• Đăng nhập
Menu
  • Trang chủ
  • Đặt hàng
  • Khuyến mãi
  • Sản phẩm
  • Hỗ trợ
  • Hướng dẫn
    • Nghiệm thu xây dựng
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
    • Dự toán
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
    • Quản lý dự án
      • Video hướng dẫn
      • Bài viết hướng dẫn
  • Đào tạo
    • Online
    • Offline
  • Tin hoạt động
  • Liên hệ

Danh mục

  • Tái bản quyền
  • Hướng dẫn sử dụng thử full bản quyền
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Tải Biểu mẫu - Nhật ký
  • Hướng dẫn lập hồ sơ
  • Tiêu chuẩn
  • Định mức
  • Tải về tiện ích
  • Hướng dẫn Quản Lý Dự Án

Bộ phận bán hàng

  • Ms Thúy

    SĐT: 0787 64 65 68

    Zalo: 0971 954 610

  • Mr Hòa

    SĐT: 0975 866 987

    Zalo: 0975 866 987

  • Mr Quyết

    SĐT: 098 884 9199

    Zalo: 098 884 9199

Danh sách đại lý

  • Hà Nội

    Nguyễn Thúy
    SĐT: 0787 64 65 68
  • Thành phố Hồ Chí Minh

    Dương Thắng
    SĐT: 090 336 7479

Support online

  • Bộ phận
    kinh doanh
  • Hỗ trợ
    kỹ thuật
  • Chăm sóc
    khách hàng
  • Góp ý
    dịch vụ
Chăm sóc khách hàng: 0787 64 65 68

Bộ phận kinh doanh

  • Ms Thúy

    0787 64 65 68

  • Mr Hòa

    0975 866 987

  • Mr Quyết

    098 884 9199

Tại sao Metadata là yếu tố cốt lõi trong BIM và CDE theo ISO 19650?

Metadata là gì trong mô hình BIM?

   Nghe nhiều về Metadata trong công nghệ BIM 3D nhưng bạn chưa biết nó là gì thì đây đúng là nội dung của bạn. Vì điều làm nên giá trị thực sự của BIM không chỉ là hình ảnh mô phỏng, mà là "thông tin đi kèm" phía sau mỗi chi tiết trong mô hình đó. Thông tin này gọi là metadata.

   Hiểu đơn giản, metadata giống như "hồ sơ lý lịch" của từng phần trong công trình: một cái cột không chỉ hiện lên với hình dạng và kích thước, mà còn có thông tin về vật liệu, ngày tạo, ai thiết kế, đã được duyệt hay chưa, hay nằm ở tầng nào.

Metadata là thông tin ẩn, giúp phần mềm:

- Quản lý và tra cứu dữ liệu, Phân loại cấu kiện, Kiểm soát công việc chính xác, tự động.

Chi tiết metadata trong BIM

Hiểu đơn giản về metadata trong BIM là gì?

   Bạn hãy tưởng tượng trong bản vẽ 3D của một công trình có một cái cột bê tông. Mắt thường của chúng ta chỉ thấy cái cột đó có hình trụ đứng, màu xám, nằm ở một vị trí nào đó trong công trình – đó chính là phần hình ảnh (hình học) của mô hình.

   Nhưng phía sau cái cột đó, phần mềm còn lưu rất nhiều thông tin ẩn, như:

- Đây là cột (chứ không phải tường, sàn hay dầm)

- Làm bằng bê tông loại C30 (mác bê tông, độ chịu lực cao)

- Chiều cao: Cao 3,5 mét

- Tình trạng: Đã được phê duyệt

- Phiên bản hiện tại là lần thứ mấy đã sửa hoặc cập nhật (ví dụ C01)

- Do công ty TBT Vietnam tạo và đưa vào mô hình

   Những thông tin như vậy được gọi là metadata, tức là siêu dữ liệu – nghĩa là các thông tin mô tả về đối tượng đó, chứ không phải bản thân hình dạng của nó.

Hiểu đơn giản về metadata trong BIM là gì

Tầm Quan Trọng của Metadata trong BIM và CDE?

   Bình thường, người ta nhìn vào mô hình thì chỉ thấy hình ảnh 3D, nhưng phần mềm BIM sẽ “nhìn” vào metadata để hiểu rõ đối tượng đó là gì. Ví dụ:

+ Khi cần thống kê bao nhiêu cột bê tông loại C30 trong công trình → metadata sẽ giúp phần mềm lọc ra nhanh chóng.

+ Khi cần kiểm tra tiến độ phê duyệt của các cấu kiện → chỉ cần xem metadata trạng thái.

+ Khi cần in bản vẽ hay xuất danh sách để thi công, bảo trì → phần mềm dựa vào metadata để xử lý chính xác.

Nói cách khác: Nếu phần mô hình 3D là “thân xác” thì metadata chính là “hồ sơ lý lịch” – và chính nhờ hồ sơ này, các hệ thống quản lý, giám sát, thi công mới có thể hoạt động thông minh, nhanh chóng và không sai sót.

Các nhóm metadata phổ biến trong BIM

   Trong quá trình triển khai BIM, metadata thường được chia thành các nhóm chính sau đây:

Nhóm

Ví dụ

Thông tin phân loại

Loại cấu kiện (cột, dầm, sàn...), nhóm vật liệu, hệ thống kỹ thuật

Thông số kỹ thuật

Kích thước, vật liệu, trọng lượng, lớp hoàn thiện

Thông tin quản lý

Mã hiệu, mã tài sản, trạng thái tài liệu (WIP, Shared, Published), phiên bản

Lịch sử & trách nhiệm

Ngày tạo, người tạo, ngày sửa, đơn vị phụ trách

Dữ liệu sử dụng

Vị trí lắp đặt, bảo trì, lịch sử vận hành

Metadata trong CDE – Chuẩn hóa theo ISO 19650

   Khi dự án áp dụng CDE (Common Data Environment) – Môi trường dữ liệu chung, việc quản lý metadata càng trở nên quan trọng. Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 19650, metadata giúp:

+ Lọc và tìm kiếm tài liệu dễ dàng

+ Phân loại thông minh theo từng chuyên ngành

+ Tự động kiểm soát truy cập và phê duyệt

+ Kết nối thông tin xuyên suốt toàn bộ vòng đời dự án

Bảng cấu hình metadata mẫu theo ISO 19650

   Bảng này trình bày các trường metadata cơ bản thường dùng trong BIM và CDE, giúp gắn thông tin chuẩn hóa cho từng tài liệu hoặc mô hình trong dự án. Mỗi trường đều có ý nghĩa rõ ràng và ví dụ minh họa cụ thể, từ mã dự án, khu vực, tầng lầu, chuyên ngành đến trạng thái phát hành và mục đích sử dụng. Việc sử dụng đúng metadata giúp phần mềm dễ dàng lọc, tìm kiếm, phân loại và kiểm soát toàn bộ tài liệu trong môi trường số hóa

Trường Metadata

Ý Nghĩa

Ví dụ

ProjectCode

Mã dự án theo quy ước

BTCT2025

Zone

Khu vực trong dự án

A2

Level

Tầng hoặc cao trình

L03

Discipline

Chuyên ngành thiết kế (Kiến trúc, Kết cấu, MEP...)

STR

Type

Loại tài liệu (bản vẽ, mô hình, tài liệu kỹ thuật...)

DRW

Role

Vai trò người tạo (Chủ trì, kiểm tra, phê duyệt...)

LEAD

Classification

Hệ thống phân loại theo chuẩn (UniClass, OmniClass...)

UniClass_21.4

Status

Trạng thái phát hành (WIP, Shared, Published, Archived)

Shared

Revision

Phiên bản chỉnh sửa tài liệu

C01

FileName

Tên file chuẩn theo cấu trúc ISO 19650

BTCT2025-A2-L03-STR-DRW-LEAD-Shared-C01.ifc

DateCreated

Ngày tạo tài liệu

20/04/2025

Author

Người hoặc công ty phụ trách

TBT VietNam

PurposeOfIssue

Mục đích phát hành (Review, Approval, Tender...)

Approval

Vì sao metadata lại quan trọng với doanh nghiệp xây dựng?

   Trong môi trường xây dựng truyền thống, thông tin hay bị thất lạc, trùng lặp, hoặc không đồng bộ giữa các bên. Metadata đóng vai trò là "bộ định danh và định vị" giúp doanh nghiệp:

- Quản lý thông tin có cấu trúc, đồng nhất giữa tất cả các bên tham gia

- Tìm kiếm tài liệu nhanh, không bị nhầm lẫn giữa hàng trăm file

- Kiểm soát phiên bản và trạng thái tài liệu, tránh sử dụng sai bản vẽ cũ

- Tự động hóa quy trình phê duyệt, gắn quy trình theo trạng thái WIP → Shared → Published

- Phân quyền truy cập, đảm bảo chỉ đúng người được xem đúng tài liệu

Vì sao metadata lại quan trọng với doanh nghiệp xây dựng

Một ví dụ đơn giản nhưng điển hình

   Bạn có 1 file bản vẽ tên là BTCT2025-A2-L03-STR-DRW-LEAD-Shared-C01.ifc. Chỉ cần nhìn vào tên file, phần mềm hoặc người dùng có thể hiểu:

+ Thuộc dự án: BTCT2025

+ Vị trí: Khu vực A2, tầng 3

+ Chuyên ngành: Kết cấu

+ Loại tài liệu: Bản vẽ

+ Trạng thái: Đã chia sẻ

+ Phiên bản: C01

+ Mục đích: Gửi để phê duyệt

Một ví dụ đơn giản nhưng điển hình

   Điều này giúp định vị tài liệu nhanh, tăng tốc độ xử lý công việc và giảm thiểu rủi ro.

Metadata hỗ trợ mạnh mẽ cho chuyển đổi số ngành xây dựng

   Metadata không chỉ là “thẻ - nhãn” thông tin, mà còn là nền tảng để chuyển đổi số thành công trong ngành xây dựng. Khi thông tin được chuẩn hóa và số hóa ngay từ đầu:

- Dữ liệu dễ dàng tích hợp với các phần mềm khác: quản lý dự án, tiến độ, chi phí

- Giúp lập hồ sơ hoàn công nhanh chóng, chính xác

- Phục vụ bảo trì, vận hành công trình suốt vòng đời tài sản

Tối ưu metadata với phần mềm BIM & CDE chuẩn ISO 19650

   Hiện nay, nhiều phần mềm quản lý dự án tiên tiến tại Việt Nam như Phần mềm Quản lý Dự án 360 đã hỗ trợ:

+ Tự động gắn metadata khi upload file

+ Tìm kiếm thông minh theo metadata

+ Gắn quy trình phê duyệt và phân quyền tự động

Giải pháp cho doanh nghiệp Việt

   Không cần dùng phần mềm quốc tế đắt đỏ, các giải pháp thuần Việt như QLDA 360, Quản lý dự án 360 hoàn toàn có thể tích hợp metadata theo ISO 19650 và quản lý chặt chẽ thông tin cho từng dự án, từ pháp lý đến kỹ thuật.

Metadata – Chìa khóa quản lý thông minh trong BIM và CDE

   Trong thời đại số hóa ngành xây dựng, metadata không còn là tùy chọn, mà là yêu cầu bắt buộc nếu muốn:

+ Quản lý thông tin hiệu quả

+ Kiểm soát tiến độ và chất lượng

+ Tuân thủ các tiêu chuẩn như ISO 19650

+ Đáp ứng các quy định mới như Nghị định 175/2024

   Áp dụng metadata bài bản từ khâu thiết kế đến vận hành là bước đi chiến lược cho mọi doanh nghiệp xây dựng hiện đại.

Nghĩa một số nội dung trong CDE ở trên:

- CDE (Môi trường Dữ liệu Chung) là nơi lưu trữ và chia sẻ thông tin dự án giữa các bên.

- WIP (Work in Progress) nghĩa là tài liệu đang trong giai đoạn xử lý.

- Shared - Đã chia sẻ

- Published - Đã xuất bản

- Archive - Lưu trữ

Tham khảo thêm:

- Chi tiết phần mềm Quản lý dự án 360 có tích hợp BIM - CDE: https://nghiemthuxaydung.com/phan-mem-quan-ly-du-an-360-va-lap-phap-ly-cho-cdt-voi-tu-van-qlda-tu-dong-hoa_sp3

- Khái niệm BIM là gì? xu hướng 2025 và quy định mới nhất bắt buộc tại Việt Nam: https://nghiemthuxaydung.com/Tim-hieu-BIM-la-gi-xu-huong-va-quy-dinh-Viet-Nam_p610

- Chi phí sử dụng BIM cho Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế – Tiêu chí đánh giá lựa chọn: https://nghiemthuxaydung.com/Chi-phi-BIM-CDE-tieu-chi-danh-gia-cho-chu-dau-tu_p620

- CDE trong ISO 19650: Quy trình hay giải pháp công nghệ: https://nghiemthuxaydung.com/phan-tich-cde-iso-19650-quy-trinh-hay-giai-phap_p639

______________

Thông Tin liên Hệ Công Ty TBT Việt Nam

+ Trụ sở: 122 Lê Lai, khu 4, P. Bắc Sơn, TX Bỉm Sơn, Thanh Hóa

+ VP Hà Nội: Phòng 219, CT 5B, KĐT Xa La, Thanh Trì, Hà Nội

+ VP TP.HCM: 36/31A/12, Đường số 4, KP6, Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM

+ Hotline: 0787 64 65 68 | 096 636 0702 | 091 222 466

 

Bài viết liên quan

Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án

Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án

Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án quốc gia

Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án quốc gia

Quyết định chủ trương đầu tư chương trình dự án

Quyết định chủ trương đầu tư chương trình dự án

Kết quả thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình

Kết quả thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình

Hồ sơ, nội dung, thời gian thẩm định báo cáo đầu tư công nhóm a, b, c

Hồ sơ, nội dung, thời gian thẩm định báo cáo đầu tư công nhóm a, b, c

Điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án

Điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án

Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án quốc gia.

Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án quốc gia.

Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng

Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng

Nội dung mới của Luật xây dựng số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng 2014

Nội dung mới của Luật xây dựng số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng 2014

Phần mềm Nghiệm thu xây dựng 360 tổng hợp bài viết về luật xây dựng 2020 cho bạn

Các trường hợp được Điều chỉnh giá hợp đồng theo thông tư 07/2016/TT-BXD

Các trường hợp được Điều chỉnh giá hợp đồng theo thông tư 07/2016/TT-BXD

Các trường hợp được Điều chỉnh giá hợp đồng Theo Điều 3 thông tư 07/2016/TT-BXD HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH GIÁ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

6 NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG TRONG ĐIỀU CHỈNH GIÁ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG.

6 NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG TRONG ĐIỀU CHỈNH GIÁ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG.

Nguyên tắc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng theo Điều 2 Thông tư số 07/2016/TT-BXD

Quy trình 6 bước thực hiện đấu thầu xây dựng

Quy trình 6 bước thực hiện đấu thầu xây dựng

Quản lý chất lượng 360 giới thiệu tới các bạn quy trình 5 bước thực hiện công tác đấu thầu trong xây dựng.

  • ‹
  • 1
  • 2
  • ...
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • ...
  • 13
  • 14
  • ›
  • Nghiệm Thu Xây Dựng 360 (Số: 2915/2024/QTG, MST: 8545170484)
  • Địa chỉ: Phòng 219, CT5B Khu đô thị Xa La, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
  • Hotline: 0787 64 65 68 (Phản ánh chất lượng hỗ trợ của nhân viên 090 336 7479 Mr Thắng)
  • Email: nghiemthuxaydung.qlcl@gmail.com
  • Website: nghiemthuxaydung.com

Chi nhánh

  • Thành phố Hà Nội

    Nguyễn Thúy ĐT: 0787 64 65 68
  • Thành phố Đà Nẵng

    Dương Thắng ĐT: 096 636 0702
  • Thành phố Hồ Chí Minh

    Mr Bình ĐT: 091 222 4669
Hotline: 0787646568(Phảnánhchấtlượnghỗtrợcủanhânviên0903367479MrThắng)
Facebook Youtube Zalo: 0787 64 65 68 (Phản ánh chất lượng hỗ trợ của nhân viên 090 336 7479 Mr Thắng)