cấu xây dựng.
Thành phần công việc cần thể hiện các bước công việc thực hiện của từng công đoạn theo thiết kế tổ chức dây chuyền công nghệ thi công từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành, phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công và phạm vi thực hiện công việc của công tác hoặc kết cấu xây dựng.
Thành phần hao phí vật liệu là những vật liệu được xác định theo yêu cầu thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, quy phạm kỹ thuật về thiết kế - thi công - nghiệm thu theo quy định và những vật liệu khác để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng. Thành phần hao phí vật liệu gồm:
Là những loại vật liệu cơ bản tham gia cấu thành nên một đơn vị sản phẩm theo thiết kế và có tỷ trọng chi phí lớn trong chi phí vật liệu;
Đơn vị tính được xác định theo quy định trong hệ thống đơn vị đo lường thông thường hoặc bằng hiện vật.
Là những loại vật liệu tham gia cấu thành nên một đơn vị sản phẩm theo thiết kế nhưng có tỷ trọng chi phí nhỏ trong chi phí vật liệu;
Đơn vị tính được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí của các loại vật liệu chính trong chi phí vật liệu.
Mức hao phí vật liệu là lượng hao phí cần thiết theo yêu cầu thiết kế để hoàn thành một đơn vị khối lượng của công tác hoặc kết cấu xây dựng.
VL1 = QV x (1 + Ht/c) (3.1)
Trong đó:
QV: lượng hao phí của vật liệu cần thiết theo yêu cầu thiết kế tính trên đơn vị tính định mức.
Ht/c: tỷ lệ hao hụt vật liệu trong thi công theo hướng dẫn trong định mức sử dụng vật liệu được công bố. Đối với những vật liệu mới, tỷ lệ hao hụt vật liệu trong thi công có thể vận dụng theo định mức sử dụng vật liệu đã được công bố; theo tiêu chuẩn, chỉ dẫn của nhà sản xuất; theo hao hụt thực tế hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia.
Lượng hao phí vật liệu phục vụ thi công theo thiết kế biện pháp tổ chức thi công được xác định theo kỹ thuật thi công và số lần luân chuyển theo định mức sử dụng vật liệu được công bố hoặc tính toán đối với trường hợp chưa có trong định mức sử dụng vật liệu.
Công thức tính toán
VL2 = QVLC x (1 + Ht/c) x KLC (3.2)
Trong đó:
QVLC: lượng hao phí vật liệu luân chuyển (ván khuôn, giàn giáo, cầu công tác...);
Ht/c: được xác định theo công thức (3.1) tại mục 1.2 Phụ lục này;
KLC: hệ số luân chuyển của loại vật liệu được xác định theo định mức sử dụng vật liệu được ban hành.
Đối với vật liệu có số lần luân chuyển, tỷ lệ bù hao hụt khác với quy định trong định mức sử dụng vật liệu được ban hành. Hệ số luân chuyển được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
h: tỷ lệ được bù hao hụt từ lần thứ 2 trở đi, trường hợp không bù hao hụt h=0;
n: số lần sử dụng vật liệu luân chuyển.
Xác định hao phí vật liệu khác
Đối với các loại vật liệu khác được định mức bằng tỷ lệ phần trăm so với tổng chi phí các loại vật liệu chính định lượng trong định mức dự toán xây dựng và được xác định theo loại công việc, theo số liệu kinh nghiệm của chuyên gia hoặc định mức dự toán của công trình tương tự.
Hao phí nhân công được xác định trên số lượng, cấp bậc công nhân trực tiếp (không bao gồm công nhân điều khiển máy và thiết bị thi công xây dựng) thực hiện để hoàn thành đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng theo một chu kỳ hoặc theo nhiều chu kỳ.
Mức hao phí lao động được tính toán theo phương pháp sau:
Mức hao phí nhân công cho một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng được xác định theo tổ chức lao động trong dây chuyền công nghệ phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công của công trình.
Công thức xác định mức hao phí nhân công như sau:
NC =x Kcđ (3.4)
Trong đó:
NC: mức hao phí nhân công cho một đơn vị công tác hoặc kết cấu xây dựng;
TNC: số ngày công cần thực hiện để hoàn thành khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng;
Q: khối lượng cần thực hiện của công tác hoặc kết cấu xây dựng;
Kcđ: hệ số chuyển đổi sang định mức dự toán xây dựng. Hệ số này phụ thuộc vào nhóm công tác (đơn giản hay phức tạp theo dây chuyền công nghệ tổ chức thi công), yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, chu kỳ làm việc liên tục hoặc gián đoạn. Kcđ thường trong khoảng 1,05 1,2 được xác định theo kinh nghiệm chuyên gia.
Mức hao phí nhân công cho một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng được tính toán trên cơ sở phân tích các số liệu tổng hợp, thống kê.
Mức hao phí nhân công được xác định theo công thức (3.4) tại mục 2.1 Phụ lục này.
Mức hao phí nhân công cho một đơn vị khối lượng của công tác hoặc kết cấu xây dựng được tính toán trên cơ sở số lượng công nhân từng khâu trong dây chuyền sản xuất và tổng số lượng công nhân trong cả dây chuyền theo số liệu khảo sát thực tế của công trình (theo thời gian, địa điểm, khối lượng thực hiện trong một hoặc nhiều chu kỳ,…) và tham khảo các quy định về sử dụng công nhân.
Công thức xác định mức hao phí nhân công như sau:
NC = (tđm x Kcđ) x Ktg (3.5)
Trong đó:
tđm: là mức hao phí nhân công trực tiếp từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc công việc của từng công đoạn hoặc theo dây chuyền công nghệ thi công cho một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng cụ thể (giờ công);
Kcđ: được xác định theo công thức (3.5) Phụ lục này;
Ktg = 1/8: Hệ số chuyển đổi từ định mức giờ công sang định mức ngày công.
Căn cứ điều kiện cụ thể, có thể kết hợp 3 phương pháp trên để xác định hao phí nhân công cho công tác hoặc kết cấu xây dựng chưa có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được ban hành.
Xác định đơn giá nhân công xây dựng
(Kèm theo Thông tư số .../2020/TT-BXD ngày ../../2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng (sau đây gọi là giá ca máy) là mức chi phí bình quân cho một ca làm việc theo quy định của máy và thiết bị thi công xây dựng.
Giá ca máy gồm toàn bộ hoặc một số khoản mục chi phí như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác của máy và được xác định theo công thức sau:
CCM = CKH + CSC + CNL + CNC + CCPK (6.1)
Trong đó:
CCM: giá ca máy (đồng/ca);
CKH: chi phí khấu hao (đồng/ca);
CSC: chi phí sửa chữa (đồng/ca);
CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng (đồng/ca);
CNC: chi phí nhân công điều khiển (đồng/ca);
CCPK: chi phí khác (đồng/ca).
Các khoản mục chi phí trong giá ca máy được xác định trên cơ sở định mức các hao phí xác định giá ca máy quy định tại phần V Phụ lục này và mặt bằng giá nhiên liệu, năng lượng, đơn giá nhân công, nguyên giá ca máy tại địa phương. Trường hợp loại máy và thiết bị chưa có trong quy định tại phần V Phụ lục này được xác định theo quy định tại Phần II Phụ lục này.
Giá thuê máy theo giờ là chi phí bên đi thuê trả cho bên cho thuê để được quyền sử dụng máy trong một khoảng thời gian tính theo giờ máy (chưa đủ một ca) để hoàn thành đơn vị khối lượng sản phẩm xây dựng.
Giá máy theo giờ bao gồm chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí tiền lương thợ điều khiển máy; chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa và chi phí khác được tính toán và được phân bổ cho một giờ làm việc.
Tùy theo loại máy xây dựng, tính chất công việc của công tác xây dựng, công nghệ, biện pháp thi công, giá máy theo giờ được xác định trên cơ sở điều chỉnh giá ca máy theo ca được công bố trong bảng giá ca máy của địa phương nhân với hệ số 1,2 hoặc khảo sát xác định theo hướng dẫn tại phần II của Phụ lục này.
Phương pháp xác định khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án
Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng được tính theo công thức sau:
VTM = GBT, TĐC + GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP (1.4)
Trong đó:
- VTM: tổng mức đầu tư xây dựng của dự án;
- GBT, TĐC: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- GXD: chi phí xây dựng;
- GTB: chi phí thiết bị;
- GQLDA: chi phí quản lý dự án;
- GTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
- GK: chi phí khác;
- GDP: chi phí dự phòng.
Chi phí chung, lán trại và chi phí không xác định được từ thiết kế
1. Tổng dự toán bằng tổng các dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu; các chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng có tính chất chung liên quan của dự án.
2. Phương pháp xác định tổng dự toán thực hiện theo hướng dẫn tại mục 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy so với TT09/2019/TT-BXD thì chỉ có lán trại giảm tý chút còn lại hầu hết tại dự thảo này chưa có nhiều thay đổi
Tải các nội dung gốc đầy đủ
- Phụ lục các thông tư thay đổi về Quản lý chi phí: tải về
- Chi tiết nội dung Quản lý chi phí: Tải về
_____________________
= > Mua phần mềm dự toán từ Thắng để được hỗ trợ nghiệp vụ tốt nhất và giá ưu đãi cao nhất Zalo 090 336 7479 - 096 636 0702
= > Tải phần mềm Nghiệm thu hoàn công quyết toán miễn phí dùng thử để lấy tiền cuối năm: Tải về
= > Tải phần mềm nhật ký, quyết toán, tiến độ miễn phí: Tải về
Bài viết liên quan
Các yêu cầu kiểm tra chất lượng bê tông theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995
Tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 chỉ áp dụng cho việc thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối bằng bê tông nặng thông thường
Khác nhau giữa hợp chuẩn và hợp quy được quy định như thế nào? và ở đâu được phép công bố
Khi nào là hợp quy? Khi nào là hợp chuẩn?
Quy định chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy cho vật liệu xây dựng phù hợp QCVN 16:2019/BXD
Quy định mới nhất về hợp chuẩn, hợp quy và dự thảo 2022
Quy định về chi phí thiết bị và chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình
Quy định về thiết bị trong lập dự toán
Có cho phép nhân hệ số chuyển đổi từ đất rời, xốp vào khối lượng đắp và khối lượng vận chuyển không?
Khối lượng đắp từ đất đào được tính toán như thế nào về hệ số?
Hướng dẫn về khối lượng đào đắp nền đường bằng thủ công và máy
Công tác đào nền đường có được tính máy và nhân công là 60/40 không?
Dự án sau điều chỉnh có tổng mức đầu tư lớn hơn 15 tỷ đồng, chủ đầu tư cần làm gì?
Một số dự án sau điều chỉnh có tổng mức đầu tư lớn hơn 15 tỷ đồng, chủ đầu tư cần thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
Hướng dẫn làm hồ sơ nghiệm thu thanh toán nhà công nghiệp bằng phần mềm nghiệm thu 360
Làm hồ sơ nghiệm thu nhà công nghiệp có khó không?
Quy trình kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng
Quy trình này được xây dựng để làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chuyên môn về xây dựng phục vụ cho việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 06/2001/NĐCP
Thông tư số 16/2022/TT-BKHĐT về việc ngưng hiệu lực Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT của Bộ KHĐT
TT chưa phát hành đã hết hiệu lực?
Quản lý an toàn trong thi công xây dựng một số điều bạn cần biết
Khái quát chung về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình? Trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong việc quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình? Nội dung quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình?
Quy trình 5 bước cơ bản thi công sàn tầng hầm
Quy trình thực hiện thi công sàn tầng hầm thì gồm có 5 bước cơ bản, thông dụng nhất hiện nay:
Cách tính chi phí xây nhà bằng vật liệu bê tông siêu nhẹ
Xây nhà bằng bê tông siêu nhẹ có ưu điểm gì? Chi phí xây như thế nào? và cách tính chi phí khi xây nhà bằng bê tông siêu nhẹ sao cho tiết kiệm va nhiều lợi ích.
Trình tự thi công ép cọc bê tông ly tâm
Quy trình thi công ép cọc bê tông ly tâm bao gồm rất nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều đỏi hỏi thực hiện một cách nghiệm túc, sát sao để đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất.
Quy trình, biện pháp thi công cống tròn
Biện pháp thi công cống tròn được thực hiện theo những bước nào là thắc mắc được rất nhiều người đặt ra. Trong bài viết dưới đây, sẽ giúp các bạn đi tìm câu trả lời một cách chính xác nhất.