QUYỂN 6: TIÊU CHUẨN VẬT LIỆU VÀ CẤU KIỆN XÂY DỰNG - Phần 2
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
1.1. Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu chung, trình tự nhận và giao máy xây dựng và tổng thành của chúng trong sửa chữa lớn. Tiêu chuẩn này áp dụng thống nhất trong toàn ngành xây dựng.
Đối với các loại ôtô dùng trong ngành xây dựng việc nhận và giao trong sửa chữa lớn phải tuân theo "Điều lệ nhận phương tiện và tổng thành ôtô vào sửa chữa lớn'' do Bộ Giao thông vận tải ban hành.
1.2. Khi đưa máy vào sửa chữa lớn, bên có máy và bên nhận sửa chữa máy phải tuân theo tiêu chuẩn này và TCVN 4201 : 1986, đồng thời phải kí kết hợp đồng kinh tế theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
1.3. Khi thay thế các chi tiết lắp lẫn trong máy, bên nhận sửa chữa phải bảo đảm sửa chữa, thay thế đúng với yêu cầu kĩ thuật của từng máy.
Trường hợp các chi tiết cơ bản bị hỏng không còn khả năng sửa chữa, bên nhận sửa chữa muốn thay đổi phải được sự thoả thuận của bên có máy.
2.1. Các máy đưa vào sửa chữa lớn theo kế hoạch đã duyệt cần tuân theo các quy định trong TCVN 4201 : 1986
2.2. Các máy chưa đến định kỳ sửa chữa lớn nhưng máy không còn khả năng làm việc, khi nhận vào sửa chữa lớn, bên có máy và bên nhận sửa chữa phải cùng nhau lập biên bản xác nhận tình trạng kĩ thuật của máy (phụ lục 1).
2.3. Đối với các máy bị hư hỏng đột xuất, khi vào sửa chữa lớn phải có biên bản hỏng máy (phụ lục 2).
Việc nhận sửa chữa máy hư hỏng do sự cố gây ra phải căn cứ vào tình trạng thực tế và khả năng của cơ sở sửa chữa máy mà quyết định tiếp nhận máy vào sửa chữa lớn.
2.4. Bên có máy phải làm sạch bên ngoài máy và tổng thành khi đưa vào sửa chữa lớn.
2.5. Các máy vào sửa chữa lớn phải còn đầy đủ các bộ phận lắp ráp trong dạng đồng bộ.
Đối với máy bánh hơi và ôtô phải tự chạy đến xưởng.
2.6. Máy đưa vào sửa chữa lớn cho phép thiếu 10% số lượng chi tiết bắt chặt so với tổng số chi tiết đã quy định trong kết cấu máy và được phép thiếu một số chi tiết nhỏ của máy.
Chú thích: Chi tiết bắt chặt bao gồm: Bulông, ốc vít, gu-rông...
Chi tiết nhỏ bao gồm: nắp két nước, nắp thùng nhiên liệu, móc kéo ca bô, tay nắm cần số...
2.7. Các tài liệu kĩ thuật sử dụng của máy phải được đưa đồng thời cùng với máy khi vào sửa chữa lớn.
2.8. Các cơ sở sữa chữa có quyền không nhận máy vào sữa chữa nếu bên có máy không tuân theo các điều 2.3, điều 2.5 và điều 2.7 quy định trong tiêu chuẩn này.
2.9. Đối với các máy có chi tiết cơ bản bị hư hỏng ngoài quy định trong tài liệu của nhà chế tạo hoặc máy bị hư hỏng do sự cố gây ra thì việc nhận máy vào sửa chữa lớn phải được sự thoả thuận giữa bên nhận sửa chữa và bên có máy.
3.1. Khi đưa máy vào sửa chữa lớn, bên có máy phải bàn giao các tài liệu sau: Lí lịch máy và các tài liệu kĩ thuật sử dụng của máy;
- Biên bản xác định tình trạng kĩ thuật trước khi ngừng máy để đưa vào sửa chữa lớn;
- Nếu máy bị sự cố thì phải có biên bản hỏng máy;
3.2. Khi nhận máy vào sửa chữa lớn, bên nhận sửa chữa phải tiến hành:
- Kiểm tra và xem xét bên ngoài máy;
- Kiểm tra các văn bản quy định trong điều 3.1 và các văn bản gốc theo lý lịch máy.
3.3. Khi tiếp nhận máy vào sửa chữa lớn, bên nhận sửa chữa và bên có máy phải lập biên bản nhận máy vào sửa chữa lớn.
4.1. Máy và tổng thành sau sửa chữa lớn phải đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật cho từng loại máy được quy định trong các tài liệu kỹ thuật sử dụng.
4.2. Bên nhận sửa chữa máy không được cải tiến thay thế khác với kết cấu ban đầu của nhà chế tạo, trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép.
Những thay đổi khác với kết cấu ban đầu của máy hoặc tổng thành đều phải ghi vào lý lịch máy và có hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa.
4.3. Bên nhận sửa chữa máy phải ghi đầy đủ quy cách kĩ thuật của các chi tiết cơ bản và phụ tùng chủ yếu đã thay thế hoặc phục hồi sửa chữa vào lí lịch máy.
4.4. Các máy sau khi đã sửa chữa xong đều phải tiến hành chạy thử theo các chế độ thử đã quy định trong tài liệu kĩ thuật của từng máy.
Bên nhận sửa chữa máy tiến hành nghiệm thu giao nhận máy đã thử nghiệm và ghi kết quả thử vào lí lịch máy.
4.5. Máy sau khi đã sửa chữa xong phải được bên nhận sửa chữa đổ đầy đủ nhiên liệu, dầu mỡ đúng theo tiêu chuẩn quy định cho từng kiểu máy.
4.6. Đối với máy và tổng thành sau sửa chữa lớn mà phải vận chuyển theo các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, bên có máy phải tháo hết nhiên liệu dầu bôi trơn nhưng phải ghi rõ vào máy và tổng thành: "chưa có dầu".
4.7. Máy và tổng thành sau khi đã sửa chữa xong, bên nhận sửa chữa máy phải chịu trách nhiệm bảo quản máy theo đúng tiêu chuẩn quy định.
5.1. Khi giao máy sau sửa chữa lớn, bên nhận sửa chữa phải lập biên bản bàn giao máy.
5.2. Trước khi bàn giao máy, ngoài những nội dung đã quy đinh tại điều 4.3 của tiêu chuẩn này, bên nhận sửa chữa phải ghi vào lí lịch máy những nội dung sau:
- Tên cơ sở chữa máy;
- Tên và số đăng kí máy vào sửa chữa lớn;
- Thời gian tiến hành sửa chữa máy.
5.3. Khi giao máy sửa chữa lớn, bên có máy phải tiến hành:
- Kiểm tra các tài liệu kĩ thuật, lí lịch máy, biên bản nghiệm thu máy và tổng thành sau sửa chữa lớn;
- Kiểm tra tình trạng kĩ thuật bên ngoài của máy. Nếu bên có máy phát hiện máy sửa chữa chưa đạt tiêu chuẩn kĩ thuật hoặc không đúng với các điều khoản trong hợp đồng đã được hai bên thoả thuận khi nhận máy vào sửa chữa thì bên nhận sửa chữa máy phải tiếp tục sửa chữa bổ sung;
- Kiểm tra và kí nhận biên bản bàn giao máy sau sửa chữa lớn.
6.1. Bên nhận sửa chữa máy phải đảm bảo chất lượng máy đã được sửa chữa theo tiêu chuẩn quy định trong tài liệu kĩ thuật cho máy sau sửa chữa lớn.
6.2. Bên nhận sửa chữa máy chịu trách nhiệm bảo hành máy trong thời hạn máy được bảo hành và thời hạn máy làm việc được bảo hành theo quy định trong biên bản giao, nhận máy trong sửa chữa lớn.
6.3. Thời gian bảo hành máy tính từ khi bên có máy nhận máy sau sửa chữa lớn.
6.4. Thời gian máy làm việc được bảo hành tính từ khi bắt đầu đưa máy đã được sửa chữa lớn vào sử dụng và phải tuân theo TCVN 4204 : 1986 .
6.5. Trong thời gian bảo hành, nếu máy bị hỏng do bên có máy không tuân thủ các quy định chạy rà trơn máy theo các chế độ đối với máy sau sửa chữa lớn thì bên nhận sửa chữa không phải sữa chữa lại. Thời gian bảo hành máy được kéo dài tương ứng với thời gian ngừng máy để sửa chữa lại.
Phụ lục 1
Bộ (Cơ quan ngang bộ)... Nhà máy sửa chữa........... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Ngày.........tháng.........năm...... |
BIÊN BẢN KIỂM TRA TÌNH TRẠNG KĨ THUẬT CỦA MÁY KHI GIAO NHẬN TRONG SỬA CHỮA LỚN
Tên máy (tổng thành) và kí hiệu, mã hiệu: ..............................................................................
Nước sản xuất: .........................................................................................................................
Số đăng ký máy: ......................................................................................................................
Số động cơ: .................................................... Số khung: ..................................................
Tên cơ quan quản lý máy: ......................................................................................................
Tên nhà máy sửa chữa: ............................................................................................................ Ngày............tháng..........năm.........nhận (giao) máy: ..............................................................
Máy vào theo định kì hay đột xuất: .........................................................................................
Số giờ đã làm việc kể từ kì sửa chữa lớn lần trước (hoặc từ lúc bắt đầu sử dụng nếu là máy mới): ......................................................................................................................................
Thời gian bảo hành máy:........................................................................................................
I- Tình trạng kĩ thuật:.
Động cơ: ................................................................................................................................
Hệ truyền động: .....................................................................................................................
Hệ di chuyển: .........................................................................................................................
Hệ thống điều khiển máy: .......................................................................................................
Thiết bị điện: ..........................................................................................................................
Khung bệ, ca bin:....................................................................................................................
Các bộ phận khác: ...................................................................................................................
II - ý kiến của cán bộ kiểm tra kĩ thuật: ..................................................................................
III - Kết luận: ..........................................................................................................................
Thợ điều khiển máy Cán bộ kiểm tra Bên có máy Bên nhận sửa chữa máy
(Họ tên, chức vụ) (Họ tên, chức vụ) (Họ tên, chức vụ) (Họ tên, chức vụ)
Phụ lục 2
Bộ (Cơ quan ngang bộ)... Nhà máy sửa chữa........... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Ngày.........tháng.........năm...... |
BIÊN BẢN HỎNG MÁY
1. Thành phần: .........................................................................................................................
Chủ tịch hội đồng giám định kĩ thuật (Giám đốc hoặc phó giám đốc cơ quan quản lí máy) :
..................................................................................................................................................
Các uỷ viên hội đồng: ..............................................................................................................
Trưởng hoặc phó phòng (ban) quản lí cơ giới: .......................................................................
Trưởng hoặc phó phòng (ban) bảo vệ cơ quan quản lý máy: .................................................
Công nhân bên vận hành máy: ...............................................................................................
Thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng trực tiếp quản lí máy: ...........................................................
Có mặt công nhân vận hành máy bị hư hỏng: .........................................................................
2. Tình trạng kĩ thuật của máy:
Tên và kí hiệu máy:..................................................................................................................
Số đăng kí máy: .......................................................................................................................
Nước sản xuất : .......................................................................................................................
Thời gian máy bắt đầu đưa ra sử dụng ( máy mới nhập hoặc máy sau sửa chữa lớn ):
Số giờ làm việc đến lúc xảy ra hư hỏng :.................................................................................
Thời gian và địa điểm xảy ra hư hỏng máy:.............................................................................
Nội dung hư hỏng:....................................................................................................................
Nguyên nhân:...........................................................................................................................
Kết luận của hội đồng giám định kĩ thuật :..............................................................................
Chữ kí
(Ghi rõ họ tên, chức vụ từng thành phần
Hội đồng giám định kĩ thuật )
Bài viết liên quan