Hướng dẫn tư vấn giám sát thi công xây dựng theo quy định
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
C - TRÌNH TỰ THỰC HIỆN MỘT DỰ ÁN ĐTXD THEO CÁC HÌNH THỨC LỰA CHỌN CHỦ ĐẦU TƯ
Chủ đầu tư được giao đất, cho thuê đất theo một trong ba hình thức:
Các hình thức giao đất cụ thể như sau:
HÌNH THỨC I - “Đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư ”
Luật Đất đai 2013, Điều 118. Khoản 3. Trường hợp đất đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này mà không có người tham gia hoặc trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc đấu giá ít nhất là 02 lần nhưng không thành thì Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất mà không phải đấu giá quyền sử dụng đất.
Luật Đất đai 2013, Điều 119. Khoản 1. Điều kiện để tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất:
a) Đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đất đã được giải phóng mặt bằng, đất có tài sản gắn liền với đất mà tài sản thuộc sở hữu nhà nước;
c) Có phương án đấu giá quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật này;
b) Phải bảo đảm các điều kiện để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 58 của Luật này đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
Các bước thực hiện: (chữ thẳng thuộc thủ tục hành chính, chữ nghiêng là do CĐT tự thực hiện)
1. Tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất (QĐ phê duyệt kq trúng đấu giá; Giấy chứng nhận QSD đất)
2. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (với DA có nhà đầu tư nước ngoài)
3. Lập quy hoạch chi tiết xây dựng (nếu có)
4. Lập và phê duyệt dự án đầu tư
5. Thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM (nếu có) (xem Tham chiếu III.03)
6. Thẩm tra thiết kế cơ sở (nếu được yêu cầu hoặc do CĐT thấy cần thiết)
7. Thẩm định dự án và thiết kế cơ sở
8. Thông tin/ thỏa thuận về cấp nước, thoát nước, cấp điện
9.Thẩm duyệt thiết kế PCCC
10. Khảo sát xây dựng (phục vụ thiết kế)
11. Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công (xem Tham chiếu III.07)
12. Thẩm tra thiết kế (nếu được yêu cầu hoặc do CĐT thấy cần thiết)
13. Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (đối với CT chung cư từ cấp III, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng; CTCC từ cấp III; CTHT từ cấp III (vốn NSNN), từ cấp II (vốn khác), xử lý chất thải độc hại…)
14. Cấp Giấy phép xây dựng (nếu có)
15. Thông báo khởi công xây dựng
16. Thi công xây dựng (xem Tham chiếu III.09)
17. Nghiệm thu và bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử
18. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (đánh giá kết thúc và đánh giá tác động) (xem Tham chiếu 10)
19. Quyết toán, thanh lý các hợp đồng xây dựng (xem Tham chiếu III.11)
20. Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
21. Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng (CT chung cư từ cấp III, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng; CTCC từ cấp III, CTHT từ cấp III (vốn NSNN) từ cấp II (vốn khác), xử lý chất thải độc hại…)
22. Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án
23. Cấp giấy phép hoạt động/ Mở ngành/ Cho phép hoạt động
24. Chứng nhận quyền sở hữu công trình/ sở hữu nhà ở
25. Bảo hiểm công trình hoàn thành (nếu có), bảo hành, bảo trì công trình xây dựng
26. Đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có)
27. Lưu trữ hồ sơ (xem Tham chiếu III.12)./.
(Tham khảo thêm Tham chiếu I)
Tham chiếu I:
I.01 – Đấu giá QSDĐ
Việc đấu giá quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về đấu giá tài sản. Các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất và các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 118 Luật đất đai 2013, cụ thể:
1. Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:
…
d) Sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;
…
2. Các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất bao gồm:
…
g) Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại xã mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở;
h) Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở;
i) Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Trường hợp đất đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này mà không có người tham gia hoặc trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc đấu giá ít nhất là 02 lần nhưng không thành thì Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất mà không phải đấu giá quyền sử dụng đất.”
Điều 199 Luật đất đai 2013 quy định thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất:
“1. Điều kiện để tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất:
a) Đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đất đã được giải phóng mặt bằng, đất có tài sản gắn liền với đất mà tài sản thuộc sở hữu nhà nước;
c) Có phương án đấu giá quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.”
I.02 – Đối với dự án xây dựng nhà ở thương mại
Tại Khoản 2 Điều 22 của Luật Nhà ở quy định "Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
a) Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Đấu thầu dự án có sử dụng đất;
c) Chỉ định chủ đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư có đủ điều kiện quy định tại Điều 21 của Luật này, có quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 23 của Luật này".
Tại Điều 23 Luật Nhà ở quy định hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại gồm: "(1) Sử dụng diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp để xây dựng nhà ở thương mại.
… (4) Nhận chuyển quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai để xây dựng nhà ở thương mại".
Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại do cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; trường hợp dự án có quy mô lớn hoặc có liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của Chính phủ thì phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 170 của Luật này quyết định trước khi thực hiện lựa chọn chủ đầu tư.”
Theo quy định nêu trên, việc chỉ định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại chỉ áp dụng đối với trường hợp sử dụng diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở để xây dựng nhà ở thương mại. (trường hợp một đơn vị A đang sở hữu hợp pháp 1 khu đất không thuộc đất ở thì không được chỉ định làm CĐT để thực hiện dự án xd nhà ở trên khu đất đó)
ND 99/2015/NĐ-CP, Điều 18: Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại:
1. Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất để xây dựng nhà ở thì thực hiện lựa chọn chủ đầu tư theo quy định sau đây:
a) Đối với khu vực đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng thì lựa chọn chủ đầu tư thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; thời gian và quy trình đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về đấu giá.
Trường hợp khu đất đấu giá thuộc khu vực đã được quy hoạch để đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án thì các tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất tại khu vực này phải có đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án theo quy định tại Điều 21 của Luật Nhà ở, Khoản 2 Điều 119 của Luật Đất đai và pháp luật về kinh doanh bất động sản; tổ chức trúng đấu giá phải lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án theo quy định tại các Điều 12, 13, 15, 16 và Điều 17 của Nghị định này;
b) Đối với khu vực chưa thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng thì lựa chọn chủ đầu tư thông qua hình thức đấu thầu nếu có nhiều nhà đầu tư có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 21 của Luật Nhà ở đăng ký tham gia làm chủ đầu tư; trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đủ điều kiện quy định tại Điều 21 của Luật Nhà ở đăng ký tham gia thì chỉ định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư. Sở Xây dựng chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở quy định tại Điểm này. Thời gian và quy trình đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định lựa chọn chủ đầu tư đối với trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.
I.03 – Tổ chức đấu giá QSDĐ của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế
Bước 1 – Sơ tuyển Nhà đầu tư:
- Trên cơ sở danh mục dự án kêu gọi nhà đầu tư đã công bố, Nhà đầu tư gửi bản đăng ký nghiên cứu dự án đến UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư (theo mẫu).
- UBND tỉnh tổ chức họp nghe nhà đầu tư báo cáo ý tưởng đầu tư (thời gian tổ chức họp tối đa sau 07 ngày làm việc kể từ khi UBND tỉnh nhận được văn bản đăng ký).
- UBND tỉnh có văn bản đồng ý cho phép nghiên cứu dự án đầu tư hoặc không đồng ý (không quá 02 ngày sau khi họp).
Lưu ý: UBND tỉnh có thể cho phép nhiều nhà đầu tư cùng nghiên cứu dự án đầu tư đối với một địa điểm trong cùng thời điểm. Không chấp nhận bản đăng ký nghiên cứu dự án của nhà đầu tư nếu gửi đến UBND tỉnh sau khi hết hạn kêu gọi đầu tư đã công bố.
- Nhà đầu tư nghiên cứu dự án đầu tư: Sau khi hết hạn kêu gọi đầu tư đã công bố, nhà đầu tư phải nộp báo cáo nghiên cứu dự án đầu tư.
- Nhà đầu tư nộp hồ sơ báo cáo nghiên cứu dự án đầu tư (phụ lục đính kèm) cho UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên Môi trường và UBND cấp huyện nơi thực hiện dự án.
- UBND tỉnh tổ chức họp nghe nhà đầu tư báo cáo nội dung đề xuất của nhà đầu tư về dự án và năng lực của nhà đầu tư, cùng các nội liên quan (thời gian tổ chức họp tối đa sau 07 ngày làm việc kể từ khi UBND tỉnh nhận được báo cáo nghiên cứu dự án đầu tư).
- UBND tỉnh kết luận về năng lực của nhà đầu tư và nội dung đề xuất đầu tư dự án (sau không quá 02 ngày sau khi họp với nhà đầu tư).
Bước 2 – Lựa chọn Nhà đầu tư:
- Hội đồng định giá và đấu giá đất tỉnh tổ chức cho các nhà đầu tư đấu giá quyền sử dụng đất theo Quy chế đấu thầu quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh ban hành (không quá 05 ngày sau khi có kết luận của UBND tỉnh đối với nhà đầu tư cuối cùng); báo cáo kết quả đến UBND tỉnh và Hội đồng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
- Hội đồng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tổng hợp toàn bộ quá trình lựa chọn nhà đầu tư, thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả đấu giá quyền sử dụng đất để giao cho nhà đầu tư thực hiện dự án (không quá 05 ngày sau khi tổ chức đấu giá).
- UBND tỉnh phê duyệt kết quả đấu giá quyền sử dụng đất (không quá 03 ngày kể từ ngày nhận văn bản trình của Hội đồng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư).
- Nhà đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt trúng đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện việc nộp cho Hội đồng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư bảo đảm cam kết thực hiện dự án có giá trị bằng 2% tổng mức đầu tư tối thiểu, nhưng tối thiểu là 500 triệu đồng, tối đa là 3 tỷ đồng (sau không quá 30 ngày kể từ ngày UBND tỉnh phê duyệt kết quả đấu giá quyền sử dụng đất). Bảo đảm cam kết thực hiện dự án có hiệu lực cho đến khi dự án có khối lượng thực hiện đạt khoảng 70-80% tổng mức đầu tư đăng ký.
- Đối với dự án thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất phải hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật, nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định trình UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Bước 3 – Nhà đầu tư triển khai dự án đầu tư:
Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày phê duyệt kết quả trúng đấu giá và được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư phải làm việc với các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh để hoàn tất các thủ tục triển khai đầu tư, đảm bảo điều kiện khởi công dự án; một số công tác chủ yếu như sau:
- Lập quy hoạch chi tiết xây dựng (nếu có): tùy theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư làm việc với các cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng (Sở Xây dựng, UBND cấp huyện).
- Lập và phê duyệt dự án đầu tư: nhà đầu tư chủ động thực hiện.
- Thẩm định thiết kế cơ sở: nhà đầu tư nộp thiết kế cơ sở tại Sở Xây dựng để Sở Xây dựng chủ trì tổ chức thẩm định.
- Nộp tiền sử dụng đất, thuê đất: nhà đầu tư làm việc với Sở Tài chính.
- Thu hồi, giao đất, cho thuê đất; phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: nhà đầu tư làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Cấp phép xây dựng (nếu có): làm việc với các cơ quan quản lý cấp phép xây dựng (Sở Xây dựng, UBND cấp huyện).
I.04 – Tổ chức đấu giá QSDĐ của UBND Tỉnh Bắc Ninh
Về quyết định đấu giá quyền sử dụng đất:
1. Căn cứ hồ sơ thửa đất, khu đất đấu giá do đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất chuẩn bị và ý kiến thẩm định của cơ quan tài nguyên và môi trường, UBND cấp có thẩm quyền quyết định đấu giá quyền sử dụng đất.
2. Quyết định đấu giá quyền sử dụng đất được thể hiện bằng văn bản và có những nội dung chính sau đây:
- Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định;
- Danh mục, vị trí, diện tích thửa đất, khu đất; hạ tầng kỹ thuật, tài sản gắn liền với thửa đất, khu đất (nếu có); mục đích, hình thức và thời hạn sử dụng đất được quyết định đấu giá;
- Các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng thửa đất, khu đất đấu giá;
- Tên, địa chỉ của đơn vị được giao tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng thửa đất, khu đất.
Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, nội dung quyết định đấu giá quyền sử dụng đất còn có:
Tên dự án; hình thức đầu tư; mục tiêu đầu tư; địa điểm xây dựng; quy mô dự án; diện tích sử dụng đất; ranh giới sử dụng đất; các chỉ tiêu về quy hoạch, kiến trúc; hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng; tổng mức đầu tư dự kiến của dự án; thời gian và tiến độ thực hiện dự án; nguồn vốn; phương án quản lý, vận hành dự án; các ưu đãi đầu tư (nếu có) và các nội dung liên quan đến điều kiện của dự án đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện; nội dung liên quan đến chấp thuận đầu tư dự án phát triển nhà ở đối với dự án nhà ở và chấp thuận đầu tư dự án khu đô thị mới đối với dự án xây dựng khu đô thị mới.
3. Thẩm quyền quyết định đấu giá quyền sử dụng đất:
- UBND tỉnh quyết định đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Đất đai năm 2013;
- UBND cấp huyện quyết định đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 59 Luật Đất đai 2013.
Về điều kiện đất được đem đấu giá QSDĐ:
1. Thuộc diện nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy định này;
2. Phù hợp kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được UBND tỉnh quyết định phê duyệt;
3. Đất đã được giải phóng mặt bằng, đất có tài sản gắn liền với đất mà tài sản thuộc sở hữu nhà nước;
4. Đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Phương án đấu giá quyền sử dụng đất; quyết định đấu giá quyền sử dụng đất, giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất;
5. Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở tại đô thị, nông thôn:
Chỉ được tổ chức đấu giá sau khi đã xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật. Đối với các khu đất nhỏ lẻ, xen kẹt nếu tận dụng được hạ tầng kỹ thuật hiện có thì không phải đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhưng phải nêu cụ thể trong phương án đấu giá quyền sử dụng đất.
Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã có trách nhiệm huy động các nguồn lực xã hội, Quỹ Phát triển đất, Quỹ đầu tư phát triển… để ứng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thửa đất, khu đất đấu giá.
6. Trường hợp đấu giá đất để thực hiện dự án đầu tư:
Đã hoàn thành xong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng nhưng chưa thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; có bản vẽ chỉ giới đường đỏ và văn bản thông tin hạ tầng kỹ thuật; văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất; quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch chi tiết 1/2000 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có). Khu đất đấu giá thực hiện dự án đầu tư phải có diện tích tối thiểu từ 5.000 m2 trở lên.
Nhà đầu tư trúng đấu giá QSDĐ có trách nhiệm:
Lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định về phân công, phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng của UBND tỉnh với tổng mức đầu tư của dự án không thấp hơn mức đầu tư tối thiểu theo quy định của nhà nước; hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt; quyết toán dự án hoàn thành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện các thủ tục để thực hiện ghi thu tiền sử dụng đất, ghi chi chi phí đầu tư hạ tầng của dự án vào ngân sách nhà nước.
________________________________
Nguồn: TS. KTS. Nguyễn Dũng.
CÔNG TY CỔ PHẦN CONTECH GROUP
Sđt: 0913531718. Email: dungkts62@gmail.com
Bài viết liên quan
3 phần mềm tối ưu nhất để làm hồ sơ nghiệm thu và quản lý thi công cũng như quản lý dự án
Mọi Doanh nghiệp đều phải áp dụng công nghệ 4.0 để tối ưu hóa cho doanh nghiệp mình
Chi tiết điều chỉnh hệ số 0,9 của Thông tư 02/2020/TT-BXD cho TT09 và NĐ68 hạng mục chung và nhà tạm
2 trường hợp phải điều chỉnh chi phí chung và nhà tạm về 0,9 được Phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 tổng hợp như sau
Lợi nhuận doanh nghiệp xây dựng là bao nhiêu? vì sao phải tăng cường công cụ hỗ trợ
Chia sẻ về vấn đề lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng nằm ở đâu?
Vai trò và trách nhiệm của nhà thầu phụ trong hồ sơ chất lượng, khối lượng thanh toán
Nhà thầu phụ có phải ký vào biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu khối lượng hoàn thành hay chỉ cần nhà thầu chính ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành với tư vấn giám sát và chủ đầu tư
NĐ số 62/2016/NĐ-CP quy định thành phần các bên tham gia ký vào phiếu Kết quả thí nghiệm vật liệu
Theo Phụ lục III của Nghị định số 62/2016/NĐ-CP Phiếu kết quả thí nghiệm do tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng lập được phần mềm Nghiệm thu xây dựng 360 tổng hợp
Thi công bê tông đầm lăn, ưu nhược điểm của bê tông đầm lăn.
Về định nghĩa, dựa vào thành phần cấu tạo, bê tông đầm lăn là loại bê tông nghèo xi măng.
KHOẢNG CÁCH HỢP LÝ GIỮA CÁC CỘT BÊ TÔNG CỐT THÉP NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ?
Cột là kết cấu chính trong kết cấu chịu lực của công trình. Cột chịu tất cả các lực trong nhà vì thế nên cần tính toán khoảng cách giữa các cột sao cho hợp lý.
BÊ TÔNG CỐT THÉP LÀ GÌ? ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM
Bê tông cốt thép là bê tông có chứa các thanh thép, tấm hoặc sợi nhúng để tăng cường vật liệu.